Các thuốc điều trị bệnh Crohn mới nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh Crohn là một trong hai dạng phổ biến của bệnh viêm ruột, bên cạnh bệnh viêm loét ruột kết mạn tính. Đây là căn bệnh mạn tính tự miễn gây tác động đến niêm mạc đường ruột và đặc trưng với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, viêm loét ruột… Hiện tại, vẫn chưa có cách đặc trị dứt điểm được căn bệnh này, chủ yếu là sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn để cải thiện và ngăn chặn các triệu chứng bùng phát.

thuốc điều trị bệnh Crohn
Bệnh Crohn rất nguy hiểm và chưa có một biện pháp đặc trị nào dành cho bệnh này

Bệnh Crohn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Crohn hay còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ống tiêu hóa (tính từ miệng cho đến hậu môn). Khi mắc bệnh, những viêm nhiễm sẽ đi sâu vào từng lớp mô ruột và gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nghiêm trọng, sụt cân nhanh, suy nhược cơ thể và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Thậm chí các triệu chứng có thể diễn tiến nặng nề và trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển nhanh như:

  • Xuất hiện các lỗ rò quanh hậu môn gây đau rát.
  • Các vết viêm loét có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào từ miệng cho đến khi vực hậu môn. 
  • Viêm khớp, mắt, da
  • Viêm ống mật, viêm gan
  • Tắc ruột
  • Nứt hậu môn
  • Ung thư đại trực tràng
  • Thiếu máu, loãng xương

Trong trường hợp xấu nhất có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu các triệu chứng bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Các loại thuốc điều trị bệnh Crohn

Bệnh Crohn là căn bệnh mạn tính, đeo bám dai dẳng và có thể người bệnh sẽ phải chấp nhận sống chung với nó suốt đời. Vì hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra một biện pháp đặc trị nào có thể chữa khỏi bệnh Crohn hoàn toàn. Việc điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện lối sống lành mạnh để cải thiện triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh. 

thuốc điều trị bệnh Crohn
Sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát

Trong đó, dùng thuốc là biện pháp được ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và như mong muốn. Mục tiêu điều trị bệnh Crohn bằng thuốc là duy trì khả năng chống viêm của cơ thể. Việc sử dụng thuốc mặc được đánh giá cao nhưng hiệu quả mà nó đem lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. 

Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác nhau để giúp đơn loại thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với cơ địa và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn phổ biến hiện nay như:

1. Nhóm thuốc chống viêm

Đây là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng đầu tiên để điều trị bệnh Crohn. Một số loại thuốc trong nhóm này được bác sĩ kê đơn sử dụng phổ biến là nhóm Costicosteroid hoặc Aminosalicylat 

  • Costicosteroid

Loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này như Prednison và Budesonide. Thuốc có tác dụng kháng viêm cho cơ thể nhưng lại không có tác dụng với những người mắc bệnh Crohn. Thuốc này được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp mắc bệnh Crohn mức độ trung bình và nặng nếu không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. Costicosteroid giúp ức chế mạnh mẽ các triệu chứng lâm sàng cấp tính. 

    • Thuốc Prednison: liều dùng khoảng 40 – 60mg/ ngày. Sau khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm khoảng 2- 3 tuần, giảm liều xuống còn khoảng 5mg/ tuần cho đến liều 20mg/ ngày, sau đó giảm xuống liều thật thấp. khoảng 2.5mg/ tuần hoặc 2 tuần. 
    • Với những người mắc bệnh nặng và có dấu hiệu suy dinh dưỡng, sụt cân bắt buộc phải nhập viện và điều trị bằng thuốc Steroid truyền tĩnh mạch như hydrocortison hay methylprednisolon hay methylpresnisolon. Ban đầu có thể sử dụng liều cao, sau đó giảm dần liều xuống theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhóm thuốc Costicosteroid cũng có thể được kết hợp với nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch. 
    • Thuốc Budesonide: Đây là một loại thuốc mới hơn của nhóm Corticosteroid đem lại tác dụng trị bệnh nhanh hơn nhóm thuốc steroid truyền thống và ít tác dụng phụ. Còn Entocort EC chỉ đem lại hiệu quả trong bệnh Crohn có liên quan đến ruột non và phần đầu của ruột già. 
thuốc điều trị bệnh Crohn
Thuốc Costicosteroid giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên và

Lưu ý: thuốc Costicosteroid không được sử dụng trong thời gian dài, tối đa từ 3 – 4 tháng là đã có thể cải thiện triệu chứng bệnh. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhưu: ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, sưng mặt, mất ngủ, tăng động quá mức hoặc nghiêm trọng hơn cao huyết áp, loãng xương, gãy xương, tiểu đường tuýp 2, đục thủy tinh thể, tăng tính nhạy cảm, nhiễm trùng, đặc biệt khiến trẻ em còi cọc, chậm tăng trường.

  • Thuốc chống viêm nhóm 5 – aminosalicylates: 

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến trong nhóm này như Sulfasalazin, Mesalamine, Balsalazide, Olsalazine… Những loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ. 

    • Sulfasalazin: Liều dùng thuốc Sulfasalazin khoảng 1.5 – 2mg ngày uống 2 lần để giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng lâm sàng. Mặc dù sử dụng thuốc này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh Crohn nhưng lại đem lại một số lợi ích trong việc kiểm soát các bệnh liên quan đến ruột già. Một số tác dụng phụ của thuốc Sulfasalazin nhượ nóng, buồn nôn, nôn, đau đầu. Lưu ý không sử dụng thuốc này nếu có cơ địa dị ứng với các thành phần trong thuốc Sulfa. 
    • Mesalamine: Đây cũng là loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Crohn. Thuốc này được các chuyên gia đánh giá là có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc Sulfasalazine, tuy nhiên vẫn có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau đầu, ợ nóng… Mesalamine thường được sử dụng kết hợp với Corticosteroid đường toàn thân dành riêng cho những người bệnh không đáp ứng các liệu pháp tại chỗ. Thuốc thường được sử dụng ở dạng viên, thuốc xổ hoặc thuốc đạn tùy thuộc vào cơ quan ruột già bị ảnh hưởng. 

2. Thuốc ức chế miễn dịch

Đây là nhóm thuốc có tác dụng chính là điều hòa hệ thống miễn dịch và có một chút khả năng giảm viêm. Thuốc hoạt động thông qua cơ chế đàn áp các phản ứng miễn dịch, tình trạng viêm nhiễm cũng được kiểm soát. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến gồm:

  • Thuốc Azathioprine và Mercapxopurine

Đây là những loại thuốc ức chế hệ miễn dịch được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh viêm ruột. Sử dụng nhóm thuốc này thường mất thời gian khá lâu từ 2 – 4 tháng mới cải thiện được triệu chứng của bệnh viêm ruột nói chung và hỗ trợ chữa lành đường dò của bệnh Crohn nói riêng.

Nếu sử dụng 1 trong 2 loại thuốc này, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ như nôn, buồn nôn. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ và kiểm tra máu ví dụ như giảm sức đề kháng cùng với bệnh nhiễm trùng và viêm gan. 

thuốc điều trị bệnh Crohn
Thuốc Azathioprine thuộc nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Crohn
  • Thuốc Infliximab

Thuốc Infliximab thường được chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trong trường hợp mắc bệnh Crohn mức độ trung bình đến nặng và không đáp ứng các biện pháp điều trị khác.

Thuốc phát huy tác dụng thông qua cơ chế vô hiệu hóa protein được cơ thể sản xuất ra bởi hệ thống miễn dịch hay còn được gọi là yếu tố hoại tử khối u (TNF). Khi Infliximab vào trong cơ thể sẽ tự động tìm đến các TNF trong máu và loại bỏ chúng trước khi chúng phát triển gây ra viêm nhiễm, sau đó khởi phát bệnh Crohn. 

Lưu ý: Chống chỉ định sử dụng thuốc Infliximab với những người bị đa xơ cứng, suy tim, người có tiền sử mắc bệnh ung thư, lao, nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Thuốc Adalimumab

Thuốc Adalimumab cũng tương tự như thuốc Infliximab, đem lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh Crohn mức độ trung bình và nặng thông qua cơ chế ức chế sự hình thành của các TNF.

Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh chưa từng điều trị bằng Infliximab hoặc các biện pháp điều trị khác. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm dưới da, liên tục sử dụng hàng tuần để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh Crohn. 

Lưu ý: Sử dụng Adalimumab cần hết sức lưu ý vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các thử nghiệm trên da cho bệnh lao trước khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, một số tác dụng phụ sau khi sử dụng Adalimumab như đau nhức tại chỗ tiêm, nhiễm trùng đường hô hấp, buồn nôn, chảy nước mũi…

  • Certolizumab pegol

Đây cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến được dùng trong điều trị bệnh Crohn. Certolizumab đem lại tác dụng điều trị bệnh khả quan thông qua cơ chế ức chế pegol  TNF. Thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những người mắc bệnh Crohn mức độ trung bình và nặng hoặc những trường hợp mắc bệnh khác nhưng không đáp ứng điều trị. 

Liều dùng Certolizumab phổ biến là cứ mỗi 2 tuần tiêm 1 lần. Sau vài lần thực hiện, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả điều trị bệnh mà đưa ra liều dùng tiêu chuẩn cho 1 tháng. Quá trình sử dụng thuốc Certolizumab có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau đầu và một số các phản ứng tại chỗ. 

Lưu ý: Thuốc Certolizumab cũng tương tự như các loại thuốc ức chế chất TNF khác, dễ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên thăm khám và xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao…

  • Methotrexate

Đây là loại thuốc được kê đơn sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, vảy nến, ung thư và cả bệnh Crohn khi không đáp ứng tốt việc điều trị bằng các loại thuốc khác.

thuốc điều trị bệnh Crohn
Methotrexate giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng bệnh

Sử dụng Methotrexate liều thấp trong vòng 8 tuần hoặc hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh Crohn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, nặng hơn có thể gây viêm phổi và đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Với những trường hợp lạm dụng thuốc Methotrexate có thể hình thành sẹo gan và khởi phát bệnh ung thư. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thường xuyên tái khám định kỳ để được theo dõi chặt chẽ phát hiện các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

  • Cyclosporin

Loại thuốc này có tác dụng khá mạnh và được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bệnh gây ra lỗ rò. Thuốc giúp chữa lành đường rò nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh như Cyclosporin được cho là có khả năng gây ra tác dụng phụ như cao huyết áp, tổn thương và suy giảm chức năng gan thận, động kinh, nhiễm trùng nặng và tăng nguy cơ ung thư hạch dẫn đến tử vong. 

  • Natalizumab và Vedolizumab

Đây cũng là 2 loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn các phân tử tế bào hệ miễn dịch (integrins) không liên kết với các tế bào khác bên trong niêm mạc ruột. Từ đó ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào viêm lưu thông trong mạch máu và vào các khu vực viêm trong đường tiêu hóa. 

Khi ngăn chặn được những phân tử này sẽ giúp giảm tình trạng viêm mạn tính. Thuốc thường được chỉ định cho những người mắc bệnh Crohn mức độ vừa đến nặng và những người không phản ứng tốt với các phương pháp điều trị Crohn thông thường. 

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Natalizumab và vedolizumab như đau đầu, buồn nôn, đau khớp, sốt, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng nặng, nhiễm độc gan, trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng do tiêm truyền. 

3. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi bùng phát các đợt bệnh viêm ruột cấp tính và đặc biệt có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh Crohn ở vùng đáy chậu nhờ khả năng làm giảm lượng nước thoát ra và góp phần hỗ trợ chữa lành các lỗ rò và áp xe biến chứng.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng sử dụng thuốc kháng sinh giúp giảm thiểu tối đa sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường ruột có thể kích thích hệ thống miễn dịch gây ra viêm. 

Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn sử dụng phổ biến cho ngời mắc bệnh Crohn như Ciprofloxacin và Metronidazole. Ngoài ra, còn có Ritarubin được dùng kết hợp với Macrolid (clarithromycin hay azithromycin) cũng đem lại hiệu quả khả quan.

thuốc điều trị bệnh Crohn
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh Crohn giúp cải thiệntriệu chứng viêm và kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả
  • Metronidazole: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh Crohn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc khá nhiều gồm tê nhức, ngứa râm ran bàn tay, bàn chân, yếu cơ, buồn nôn, đau đầu, chán ăn, có vị kim loại trong miệng… Nếu xuất hiện các triệu chứng này nên ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Lưu ý tuyệt đối không uống rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Ciprofloxacin: Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu để cải thiện các triệu chứng bệnh Crohn hiệu quả. Hiện tại, thuốc được sử dụng thay thế cho Metronidazole. Một số tác dụng phụ của thuốc như nôn, buồn nôn, đau đầu và thỉnh thoảng gây ra các vấn đề về gân. 

4. Một số loại thuốc khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh thì tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê toa sử dụng một số kết hợp một số  loại thuốc khác để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Với những trường hợp bị tiêu chảy nhẹ và trung bình có thể sử dụng thuốc Methylcellulose hoặc chất Psyllium. Còn trường hợp tiêu chảy nặng thì nên dùng dùng Loperamid (liêu 2 – 4mg), Diphenoxylat cùng Atropin (một viên) và cồn thuốc phiện (từ 8 – 15 giọt) theo đơn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt hơn. 
  • Thuốc nhuận tràng: Trong một số trường hợp, người bị bệnh Crohn có thể gây ra triệu chứng sưng thu hẹp ruột và dẫn đến bệnh táo bón. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc nhuận tràng phù hợp trước khi sử dụng. 
  • Thuốc chống co thắt: Nhóm thuốc này giúp ức chế sự co thắt quá mức của đường ruột. Loại thuốc được sử dụng phổ biến như Propanthelin (15mg), Dicyclomin (10 – 20mg) hoặc L-hyoscyamin (0.125mg) dùng trước mỗi bữa ăn để làm giảm thiểu các đợt co thắt khó chịu. Lưu ý ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện dấu hiệu tắc ruột. 
  • Thuốc giảm đau: Với những người bị đau nhẹ bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng acetaminophen. Không nên sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Bởi đây là những loại thuốc có khả năng làm nặng hơn các triệu chứng. 
thuốc điều trị bệnh Crohn
Thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy… được cân nhắc chỉ định sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh
  • Thuốc sắt: Với những người mắc bệnh Crohn có triệu chứng xuất huyết đường ruột mạn tính sẽ rất dễ phát triển thành bệnh thiếu máu. Lúc này, nên bổ sung chất sắt và vitamin B12 bằng thuốc và các loại thực phẩm để cân bằng lại mức sắt bình thường trong cơ thể. Thậm chí, có trường hợp phải tiêm B12 cả đời nếu đã phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng. 
  • Thuốc canxi, vitamin D: Người mắc bệnh Crohn và thường xuyên sử dụng Corticosteroid để điều trị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương… Vì vậy, người bệnh cần tăng cường bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp được ưu tiên đầu tiên trong điều trị bệnh Crohn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa cũng như hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Hầu hết các loại thuốc trị bệnh Crohn đều là thuốc kê đơn và chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, không tự ý chẩn đoán bệnh cho mình cũng như mua thuốc ở ngoài để uống. 
  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, liều lượng, thời gian sử dụng và cách sử dụng để hạn chế gây ra tác dụng phụ. 
  • Kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống khoa học sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn. 
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích. 
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh và giảm stress bằng cách tập thể thao, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, đi du lịch, đọc sách báo…
thuốc điều trị bệnh Crohn
Để kết quả điều trị bệnh Crohn bằng thuốc hiệu quả cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh

Bệnh Crohn gây ra rất nhiều ảnh hưởng từ sức khỏe cho đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra cách chữa bệnh triệt để. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời gian quy định sẽ giúp đem lại những hiệu quả tích cực cải thiện bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:45 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc Acticarbine – Công dụng, cách dùng và thận trọng

Thuốc Acticarbine chứa thành phần chính là Than hoạt tính. Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy, buồn nôn,…

Cách Chữa Viêm Đại Tràng Bằng Mật Ong – Hướng Dẫn A-Z

Mẹo chữa viêm đại tràng bằng mật ong có tác dụng giảm tiêu chảy, táo bón và ức chế các…

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng nhiễm trùng một túi nhô ra khỏi thành đại tràng. Viêm túi…

Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bụng sôi xì hơi nhiều là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể. Tuy…

viêm đại tràng khi mang thai Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến có thể khởi phát khi mang thai.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua