Các loại thuốc chữa bệnh viêm khớp từ tây y

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Điều trị viêm khớp là việc tập trung làm giảm các triệu chứng và cải thiện các chức năng của khớp. Bạn có thể thử một vài liệu pháp điều trị khác nhau bao gồm sử dụng thuốc để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa bệnh viêm khớp có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc chữa viêm khớp
Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm khớp

Các loại thuốc chữa bệnh viêm khớp

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Tùy vào tình trạng và loại viêm khớp mà bác sĩ có thể chỉ định:

1. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau nói chung có tác dụng giảm sự đau đớn từ nhẹ đến trung bình. Nhưng thuốc sẽ không có tác dụng điều trị bất cứ tình trạng viêm khớp nào cả bao gồm nóng khớp và sưng.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau cần được sử dụng thận trọng. Nó có thể gây hại cho gan của bạn nếu sử dụng thường xuyên với số lượng lớn. Đồng thời, đa số các loại thuốc viêm khớp đều có thể tương tác với thuốc cảm, thuốc dị ứng hoặc thuốc ngủ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và ngộ độc thuốc.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Một số loại thuốc giảm đau có sẵn và không làm hại đến tim, dạ dày bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Tramadol
  • Hydrocodone  

Ngoài ra, nếu người bệnh có các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng Opioids. Đây là một loại thuốc kê toa có tác dụng giảm đau khá mạnh. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.

2. Thuốc chống viêm không chứa Steroid

Đây là loại thuốc có khả năng giảm đau và viêm hiệu quả. Thuốc còn có khả năng ngăn chặn các chất tiết ra từ tuyến tiền liệt có tính chất giống với hormone cơ thể.

Thuốc chống viêm không chứa Steroid
Thuốc chống viêm không chứa Steroid ngăn chặn các cơn đau hiệu quả

Một số loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid không kê đơn bao gồm:

  • Advil
  • Motrin IB
  • Naproxen natri

Sử dụng thuốc này thường xuyên với liều cao có thể gây kích ứng dạ dày. Một số trường hợp nghiêm trọng, lạm dụng thuốc có thể gây đau tim và đột quỵ.

3. Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid hay đôi khi còn được gọi là Steroid hoặc Glucocorticoids. Đây là thuốc làm giảm các cơn đau bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch và hoạt động như một hormone giảm đau tự nhiên. Đây là thuốc có tác dụng nhanh chóng và thường được chỉ định trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc Corticosteroid có thể gây tăng cân, đục thủy tinh thể và bệnh cao huyết áp. Do đó, hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không được dùng thuốc trong một thời gian dài, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

Corticosteroid có sẵn ở dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào phần khớp bị viêm, đau.

4. Thuốc thấp khớp truyền thống (DMARDs)

Thuốc này thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp do Lupus ban đỏ,…

Thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công vào các khớp. Tuy nhiên, thuốc cũng làm suy yếu khả năng chống lại vi trùng. Do đó, sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

DMARDs có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng để phát huy tác dụng điều trị. Do đó, nếu một loại DMARDs không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bạn hai hoặc 3 loại để sử dụng cùng một lúc. Đây được gọi là liệu pháp điều trị kết hợp.

DMARDs trị viêm khớp
DMARDs là loại thuốc điều trị viêm khớp truyền thống

Các loại thuốc DMARDs phổ biến bao gồm:

  • Trexall (Methotrexate)
  • Plaquenil (Hydroxychloroquine)

Ngoài các loại DMARDs truyền thống, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn sử dụng liệu pháp DMARDs nhắm mục tiêu. Một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc ức chế Janus kinase (JAK): Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc này nếu Methotrexate không có tác dụng điều trị.
  • Các chất ức chế Phosphodiesterase 4 (PDE 4): Có tác dụng điều trị khá tốt nhưng thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5. Thuốc sinh học

Đây là thuốc thường được sử dụng cùng với DMARDs để điều chỉnh các phản ứng sinh học của cơ thể. Thuốc này nhắm vào việc biến đổi gen và các phân tử protein có liên quan đến các phản ứng miễn dịch.

Những loại thuốc sinh học mạnh mẽ rất thích hợp để sử dụng cho  người bị viêm khớp. Tuy nhiên, các loại thuốc sinh học có thể chỉ có tác dụng với một số đối tượng. Hoặc thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian đầu và sau đó mất tác dụng dần dần.

Các loại thuốc sinh học phổ biến bao gồm:

  • Enbrel
  • Remicade
  • Thuốc ức chế Interleukin-6 (IL-6)
  • Thuốc đối kháng thụ thể Interleukin-1 (IL-1)
  • Thuốc ức chế tế bào B

6. Thuốc đối kháng

Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc này thường được sử dụng cho các trường hợp viêm khớp nhẹ.

Thoa thuốc này lên da có thể hạn chế các tín hiệu đau nhức được truyền đến các khớp xương. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nóng, rát hoặc kích ứng da.

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh viêm khớp, người bệnh có thể xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị. Tránh hút thuốc, uống rượu bia để duy trì sức khỏe tổng thể.

Trước khi bạn sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm xương khớp và bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 01:21 - 07/03/2023 - Cập nhật lúc: 01:21 - 08/03/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm khớp Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân và cách điều trị, giảm đau nhanh
Bệnh viêm khớp khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức, khó chịu dai dẳng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn…
Bệnh Phong Thấp có Nguy Hiểm Không? Bác sĩ Nói gì?

Bệnh phong thấp là một dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gây ra các cơn đau nhức, khó vận…

Người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt? Người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Những loại thực phẩm thuộc nhóm cay, ấm, dễ tiêu, ít béo thường được ưu tiên trong chế độ dinh…

Viêm khớp mắt cá chân và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Viêm khớp mắt cá chân gây ra tình trạng sưng tấy, đau đớn, ảnh hưởng tới khả năng vận động…

Tôi chữa khỏi bệnh viêm khớp gối không chỉ nhờ bài thuốc quý

Bị viêm khớp gối gần 6 năm, đã từng nằm viện, cắt thuốc bắc, thuốc nam rồi dùng các bài…

Viêm khớp ngón chân và giải pháp đẩy lùi đau nhức hiệu quả từ Đông y

Viêm khớp ngón chân là gì, có chữa được không là điều rất nhiều người băn khoăn khi có triệu…

Bình luận (5)

  1. Thanh Mai
    Thanh Mai says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ mẹ cháu năm nay 51t mẹ cháu bị đau khớp tay hơn 6 năm và được chuẩn đoán là viêm khớp dạng thấp nhưng thời gian gần đây mẹ bị đau thêm khớp khuỷu tay trái và đầu gối trái mẹ cháu đã điều trị rất nhiều đông y sang tây y cả thực phẩm chức năng cũng không ăn thua. Gần đây mẹ cháu đi khám bv 115 bác sĩ cho uống thuốc về uống được mấy ngày thì tình trạng mẹ cháu trở nặng, các khớp chân tay sưng vù lên, chỗ nào có xương cũng đau. Cháu muốn hỏi liệu Đơn vị có thể chữa khỏi cho mẹ cháu được không ạ cháu cảm ơn

  2. Hoài hân
    Hoài hân says: Trả lời

    Chào bác sĩ ,
    Con có mẹ bị khớp đã lâu khoảng 5 năm , đã uống rất nhiều thuốc Tây như khong hết ,
    Con tham khảo biết được thực phẩm hoạt huyết côt hoàn , chuyen trị khớp ,
    Nếu uống thì khoảng khi nào thi có kết quả vậy bác sĩ
    Chân thành cám on bác sĩ

  3. tranvanchot
    tranvanchot says: Trả lời

    em năm nay 20 tuổi các khớp lục khục bác si cho hỏi e bị lsao thế ạ

  4. Đinh Lương Thực
    Đinh Lương Thực says: Trả lời

    chào bác sỹ Minh , cho cháu hỏi bác sỹ là mẹ cháu bị bệnh thoái hóa khớp gối, đi lại bình thường, lâu lâu hay bị đau và không đi được, cháu đã cho mẹ cháu đi khám bệnh và chụp phim, bác sỹ chuẩn đoán là thoái hóa khớp gối, cháu mong bác sỹ tư vấn và dùng thuốc gì để cháu mua cho mẹ cháu điều trị cho khỏi ạ, rất mong bác sỹ tư vấn cho cháu để giúp đỡ mẹ cháu khỏi bệnh ạ,

  5. Vương Huy Hiếu
    Vương Huy Hiếu says: Trả lời

    Tôi năm nay 45 tuổi. Cứ thời tiết thay đổi là bị đau khớp ngón chân cái. Uống giảm đau mấy hôm thì khỏi. Xin được tư vấn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua