Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ là tình trạng xảy ra rất phổ biến hiện nay do áp lực của công việc, học tập, căng thẳng quá mức,… Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả những người trẻ tuổi. Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ là phương pháp được nhiều người tìm đến. 

Mất ngủ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Mất ngủ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bị mất ngủ nên uống thuốc gì?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày hoạt động. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Khi bị mất ngủ, bạn nên chủ động thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để có biện pháp xử lý đúng cách và kê đơn điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị mất ngủ là:

  • Thuốc bình thần: Clonazepam, Diazepam, Rotunda Bromazepam,… 
  • Thuốc ngủ:  Phenobarbital, Zolpidem…
  • Thuốc kháng histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… 
  • Thuốc an thần kinh mới: Quetiapine, Olanzapine,  Amisulpride… 
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Clomipramine, Mirtazapine…

Thông thường, khi kê đơn thuốc điều trị mất ngủ bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kết hợp nhiều nhóm thuốc lại với nhau. Thường gặp nhất là kết hợp ba nhóm thuốc bình thần, thuốc an thần mới và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay

Mất ngủ thường xuyên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần sa sút, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để có thể cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần có tác dụng giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là thông tin một số loại thuốc chống mất ngủ thường được bác sĩ kê đơn và mang lại hiệu quả:

1. Thuốc chữa mất ngủ Diazepam

Diazepam là thuốc gây buồn ngủ nhanh có tác dụng an thần giúp làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, gây ngủ. Diazepam có khả năng tác động lên hệ thống thần kinh làm giảm tình trạng lo âu, căng thẳng trong thời gian ngắn.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Cách sử dụng: Không nên sử dụng thuốc liên tục quá nửa tháng sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định sử dụng với liều lượng khác nhau. 

– Người lớn: 

  • Điều trị lo âu: bắt đầu từ liều thấp 2 – 5mg/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Điều trị mất ngủ: 2 – 10mg/ngày, uống trước khi đi ngủ

– Người già và người bệnh:

  • Không dùng quá 2mg/ngày

Lưu ý khi dùng:

  • Không sử dụng thuốc khi đang trong trạng thái tâm lý bất ổn hoặc là dùng để điều trị lo âu, trầm cảm.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú dưới 6 tháng.
  • Thận trọng với người bệnh giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glôcôm góc đóng hoặc tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch.

Giá thành tham khảo: 300.000 VNĐ/hộp

2. Thuốc chữa mất ngủ Rotunda

Thuốc Rotunda thường được dùng điều trị mất ngủ trong các trường hợp lo âu, căng thẳng
Thuốc chữa mất ngủ Rotunda

Thuốc Rotunda thường được dùng để điều trị mất ngủ do lo âu và căng thẳng kéo dài. Sản phẩm thường được dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị lờn thuốc.

Cách sử dụng:

  • Liều dùng cho người lớn: ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Liều dùng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên: 2mg/kg, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau đầu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Giá thành tham khảo: 42.000 VNĐ/hộp

3. Thuốc chữa mất ngủ Doxylamine

Doxylamine là một loại kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của dị ứng, bệnh sốt mùa hè và cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ bằng cách an thần và gây buồn ngủ.

Cách sử dụng:

  • Uống 25mg thuốc trước khi đi ngủ 30 phút.
  • Sử dụng thuốc 1 lần/ngày, nếu dùng nhiều hơn phải có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Thận trọng khi dùng cho người mắc các bệnh về tim, huyết áp, các vấn đề về hô hấp…
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác. 

Giá thành tham khảo: 449.000 VNĐ/hộp

4. Thuốc chữa mất ngủ Haloperidol

Haloperidol là thuốc an thần kinh có tác dụng cải thiện giấc ngủ do căng thẳng, lo âu
Thuốc chữa mất ngủ Haloperidol

Haloperidol là thuốc an thần kinh thường được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, giúp người bệnh bớt căng thẳng, hạn chế suy nghĩ tiêu cực và cải thiện tình trạng mất ngủ do căng thẳng lo âu.

Cách sử dụng: 

  • Người lớn: 0,5mg – 5mg, 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ em: 25 – 50microgam/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Lưu ý khi dùng:

  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em,
  • Thận trọng khi sử dụng cho những người mắc các bệnh về gan, tim, thận,…
  • Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Giá thành tham khảo: 95.000 VNĐ

5. Thuốc chữa mất ngủ Phenobarbital

Phenobarbital là loại thuốc ngủ với công dụng chính là chống co giật, đồng thời làm giảm tình trạng căng thẳng lo lâu, đem lại giấc ngủ ngon cho người bệnh trong thời gian ngắn.

Cách sử dụng:

  • Uống 100 – 200mg/1 lần/1 ngày, không được uống quá 400mg/ngày
  • Không được sử dụng thuốc liên tục trong 2 tuần

Lưu ý khi dùng:

  • Không sử dụng cho người quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Chống chỉ định với người bị suy hô hấp nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy gan.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người già,…

Giá thành tham khảo: 110.000 VNĐ

6. Thuốc chữa mất ngủ Nikethamid

Nikethamid là thuốc kích thích thần kinh trung ương có tác dụng điều trị mất ngủ
Thuốc chữa mất ngủ Nikethamid

Nikethamid là thuốc kích thích thần kinh trung ương có tác dụng làm tăng nhịp thở, tăng sức co bóp cơ tim và tăng nhịp tim. Đây là loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những người bệnh bị dị ứng với các loại thuốc ngủ khác. 

Cách sử dụng:

  • Thuốc uống: Ngậm 1 – 2 viên, 2 – 3 lần/ngày.
  • Liều tiêm: liều đầu 5ml, sau đó 5 – 10ml mỗi 5 – 10 phút.

Lưu ý khi dùng:

  • Chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Không sử dụng thuốc cho những người bị tăng huyết áp, động kinh, trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, buồn nôn, nhịp tim nhanh, ngứa sau mũi, tăng huyết áp,…

Giá thành tham khảo: 30.000 VNĐ

7. Thuốc chữa mất ngủ Stilux

Thuốc an thần Stilux có chứa Rotundin, đây là chất có tác dụng an thần và gây ngủ. Sử dụng thuốc có tác dụng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sau 10 – 20 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, sau khi ngủ dậy người bệnh sẽ không có cảm giác mệt mỏi như các loại thuốc khác. 

Cách sử dụng:

  • Các trường hợp lo âu, căng thẳng, mất ngủ: uống 1-2 viên trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi dùng:

  • Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Không dùng cho những người bị trầm cảm, gặp các vấn đề về thần kinh.

Giá thành tham khảo: 210.000 VNĐ/hộp

8. Thuốc chữa mất ngủ Ketaset III

Ketaset là loại thuốc ngủ cực mạnh thường được sử dụng cho những người bị suy nhược, mất ngủ lâu dài
Thuốc chữa mất ngủ Ketaset

Ketaset là loại thuốc ngủ cực mạnh thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp mất ngủ kéo dài do suy nhược cơ thể. Đây là loại thuốc không màu, không mùi và không vị nên rất dễ sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng từ 25 – 100mg/ngày

Lưu ý khi dùng:

  • Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc, không dùng quá liều.
  • Bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.

Giá thành tham khảo: 1.100.000 VNĐ/hộp

9. Thuốc chữa mất ngủ Tâm An Lạc Tiên

Thuốc chữa mất ngủ Tâm An Lạc Tiên được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tuyệt đối an toàn, không tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ mãn tính.

Thành phần: Lạc tiên, Nhân sâm, Sinh khương, Bạch truật, Phục thần, Long nhãn nhục, Hoàng kỳ, Toan táo nhân sao, Chích thảo, Đương quy, Viễn chí, Sâm đại hành, Mộc hương, Đại táo, Kinh giới, Bồ công anh, Thương nhĩ tử,Thổ phục linh, Thông thảo, Kê huyết đằng.

Công dụng:

  • Giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.
  • Ổn định tâm lý, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng gây mất ngủ.
  • Hỗ trợ hồi phục hồi sức khỏe.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên viên và uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên và uống trước bữa ăn 30 phút.

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi.

Giá thành tham khảo: 480.000 VNĐ/hộp

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị mất ngủ người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Xây dựng lối sống lành mạnh, thoải mái giúp cải thiện tình trạng mất ngủ rất tốt
Xây dựng lối sống lành mạnh, thoải mái giúp cải thiện tình trạng mất ngủ rất tốt
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu khi uống thuốc ngủ, chất cồn có trong rượu sẽ khiến thuốc gây ra các tác dụng phụ. Không nên ăn quá no hoặc là stress sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, gia tăng nguy cơ mất ngủ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc ngủ kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh khác.
  • Lựa chọn loại thuốc ngủ có tác dụng phù hợp với nhu cầu của bản thân về thời gian ngủ.
  • Nên tạo ra môi trường ngủ thân thiện, nên mang theo vật dụng cá nhân như chăn, gối, mạng che mặt…hoặc có thể ngủ riêng theo sở thích hoặc chọn những nơi yên tĩnh để ngủ.
  • Việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể gây lờn thuốc và một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có thể bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp tự nhiên, an toàn đối với sức khỏe
  • Xây dựng lối sống và chế độ sinh dưỡng khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tinh thần cảm thấy thoải mái, giấc ngủ đến dễ dàng và chất lượng hơn.

Các loại thuốc Tây điều trị mất ngủ có tác dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ bằng cách ức chế hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên nếu sử dụng lâu ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám để được kê đơn điều trị phù hợp, tránh tình trạng nghiện thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và cải thiện chứng mất ngủ một cách an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 01:08 - 19/09/2023 - Cập nhật lúc: 03:07 - 19/09/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn A-Z
Mẹo chữa mất ngủ bằng hạt sen có thể làm giảm tình trạng trằn trọc khi ngủ, ngủ không sâu…
bệnh lupus ban đỏ có di truyền không Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không, có thể ngăn ngừa?
Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Những người mắc bệnh…
8 tác dụng của cơm rượu với sức khỏe con người
Cơm rượu là món ăn truyền thống của ngày tết Đoan Ngọ nhưng ít ai ngờ được rằng nó mang…
Cloramin B – Hướng dẫn cách pha chế, sử dụng để khử trùng
Cloramin B chứa thành phần chính là sodium benzensulfochleramin có tác dụng tiệt trùng bề mặt và vật dụng, tiêu…
Dùng hoa hòe chữa mất ngủ đúng cách – Ngủ say tới sáng

Mẹo dùng dược liệu hoa hòe chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng vì vừa có tác dụng cải…

Những ưu điểm hiếm có của bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Review từ chuyên gia và chính người “trong cuộc”

Sau một thời gian ứng dụng điều trị mất ngủ, Nhất Nam Định Tâm Khang đã tạo được "tiếng vang"…

Ngủ ngáy và nghiến răng – Nỗi ám ảnh của người thân

Ngủ ngáy và nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và cả người…

buồn ngủ ban ngày Buồn ngủ ban ngày: Nguyên nhân và mẹo chữa hay nhất

Buồn ngủ ban ngày ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa đây còn…

5 Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ “đảm bảo hết”

Để chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ hiệu quả, việc xác định rõ nguyên nhân là hết sức cần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua