Các Thuốc Trị Thận Yếu Hiện Nay và TPCN Bổ Trợ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Dùng thuốc trị thận yếu là một trong những cách trị bệnh được nhiều người ưu tiên áp dụng. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị thận yếu như thuốc cao huyết áp, thuốc kiểm soát kali máu, thuốc trị thiếu máu, thuốc bảo vệ xương khớp… Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh lý đi kèm là gì mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

thuốc trị thận yếu
Dùng thuốc trị thận yếu giúp kiểm soát làm giảm các triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng và bảo tồn chức năng thận

Bị thận yếu nên uống thuốc gì?

Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng lọc và đào thải cặn bã, độc tố, nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn giúp điều hòa nồng độ các chất điện giải, sản sinh hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể và kiểm soát huyết áp. Vì vậy, thận yếu là tình trạng các chức năng thận này bị suy giảm. 

Thận yếu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ các bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận, ung thư thận… mà còn là yếu tố góp phần gây ra các vấn đề rối loạn sinh lý, giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, di tinh, mộng tinh…, rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng… 

Bệnh thận yếu là dấu hiệu cảnh báo biến chứng suy thận nghiêm trọng, gây mất hoàn toàn chức năng thận, tăng nguy cơ tử vong hoặc người bệnh bắt buộc phải ghép thận, chạy thận hoặc lọc máu cả đời để duy trì sự sống. Có thể thấy những hệ lụy của tình trạng thận yếu rất đáng lo ngại, vì vậy người bệnh cần tập trung điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm để dứt điểm bệnh nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng. 

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]
thuốc trị thận yếu
Thận yếu là một dạng suy giảm chức năng lọc và đào thải độc tố của thận

Đối với điều trị thận yếu thì dùng thuốc là biện pháp luôn được ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn, kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh ở giai đoạn nào và có bệnh lý nào đi kèm hay không mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. 

Dưới đây là một số loại thuốc trị thận yếu thường được bác sĩ chỉ định sử dụng:

1. Thuốc điều hòa huyết áp 

Hầu hết những người mắc bệnh thận nói chung đều đi kèm tình trạng tăng huyết áp và bệnh thận yếu cũng vậy. Việc sử dụng nhóm thuốc này nhằm mục đích làm hạ huyết áp xuống mức ổn định và kiểm soát duy trì chức năng thận. Một số loại thuốc điều hòa huyết áp thường dùng chủ yếu là thuốc ức chế thụ thể angiotensin II hoặc thuốc ức chế men chuyển (ACE), ức chế Beta, ức chế canxi, lợi tiểu… 

thuốc trị thận yếu
Thuốc điều hòa huyết áp giúp hạ huyết áp nhanh chóng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến chức năng thận
  • Amlodipin: Đây là loại thuốc có chứa dẫn chất của dihydropyridin thuộc nhóm chống cao huyết áp, đau thắt tức ngực và chất đối kháng kenh calci. Thuốc giúp chẹn calci qua các màng tế bào, hạ huyết áp thông qua việc làm giãn cơ trơn xung quanh động mạch ngoại biên, ức chế kênh calci loại L. Vì vậy, thuốc Amlodipin vừa có công dụng hạn huyết áp vừa giúp phòng ngừa đau tức ngực. 
  • Atenolol: Đây là thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm Antenolol, là dẫn xuất của benzenacetamid. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt chất catecholamin làm giảm tâm lý căng thẳng, hạ huyết áp và duy trì chức năng thận. Atenolol thường được dùng cho người mắc bệnh thận yếu mức độ nhẹ, bên cạnh đó, thuốc này còn được dùng phổ biến trong điều trị nhồi máu cơ tim. 
  • FelodipinThuốc có tác dụng điều trị và phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp do thận yếu, thận hư. Tuy nhiên, chống chỉ định sử dụng với những trường hợp có triệu chứng đau thắt tức ngực, hẹp động mạch chủ, suy tim, sốc tim… 

Lưu ý, sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp để điều trị thận yếu, người bệnh cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng sức khỏe. 

2. Thuốc lợi tiểu

Người bệnh dùng thuốc trị thận yếu không thể nào không nhắc đến nhóm thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này được xếp vào danh sách các nhóm thuốc được đánh giá cao khi đem lại hiệu quả cao trong trị bệnh thận yếu và được chỉ định dùng trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn.

Bác sĩ thường chỉ định sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide cho người mắc bệnh thận yếu giai đoạn nhẹ và trung bình, người bị tăng huyết áp hoặc tăng calci niệu không rõ nguyên nhân. Thuốc gây tác động trực tiếp đến chức năng thận và phát huy tác dụng nhờ khả năng ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- (vị trí đồng vận chuyển). Đồng thời, thuốc còn thải trừ Na+ và Cl- với tỷ lệ tương đương nên nhóm thuốc Thiazide còn được gọi là thuốc thải trừ muối. 

thuốc trị thận yếu
Thuốc lợi tiểu Thiazide là một trong những nhóm thuốc trị thận yếu dùng phổ biến cho những trường hợp bệnh nhẹ và trung bình

Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide được dùng phổ biến như Furosemide, Metolazone, Hydrochlorothiazide, Indapamide… Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mất nước, rối loạn nồng độ chất điện giải, tiểu nhiều, màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…

Ngoài ra, một số trường hợp suy thận nhẹ khác cũng có thể dùng thuốc lợi tiểu thuộc nhóm kháng aldosteron như spironolactone (aldactone, verospirone) hoặc phối hợp với furosemide. Trường hợp bị thận yếu nặng chỉ dùng furosemide. Trong đó, liều dùng cơ bản của Verospirone là 25mg/ ngày, còn Furosemide là 20mg/ ngày. Tùy theo khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh mà điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. 

3. Thuốc chống thiếu máu

Thận yếu gây suy giảm chức năng lọc máu của thận, từ đó gây thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử thuốc giúp bổ sung hormone erythropoietin có chứa hàm lượng sắt cao hoặc dùng trực tiếp viên uống bổ sung sắt nhằm kích thích cơ thể sản sinh nhiều hồng cầu, chống thiếu máu và giảm các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể. 

Bên cạnh 2 loại thuốc này, người bệnh thận yếu cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc khác như viên uống thực phẩm chức năng chứa vitamin C, axit folic… 

4. Thuốc cân bằng nồng độ acid uric

Người mắc bệnh thận yếu khi được xét nghiệm sẽ thấy chỉ số acid uric tăng cao và gây ra hàng loạt những hệ lụy, triệu chứng có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, sử dụng nhóm thuốc cân bằng acid uric là điều cần thiết nhằm duy trì nồng độ ổn định, kiểm soát các triệu chứng. 

thuốc trị thận yếu
Allopurinol là thuốc cân bằng acid uric, tăng đào thải độc tố qua nước tiểu và giảm áp lực cho thận

Một số loại thuốc cân bằng acid uric thường dùng trong điều trị thận yếu như: 

  • Allopurinol hoặc Colchicine: Đây là một trong những loại thuốc thuộc nhóm cân bằng acid uric phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh gout và cả những người bị thận yếu làm tăng acid uric đột ngột. Thuốc làm giảm acid uric cả trong máu và nước tiểu, giảm quá trình lắng đọng các tinh thể acid uric ở thận, khớp, làm chậm tiến triển của bệnh. Ngoài ra Colchicine cũng có tác dụng tương tự như Allopurinol, thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh dị ứng với Allopurinol. 
  • BenzbromaroneThuốc có tác dụng thúc đẩy làm tăng quá trình bài tiết acid uric qua thận. Đây là loại thuốc dùng để điều trị gout nhưng vẫn có thể sử dụng cho người thận yếu bị tăng acid uric trong máu. Lưu ý khi sử dụng Benzbromarone cần lưu ý tuân thủ liều dùng vì có thể gây ra nhiễm độc gan, sỏi thận và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác nếu lạm dụng liều cao trong thời gian dài. 
  • Thuốc phân hủy acid urici: Thuốc này giúp làm phân hủy acid uric và đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu, từ đó làm giảm áp lực cho thận, ngăn chặn biến chứng thận yếu. 

5. Thuốc kiểm soát kali trong máu

Nhiều trường hợp tích tụ hàm lượng kali cao trong máu dẫn đến rối loạn nhịp tim, yếu cơ và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Đặc biệt, khi cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc lọc và đào thải kali ra khỏi máu bị suy giảm chức năng chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bị thận yếu sử dụng các loại thuốc natri polystyrene sulfonate (Kionex), thuốc canxi, glucose với liều lượng phù hợp để chống lại quá trình tích tụ kali trong máu. 

6. Thuốc giảm cholesterol máu

Người bệnh thận yếu thường có hàm lượng cholesterol xấu cao, từ đó dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là chứng xơ vữa động mạch gây khó khăn trong việc lấy máu để tiến hành lọc hoặc ghép thận khi bệnh nặng. Vì vậy, để làm giảm lượng cholesterol máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Statin. Thuốc này không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn hỗ trợ kiểm soát duy trì chỉ số huyết áp ổn định, bảo tồn chức năng thận.

thuốc trị thận yếu
Statin là thuốc làm giảm cholesterol máu, kiểm soát huyết áp và bảo tồn chức năng thận

Hiệu quả của loại thuốc này phụ thuốc rất lớn vào thời điểm dùng thuốc. Tùy theo dạng bào chế ở các liều khác nhau cũng như dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại statin phù hợp. Nếu người bị thận yếu chưa có hoặc có ít các vấn đề tim mạch sẽ được dùng liều khởi đầu thấp hoặc loại statin có tác dụng ngắn. Ngược lại, với người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao sẽ phải dùng loại statin liều cao hoặc statin có tác dụng dài. 

Hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc statin đều ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thay vào đó là một số tác dụng phụ mức độ nhẹ như mệt mỏi, đau cơ, chuột rút, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy… 

7. Thuốc bảo vệ chức năng xương khớp

Suy giảm chức năng xương khớp, tăng nguy cơ mắc một số bệnh về xương như loãng xương, gãy xương, nhuyễn xương… là những biến chứng thường gặp của bệnh thận yếu. Lúc này người bệnh cần phải bổ sung canxi, vitamin D hoặc dùng thuốc có chứa chất kết dính phosphat (như muối magnesi, calci, nhôm hoặc lanthanum) để tạo thành một hợp chất không hòa tan, làm giảm sự hấp thu phosphat trong máu, từ đó bảo vệ mạch máu khỏi những tác động tiêu cực do quá trình vôi hóa, lắng đọng canxi. 

Thuốc thường được dùng chung với các bữa ăn chính hoặc phụ, ưu điểm của thuốc là giữ cho phosphat trong thức ăn không đi vào máu. Một số loại thuốc giảm phosphat phổ biến thường dùng như: 

  • Alucaps, Basaljel chứa chất kết dính phosphat là muối nhôm; 
  • Calcochew, Titralac chứa chất kết dính phosphat là Calci carbonat; 
  • Lenal Ace PhosLo chứa chất kết dính phosphat là Calci axetat; 
  • Renagel, Renvela chứa chất kết dính phosphat là Sevelamer hydrochloride; 
  • Fosrenol chứa chất kết dính phosphat là Lanthan carbonat. 

8.  Thuốc dung dịch làm tăng áp lực keo

Thuốc dung dịch keo là một trong những loại thuốc dùng được dùng phổ biến cho người bị thận yếu. Thuốc có chứa các phân tử lớn khó có thể di chuyển ra khỏi các khoang mạch máu, từ đó tạo ra một lực thẩm thấu hay còn gọi là áp suất thẩm thấu keo làm tăng sự giữ nước, giảm thất thoát các dưỡng chất qua nước tiểu.

Loại dung dịch làm tăng áp lực keo thường dùng là dung dịch Albumin. Đây là các chế phẩm đã được xử lý nhiệt từ albumin huyết thanh ở người dưới nhiều dạng gồm dung dịch 5% (50g/l) và 25% (250g/L) trong NaCL 0.9%. Đối với người bị thận yếu, có triệu chứng phù nhiều với lượng albumin máu dưới 25g/L sẽ được dùng Albumin 20% hoặc 25% trong lọ 50ml và 100ml. Còn trường hợp chỉ số albumin trên 25g/L có thể dùng Albumin 20% loại 100ml. 

9. Một số thuốc đặc trị

Bên cạnh các loại thuốc vừa kể trên thì người bị thận yếu do mắc một số bệnh lý về thận như viêm thận, viêm thận Lupus hay hội chứng thận hư… bắt buộc phải sử dụng thuốc đặc trị sau: 

Corticoid

Một số loại thuốc corticoid phổ biến thường dùng gồm: prednisone, prednisolone, methylprednisolone… Liều dùng cơ bản như sau:

thuốc trị thận yếu
Phác đồ điều trị thận yếu bằng thuốc Corticoid gồm một số loại phổ biến như prednisone, prednisolone, methylprednisolone…
  • Liều tấn công: Prednisolone 5mg với liều 1 – 2 mg/kg/ngày trong vòng 1 – 2 tháng. Uống trước 8h sáng sau khi đã ăn no. Lưu ý ở liều tấn công không dùng prednisolone vượt quá 80mg/ ngày. 
  • Liều củng cố: Liều này được chỉ định khi có kết quả âm tính protein niệu trong 24h. Dùng prednisolone 5mg dùng liều 0.5 mg/kg/ngày. Sử dụng kéo dài trong vòng 4 – 6 tháng. 
  • Liều duy trì: Dùng Prednisolone từ 5 – 10mg/ ngày, dùng cách ngày và có thể sử dụng nhiều năm. 

Lưu ý: Song song với việc sử dụng phác đồ thuốc Corticoid, người bệnh cần thường xuyên theo dõi và thăm khám để sớm phát hiện các biến chứng về huyết áp, tiêu hóa, nhiễm khuẩn, đái tháo đường, rối loạn tâm thần… có thể xảy ra. 

Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch

Trường hợp người bệnh không đáp ứng với phác đồ dùng corticoid, tình trạng thận yếu ngày càng nghiêm trọng, tái phát triệu chứng thường xuyên và kèm theo nguy cơ suy thận sẽ được thay thuốc bằng một số loại thuốc giảm miễn dịch như:

  • Cyclophosphamide (50mg)Dùng liều cơ bản từ 2 – 2.5mg/kg/ tuần liên tục trong vòng 4 – 8 tuần. Sau đó khi chỉ số protein niệu âm tính thì dùng liều duy trì 50mg/ ngày trong vòng 4 – 8 tuần tiếp theo. Trong quá trình sử dụng cần theo dõi kỹ lượng bạch cầu và đảm bảo không dưới 4.5giga/ lít. 
  • Azathioprine (50mg): Dùng liều cơ bản từ 1 – 2mg/ kg/ ngày. 
  • Chlorambucil (2mg)Dùng liều cơ bản từ 0.15 – 0.2mg/ kg/ ngày trong vòng 4 – 5 tuần. Sau đó giảm liều dần xuống và duy trì ở mức 0.1mg/ kg/ ngày. 
  • Mycophenolate mofetil (250mg hoặc 500mg): Dùng liều cơ bản từ 3 – 5mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần và dùng kéo dài trong vòng 6 – 12 tháng. 
  • Cyclosporine A (25mg, 50mg hoặc 100mg)Dùng liều cơ bản từ 3 – 5mg/kg/ ngàym chia làm 2 lần, dùng liên tục trong vòng 6 – 12 tháng. 

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng nhóm thuốc ức chế miễn dịch, nếu xảy ra các tác dụng phụ không thể dự phòng được cần phải tiến hành sinh thiết thận để có bước điều trị tiếp theo. 

Thuốc điều trị biến chứng

  • Đối với biến chứng nhiễm trùng sẽ được lập kháng sinh đồ sử dụng loại thuốc kháng sinh với liều phù hợp. 
  • Trường hợp dự phòng trước được các biến chứng về hệ tiêu hóa, xương khớp có thể chỉ được chỉ định kết hợp dùng thêm các loại thuốc Tây chống viêm loét dạ dày, thuốc chống loãng xương… 

Những phương pháp điều trị, chăm sóc, phòng ngừa thận yếu khác

Dùng thuốc trị thận yếu là biện pháp giúp nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và đây không phải là cách để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tùy theo từng trường hợp, nếu thận yếu mức độ nhẹ cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tái phát, còn trường hợp thận yếu đến mức suy giảm chức năng hoàn toàn cần phải tiến hành chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. 

Trong đó, một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nhằm duy trì chức năng thận được các chuyên gia khuyến khích thực hiện như:

Sử dụng TPCN bổ thận

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để trị thận yếu, người bệnh cũng nên sử dụng thực phẩm chức năng chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên nhằm bồi bổ khí huyết, cung cấp các vitamin khoáng chất cần thiết để thận hoạt động khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh lý liên quan đến thận hiệu quả. Một số loại TPCN bổ thận tốt như:

thuốc trị thận yếu
Thực phẩm chức năng bổ thận cung cấp nguồn vitamin khoáng chất thiết yếu giúp thận duy trì hoạt động khỏe mạnh
  • TPCN của Việt Nam: Sâm Nhung Bổ Thận TW3, Ích Thận Vương, Sâm Nhung Bổ Thận Nam Dược, Dưỡng Thận Khang, Thận Khí Khang, Mãnh Lực Trường Xuân
  • TPCN nước ngoài: Swanson Kiney Essentials (Mỹ), Vitatree Kidney Tonic (Úc), Kanka (Nhật Bản), Sâm Alipas Platinum (Mỹ)…

Lưu ý: Dù TPCN là sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, chiết xuất thiên nhiên an toàn lành tính nhưng người bệnh vẫn nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng, không được tự ý dùng theo cảm tính để tránh gây những rủi ro khó lường cho thận nói riêng và sức khỏe nói chung. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung là còn giúp thận khỏe mạnh, duy trì chức năng hoạt động. 

  • Tránh ăn quá mặn: Hạn chế ăn những món kho, mắm, muối chua hoặc thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều natri, chất bảo quản… Thay vào đó hãy duy trì thói quen ăn nhạt, tránh nêm nếm muối quá nhiều khi chế biến thức ăn, mỗi ngày chỉ bổ sung khoảng 5g muối/ ngày, tương đương 1 thìa cà phê muối. 
  • Tránh chọn thực phẩm có hàm lượng kali cao: Một số loại thực phẩm chứa kali cao như nho, chuối, cà chua, rau bina, khoai tây… đều có chứa hàm lượng kali cao, đặc biệt càng tăng hàm lượng này cao hơn nữa khi chúng được sấy khô, bánh mì khi nướng hoặc chiên cũng làm tăng lượng kali. Đây đều là những loại thực phẩm mà người thận yếu nên hạn chế sử dụng, thay vào đó nên chọn những thực phẩm ít kali như cà rốt, đậu xanh, bắp cải, măng tây, táo, dâu tây… 
  • Hạn chế dung nạp protein: Những người có chế độ ăn uống dư thừa đạm sẽ làm tăng nguy cơ thận yếu, suy thận do cơ quan này phải hoạt động gấp nhiều lần để lọc máu. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đảm bảo khẩu phần ăn chứa protein từ 0.8 – 1g/kg/ ngày cộng với lượng protein thất thoát ra nước tiểu. Do đó, hãy hạn chế sử dụng trứng, sữa, pho mát, đậu, thịt nạc… thay vào đó nên dùng trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, bánh mì… 
  • Hạn chế dung nạp nhiều phospho: Dư thừa phospho trong máu dễ gây ngứa ngáy da và làm suy yếu xương ở những người đang bị thận yếu. Vì vậy, hãy giảm bớt hàm lượng chất này trong một số thực phẩm mà bạn đang nạp vào cơ thể hàng ngày như bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, bơ đậu phộng, các loại hạt, sữa chua, phô mai, cá mòi, hàu, bánh mì… 
  • Tránh dùng chất kích thích: Các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích từ cà phê, thuốc lá… đều là những thứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận, từ thận yếu chuyển sang giai đoạn suy thận mạn tính nguy hiểm rất khó chữa. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tránh xa những thứ này để bảo vệ thận. 
thuốc trị thận yếu
Người mắc bệnh thận yếu cần hạn chế sử dụng muối trong chế biến thức ăn hàng ngày

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây suy yếu thận. Lưu ý nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ… và tránh tập quá sức giảm áp lực cho thận. 
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, 8 tiếng/ ngày và tránh thức khuya hay lao lực quá mức. 
  • Từ bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến thận như: nhịn tiểu, uống ít nước, quan hệ tình dục quá độ… 
  • Chủ động thăm khám khi phát hiện các triệu chứng sớm hoặc khám định kỳ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh thận yếu để được điều trị ngay từ giai đoạn đầu, phòng ngừa biến chứng. 

Tóm lại, việc sử dụng thuốc trị thận yếu đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát triệu chứng, không thể chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, bên cạnh tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc do bác sĩ chỉ định người bệnh cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và bảo tồn chức năng thận. 

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:29 - 22/09/2023
Chia sẻ:
Sự hỗn loạn, thật giả lẫn lộn của các sản phẩm tăng cường sinh lý thị trường hiện nay khiến nhiều nam giới gặp cái kết đắng, không những không hết "yếu" mà còn rước thêm bệnh vào người. Vậy, đâu là giải pháp cho nam giới khi gặp phải các vấn đề về sinh lý? Bài viết này sẽ đưa ra những giải đáp chi tiết nhất. [Đọc ngay]
“Lão Cấn - Quỳnh Búp Bê” Lấy Lại Phong Độ Thuở 20 Nhờ Bài Thuốc BÍ TRUYỀN Của Người Thái Đen “Lão Cấn – Quỳnh Búp Bê” Phục Hồi Phong Độ Nhờ Bài Thuốc BÍ TRUYỀN Của Người Thái Đen

Bước vào độ tuổi 60, nghệ sĩ Nguyễn Hải - Lão Cấn nổi tiếng trong phim "Quỳnh búp bê" dần…

Thận là gì? Thận Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo và Chức Năng Của Thận

Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống con người. Trong đó…

Các cây thuốc chữa bệnh thận yếu thông dụng

Sử dụng các cây thuốc dễ kiếm trong tự nhiên để điều trị bệnh thận yếu là phương pháp đơn…

người suy thận nên ăn trái cây gì 15 loại trái cây tốt, người bị suy thận nên ăn mỗi ngày

Ngoài sử dụng các biện pháp hỗ trợ thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng với…

Hội Chứng Thận Hư Nguyên Phát Ở Người Trưởng Thành – Thuốc dân tộc

Hội chứng thận hư nguyên phát ở người trưởng thành là một bệnh mạn tính, diễn biến đột ngột theo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua