Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông – Đây là 5 loại tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để làm giảm các triệu chứng sưng tấy và đau nhức của mụn nhọt ở mông. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng mang lại hiệu quả và an toàn. Dưới đây là 5 loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị nhọt ở mông tốt nhất bạn có thể tham khảo.

5 loại thuốc bôi ngoài da trị mụn nhọt ở mông hiệu quả
5 loại thuốc bôi ngoài da trị mụn nhọt ở mông hiệu quả

5 loại thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông tốt nhất

Những trường hợp bị mụn nhọt ở mông nặng gây sưng to, đau nhức bác sĩ thường sẽ tiến hành kê đơn sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy.

1. Thuốc bôi trị nhọt ở mông Clindamycin 1%

Thuốc bôi Clindamycin 1% là lọai thuốc kháng sinh thuốc nhóm Lincosamid có tác dụng ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây mụn nhọt, giúp ngăn chặn qua trình hình thành protein của vi khuẩn, giảm lượng dầu nhờn và duy trì độ ẩm cho da.

Clindamycin 1% có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mụn nhọt ở mông
Thuốc bôi Clindamycin 1% có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mụn nhọt ở mông

Thành phần: Thành phần chính của thuốc là Clindamycin hydrochloride, được bào chế dưới dạng viên nén và dạng gel bôi.

Cách dùng: Thuốc kháng sinh Clindamycin 1% dùng để điều trị mụn nhọt ở mông ở những trường hợp nặng. 

  • Vệ sinh sạch vùng da bị nhọt ở mông, lau khô bằng khăn mềm
  • Bôi một lớp mỏng bên ngoài da 2 lần/ngày
  • Không sử dụng quá 12 tuần

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như ban ngứa, lột da, buồn nôn, táo bon,…

Chống chỉ định:

  • Thận trọng khi sử dụng cho những người bị bệnh gan, thận
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
  • Không sử dụng cho những người bị viêm đại tràng, viêm dạ dày
  • Những người có dị ứng với thành phần của thuốc

2. Thuốc bôi trị nhọt ở mông Erythromycin 4%

Erythromycin 4% là thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến để điều trị nhọt
Erythromycin 4% là thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến để điều trị nhọt

Thuốc Erythromycin 4% là loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng để điều trị mụn nhọt do vi khuẩn gây ra, ngăn ngừa sự phát triển của chúng, nên sử dụng khi nhọt mới hình thành. Đây là loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến, có tác dụng nhanh chóng làm khô mụn nhọt, đẩy mụn nhọt lên.

Thành phần: Trong 100 gram gel có chứa 4g Erythromycin base và các tá dược butylhydroxytoluen, hydroxypropyl- cellulose và ethyl alcohol 95%

Cách dùng: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ nên sử dụng trong 1 – 3 tháng đến khi hết nhọt. 

  • Sử dụng để thoa ngoài da, thoa 1 – 2 lần/ngày đến khi hết nhọt
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với niêm mạc, những vùng da nhạy cảm, vết thương hở.

Tác dụng phụ: dễ bắt nắng, gây khô da, bong tróc nếu sử dụng lâu

Chống chỉ định:

  • Những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Những người bị viêm gan, rối loạn porphyrin
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

3. Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Benzoyl peroxyd

Thuốc bôi Benzoyl peroxyd chuyên sử dụng để điều trị mụn nhọt ở mông
Thuốc bôi Benzoyl peroxyd chuyên sử dụng để điều trị mụn nhọt, mụn bọc, mụn mủ

Thuốc Benzoyl peroxyd là loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn nhọt. Thuốc có tác dụng làm giảm các axit béo tự do trong nang tuyến bã, chống lại các vi khuẩn gây mụn nhọt làm tiêu nhân mụn và giảm nhờn hiệu quả. Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị nhọt, bạn có thể mua tại các nhà thuốc. 

Thành phần: Thành phần chủ yếu của thuốc là Benzoyl peroxyd

Cách dùng:

  • Sử dụng thuốc để bôi trực tiếp lên vùng da bị nhọt 1 – 2 làn/ngày, nên bôi một lớp mỏng
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng mắt, môi, niêm mạc

Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số kích ứng như lột da, mẩn ngứa đối với những làn da mỏng, nhạy cảm, khiến da bị bắt nắng.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng cho những người quá mẫn cảm với peroxyde
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

4. Thuốc bôi trị nhọt ở mông Dapsone

Thuốc Aczone được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở mông
Thuốc Aczone được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở mông

Thuốc Dapsone là loại kháng sinh dưới tên thuốc Aczone, thuộc nhóm Sulfone, được sử dụng để điều trị mụn nhọt, mụn bọc, mụn mủ ở những trường hợp nặng. Dapsone có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng mụn nhọt, được sử dụng ngắn hạn và dài hạn. 

Thành phần: Thành phần chính của thuốc là Dapsone

Cách dùng:

  • Thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ, bôi một lớp thuốc mỏng trực tiếp lên da, trường hợp bị nặng sử dụng,với liều 25-50mg/ngày. 
  • Có thể sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm không dung nạp các loại thuốc trị nhọt thông thường.

Tác dụng phụ: phát ban, khô và rát da

Chống chỉ định:

  • Những người nhạy cảm với thành phần của thuốc
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

5. Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Acid Azelaic

Thuốc Acid Azelaic dùng để điều trị nhọt ở mức độ trùng bình
Thuốc Acid Azelaic dùng để điều trị nhọt ở mức độ trùng bình

Thuốc Acid Azelaic thuốc nhóm thuốc axit dicarboxylic, thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở mức độ trung bình. Thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn tụ cầu gây ra mụn nhọt ở mông, giúp da sản xuất ra tế bào mới, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.

Thành phần: Azelaic acid có nguồn gốc tự nhiên, xuất hiện trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mỳ

Cách sử dụng:

  • Sau khi rửa sạch da, thoa thuốc 2 lần/ngày và xoa kỹ, sử dụng để bôi hàng ngày
  • Nếu bị kích ứng, giảm xuống 1 lần/ngày hoặc tạm ngừng
  • Chỉ nên dùng ngoài da, tránh để tiếp xúc với mắt, mũi và miệng

Chống chỉ định:

  • Những người quá mẩn cảm với thành phần của thuốc
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng phụ: Gây kích ứng đỏ, ngứa và nóng bừng khi mới điều trị

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị mụn nhọt ở mông bạn cần phải tuân theo chỉ định để thuốc phát huy tối đa công dụng, không gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số điều bạn cần phải lưu ý để quá trình điều trị mụn nhọt để mang lại hiệu quả:

Chế độ ăn uống hợp lý giúp mụn nhọt ở mông nhanh chóng lành
Chế độ ăn uống hợp lý giúp mụn nhọt ở mông nhanh chóng lành
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Hầu hết các loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ rất cao, nếu điều trị theo phương pháp này bạn tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng thử thuốc trước: Bạn nên bôi thử thuốc lên cổ tay để kiểm tra phản ứng của da, nếu không có dấu hiệu dị ứng bạn có thể sử dụng để bôi lên vùng da bị nhọt ở mông.
  • Kiên trì sử dụng: Bạn nên kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Tuân theo chỉ định của thuốc: Ở mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những lưu ý khác nhau, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Khi sử dụng thuốc, bạn nên có chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý, khoa học, tránh gây ra tương tác thuốc. Nên bổ sung nhiều rau xanh, nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích.

Trên đây là 5 loại thuốc bôi điều trị mụn nhọt ở mông tốt nhất bạn có thể tham khảo. Trước khi tiến hành sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

==> Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 00:14 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:14 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Viêm da dị ứng kinh niên Viêm Da Dị Ứng Kinh Niên và Những Thông Tin Cần Biết

Viêm da dị ứng kinh niên là thể phổ biến của viêm da dị ứng, tạo ra tổn thương mãn…

Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa khỏi được không?

Viêm da tiết bã nhờn là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp. Vậy bệnh viêm da tiết…

Tiêu ban Giải độc thang - Bài thuốc điều trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả, an toàn VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

mề đay có nên tắm Bị nổi mề đay có tắm được không?

Mề đay thường có xu hướng ngứa dữ dội và lan rộng khi dùng tay gãi mạnh hoặc bị nhiễm…

Bị giời leo có kiêng nước không? Bị Giời Leo (Zona Thần Kinh) Có Cần Kiêng Nước Không?

Bị giời leo có cần kiêng nước không để tránh ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh. Đây là một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua