Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Viêm da dị ứng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi không thể thiếu trong mỗi liệu trình điều trị. Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm, đỏ, bong tróc, ngứa ngáy. 

thuốc bôi viêm da dị ứng
Thuốc corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi không thể thiếu trong mỗi liệu trình điều trị.

Viêm da dị ứng là gì? Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là một dạng rối loạn da mạn tính, xuất hiện khi cơ thể đáp ứng quá mức với kháng nguyên tồn tại bên trong môi trường, làm kích hoạt phản ứng gây viêm của cơ thể. 

Đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm da dị ứng. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh liên quan mật thiết đến sự tăng tế bào da bất thường (tình trạng đặc biệt phổ biến ở người có làn da mẫn cảm), chỉ cần một tác động từ các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch để phòng vệ. Phản ứng giữa hệ miễn dịch với chất gây dị ứng làm sản sinh một số chất trung gian gây viêm, khiến da bị kích ứng và sưng viêm.

Một số yếu tố được xem là tác nhân làm kích hoạt phản ứng dị ứng phổ biến ở người gồm có;

  • Tiếp xúc với lông, da động vật, phấn hoa, bụi bẩn, len sợi…
  • Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất
  • Thời tiết nóng ẩm hoặc lạnh khô cũng có thể khiến da bị kích ứng.
  • Tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh.
  • Stress.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng

Thông thường, bệnh viêm da có biểu hiện tương tự nhau như da bị viêm đỏ, ngứa ngáy. Đối với viêm da dị ứng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

bôi thuốc gì trị viêm da dị ứng
Bệnh viêm da có biểu hiện tương tự nhau như da bị viêm đỏ, ngứa ngáy.
  • Da khô, ngứa ngáy dữ dội.
  • Da sưng đỏ, bong tróc vảy, xung quanh vùng da bị viêm còn xuất hiện mụn nước li ti có chứa chất dịch trong suốt hoặc vàng.
  • Ngứa ngáy gây gãi nhiều
  • Với trẻ em dưới 2 tuổi, vùng da bị tổn thương thường xuất hiện tại khuỷu tay, đầu gối, cổ, quanh mắt…, vùng da trở nên dày hơn do cào, gãi. Với người trưởng thành, bệnh chỉ xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối.
  • Các vùng da bị tổn thương có màu sáng hoặc tối hơn thông thường do mất sắc tố.

Khi xuất hiện các biểu hiện trên, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng phù hợp

Viêm da dị ứng có thể nhẹ và tự khỏi. Cũng có trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần sự can thiệp của thuốc điều trị. Mặc dù không có khả năng điều trị tận gốc, song thuốc có thể giảm cơn đau, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai. 

Thuốc dùng trong điều trị viêm da dị ứng có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Thuốc đường uống thường chỉ định trong trường hợp viêm nặng, mức độ tổn thương rộng, nguy cơ nhiễm khuẩn. Thuốc bôi da có tác dụng cải thiện tổn thương diện tích nhỏ hơn, có tác dụng tại chỗ.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi da trước khi chỉ định thuốc đường uống. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, chuyên gia sẽ chỉ định bạn thuốc bôi ngoài da phù hợp. Một số loại thuốc bôi tại chỗ điều trị viêm da dị ứng được sử dụng, bao gồm:

Kem bôi và thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ

Kem bôi, thuốc mỡ corticosteroid là thành phần không thể thiếu trong đơn điều trị viêm da dị ứng. Đây cũng là thuốc chủ chốt để trị viêm da ở bệnh nhân đang trong đợt kịch phát. Corticosteroid có tác dụng kiểm soát viêm, giảm ngứa ngáy, khó chịu ở khu vực da bị tổn thương. 

Các corticosteroid chống viêm được chia thành các nhóm:

  • Rất mạnh (clobetasol propionat, diprolene): dùng cho mảng tổn thương nhỏ, nhạy cảm với corticosteroid để thuốc phát huy tác dụng tức thời và nhanh chóng.
  • Mạnh (betamethasone valerete 0,01%, 0,1%): thường dùng cho thương tổn ở toàn thân.
  • Vừa (hydrocortison 1%, 2,5%; dexamethason 0,1%): dùng cho tổn thương ở mặt hoặc/ và tổn thương trên diện rộng.

Bên cạnh tác dụng chống viêm, corticosteroid còn có tác dụng chống tăng sinh, hạn chế quá trình tổng hợp collagen. Về lâu dài, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như giãn mạch, rạn da, rậm lông, mất sắc tố da, nguy cơ bội nhiễm… Do đó, bạn chỉ nên dùng khi có sự cho phép của chuyên gia, thời gian điều trị không kéo dài quá 10 ngày. 

Một số loại thuốc corticosteroid tại chỗ được dùng trong điều trị viêm da dị ứng phổ biến gồm:

Hidem Cream

Kem bôi da Hidem Cream có chứa thành phần chính là Gentamicin, Betamethason dipropiona (corticosteroid chống viêm) và Clotrimazol (hoạt chất chống nấm). Thuốc có tác dụng giảm viêm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kháng nấm tại chỗ. 

thuốc bôi trị viêm da dị ứng
Kem bôi da Hidem Cream giúp giảm viêm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kháng nấm tại chỗ.

Fucicort Cream

Fucicort Cream là thuốc điều trị bệnh lý da liễu thường gặp. Thuốc có hai thành phần chính là: Betamethasone (corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm) và Fusidic acid (hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ, ngăn nhiễm trùng da), được chỉ định trong trường hợp viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn.

Clobetasol Propionate Cream

Clobetasol Propionate Cream là thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất chính là Clobetasol – chất tương tự như Betamethasone, có khả năng chống dị ứng và giảm nhẹ phản ứng viêm da.

Fluocinolone acetonide ointment

Fluocinolone acetonide ointment có chứa hoạt chất chính là Fluocinolone Acetonid – một corticosteroid tại chỗ được dùng trong điều trị bệnh da liễu. Thuốc có tác dụng giảm viêm và ngứa da do viêm da (dị ứng, tiếp xúc), vẩy nến, chàm…

Betnovate

Betnovate cream chứa hoạt chất chính là Betamethasone valates. Đây là một steroid mạnh, có tác dụng giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm da. Thuốc có sẵn dưới dạng kem và thuốc mỡ. Kem bôi Betnovate thích hợp dùng cho vùng da ẩm ướt, còn thuốc mỡ thì phù hợp với với vùng da bị khô, bong tróc vảy.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch Tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)

Thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong trường hợp cơ thể không đáp ứng với corticosteroid. Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch nhằm kiểm soát phản ứng viêm da. Do cơ chế hoạt động tương đối phức tạp nên thuốc chỉ thích hợp cho trẻ em trên 2 tuổi.

Khi dùng thuốc ức chế miễn dịch, cần chú ý tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nên giảm liều từ từ trước khi ngưng hẳn để cơ thể kịp điều tiết. Phối hợp với kem dưỡng ẩm để thuốc phát huy tác dụng tối ưu.

Một số loại thuộc nhóm trên gồm có:

Tacrolimus Ointment (Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%)

Tacrolimus Ointment là thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc tác động bằng cách ức chế sự tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm mà không gây tác dụng phụ teo da như khi điều trị bằng corticosteroid. Tacrolimus Ointment có thể bôi được lên thân, mặt nhưng không dược bôi lên niêm mạc, vùng da bị băng kín, nhiễm khuẩn.

kem bôi chữa viêm da tiếp xúc
Tacrolimus Ointment là thuốc ức chế miễn dịch, được dùng trong điều trị viêm da dị ứng.

Thuốc bôi da được bào chế dưới hai dạng Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%. Loại 0,03% được chỉ định cho trẻ em và 0.1% cho người trưởng thành. Khi có dấu hiệu bội nhiễm, cần ngừng thuốc ngay và tiến hành điều trị nhiễm khuẩn trước.

Pimecrolimus

Tương tự như Tacrolimus, Pimecrolimus được chỉ định khi corticosteroid cơ thể không đáp ứng với corticosteroid. Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm da dị ứng mức độ trung bình – nhẹ. 

Thuốc kháng histamin

Histamin là sản phẩm trung gian được sinh ra trong phản ứng dị ứng. Khi hệ miễn dịch giải phóng Histamin lên các mô, thành phần này sẽ gây nên phản ứng sưng, đỏ, ngứa, nóng bừng. 

Mặc dù hiện tượng ngứa do viêm da dị ứng không đơn thuần do hàm lượng histamin trong máu tăng, song các thuốc kháng histamin tại chỗ có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh chóng. Có thể kết hợp nhóm thuốc trên với thuốc an thần để giảm ngứa về đêm. Nhóm thuốc này ít gây tác dụng phụ lên cơ thể. Tuy vậy, cần hạn chế sử dụng nếu bạn đang điều trị thủy đậu hay sởi.

Các loại thuốc kháng histamin dùng trong viêm da dị ứng, bao gồm:

Benadryl (Diphenhydramine)

Benadryl cream chứa hoạt chất chính là Diphenhydramine. Thuốc có tác dụng giảm đau, ngứa, làm dịu da khô, nứt nẻ, trầy xước, viêm da, côn trùng đốt… nhờ vào khả năng ức chế phản ứng dị ứng.

bôi kem gì trị viêm da dị ứng
Kem chống ngứa Benadryl cream.

Thuốc Phenergan

Phenergan cream là thuốc kháng histamine tại chỗ. Thuốc có tác dụng chống sẩn, ngứa, côn trùng đốt, viêm da. Tính an toàn của Phenergan cho đối tượng trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu, do đó thận trọng khi dùng sản phẩm cho nhóm đối tượng trên.

Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi da trị viêm da dị ứng

Mặc dù ít gây kích ứng hơn so với thuốc đường uống hay những dạng bào chế khác, tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu không thận trọng trong quá trình điều trị. Do đó, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Làm sạch da trước khi bôi thuốc lên da.
  • Không băng kín da, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Thận trọng khi dùng thuốc bôi lên vết thương hở, vùng da nhạy cảm như bẹn, mặt…
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Không bôi đồng thời nhiều sản phẩm thuốc bôi điều trị.
  • Trong trường hợp thuốc bôi không cải thiện được biểu hiện lâm sàng, cần trao đổi với chuyên gia để được chỉ định thuốc uống toàn thân phù hợp.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh với sức khỏe.

Trên đây là thông tin một số loại thuốc bôi da được dùng trong điều trị viêm da dị ứng. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bệnh viêm da dị ứng – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng chiếm 40% số trường hợp điều trị bệnh về da, là một bệnh lý tổn thương…

Phụ nữ thường dễ bị viêm môi dị ứng hơn đàn ông

Viêm môi dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Nhiều người bị viêm môi dị ứng và tình trạng này cứ tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh…

Viêm da dị ứng và cách “tống tiễn” từ thảo mộc thiên nhiên lành tính

Viêm da dị ứng thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng…

Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không là nỗi lo lắng của hầu hết các bệnh nhân, do…

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp khiến trẻ ngứa ngáy và khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *