Thuốc Bôi Trĩ Cho Trẻ Em Loại Nào Tốt & Lưu Ý Khi Dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc bôi trĩ cho trẻ em có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ gây ra. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ nhưng không phải loại nào cũng có thể sử dụng cho trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các loại thuốc bôi trĩ cho trẻ em rất an toàn, hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định điều trị.

Bệnh trĩ gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em
Bệnh trĩ gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em

Nguyên nhân gây trĩ ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể bị bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ em:

  • Di truyền: Bệnh trĩ có khả năng di truyền hoặc là trẻ bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh
  • Trẻ ngôi bô quá lâu: Khi bé ngồi bô quá lâu sẽ khiến cho khu vực hậu môn và trực tràn chịu áp lực lớn, các cơ tĩnh mạch bị sa giãn, hình thành búi trĩ và sa ra ngoài.
  • Căng thẳng thần kinh: Nếu trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, bị áp lực,… não bộ sẽ sản sinh ra chất ức chế hoạt động tiêu hóa, giảm khả năng co giãn của cơ hậu môn, gia tăng nguy cơ bị trĩ.
  • Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy: Tiêu chảy hay táo bón đều có thể gây tổn thường đến tĩnh mạch hậu môn, khiến chúng bị phình ra gây trĩ.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa giúp nhu động ruột, hình thành khối phân và đào thải độc tố trong cơ thể. Nếu chế độ ăn của bé bị thiếu chất xơ sẽ gia tăng nguy cơ táo bón, tình trạng này kéo dài dẫn đến trĩ.
  • Uống ít nước: Nước có vai trò bôi trơ hệ tiêu hóa, làm mềm phân và nhiều hoạt động của các cơ quan khác. Nếu cơ thể trẻ thiếu nước sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có trĩ.
  • Ít vận động: Trẻ ít vận động khiên máu lưu thông ở hậu môn giảm, tĩnh mạch trĩ phải chịu nhìu áp lực, gia tăng nguy cơ hình thành trĩ.
  • Cha mẹ vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Việc này sẽ khiến cho trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn và cả bệnh trĩ.
  • Bị các bệnh viêm nhiễm về đường tiêu hóa: Bệnh trĩ ở trẻ em có thể phát triển do ảnh hưởng của các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại trực tràng, viêm đại tràng co thắt…

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em

Các dấu hiệu giúp mẹ sớm nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em
Các dấu hiệu giúp mẹ sớm nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em

Theo thống kê cho thấy, hầu hết trẻ em bị bệnh trĩ đều do tình trạng táo bón kéo dài. Đây là hậu quả của chế độ ăn uống không hợp lý, bé sử dụng nhiều loai kháng sinh gây ảnh hưởng đến đường ruột,… Mẹ có thể nhận biết sớm bệnh trĩ ở bé, tiến hành điều trị nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ bị táo bón lâu ngày, khó chịu, đầy bụng và ăn chậm
  • Bé có triệu chứng khó tiêu, hay ngồi bồn cầu lâu
  • Trẻ kêu đau mỗi khi đi đại tiện
  • Ngoài ra trẻ còn có thể có các biểu hiện như khó đi đại tiện, chảy máu, phù thủng, da buí trĩ ở hậu môn ra ngoài,..

Bệnh trĩ ở trẻ em nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ khiến búi trĩ ngày càng sưng to, gây đau đớn khó chịu. Nghiêm trọng hơn có thể gặp các biến chứng như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn… 

Các loại thuốc bôi trĩ cho trẻ em tốt nhất hiện may

Ở trẻ em sử dụng thuốc bôi trĩ là biện pháp chữa trị được áp dụng khá phổ biến, giúp mang lại hiệu quả tốt, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Dưới đây là hai loại thuốc điều trị bệnh trĩ cho trẻ em rất an toàn, hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng mẹ có thể tham khảo:

1. Thuốc bôi trĩ cho trẻ em Titanoreine

Thuốc bôi trĩ Titanoreine sản xuất dưới dạng kem bôi, được nghiên cứu và điều chế tại Pháp. Thuốc được đặt chế dành cho trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành.

Thuốc bôi trĩ Titanoreine được đặt chế sử dụng cho trẻ em trên 12
Thuốc bôi trĩ Titanoreine được đặt chế sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi

Thành phần: Thuốc có chứa các thành phần

  • Carraghénates 
  • Titanium dioxide 
  • Zn oxide 
  • Lidocaine 
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

  • Làm búi trĩ co lại tạm thời, giảm hiện tượng viêm, sưng đau ở búi trĩ một cách nhanh chóng.
  • Tác dụng làm giảm tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Làm tê liệt các đầu dây thần kinh khu vực hậu môn, ngăn không cho tín hiệu đau nhức truyền về thần kinh trung ương.
  • Giúp quá trình tuần hoàn máy ở búi trĩ diễn ra nhẹ nhàng, làm giảm triệu chứng đau nhức.

Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn sạch
  • Vệ sinh tay sạch sẽ, bôi một lượng thuốc vừa phải lên vùng hậu môn
  • Sử dụng thuốc không quá 4 lần/ngày
  • Bôi thuốc ngay sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất

Giá thành: 1 tuýp thuốc bôi trĩ Titanoreine có giá thành dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ

2. Thuốc bôi trĩ cho trẻ em Preparation H

Thuốc bôi trĩ cho trẻ em Preparation H có nguồn gốc từ Mỹ, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi rất an toàn.

Thuốc bôi Preparation-H làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ, được bác sĩ khuyên dùng
Thuốc bôi Preparation-H làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ, được bác sĩ khuyên dùng

Thành phần: 

Các thành phần chủ yếu trong 1 tuýp Preparation H gồm:

  • Light mineral oil 14%
  • Petrolatum 71,9%
  • Phenylephrine HCl 0,25%
  • Shark liver oil 3,0%

Công dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng sưng, đau, ngứa ngáy ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
  • Có khả năng kháng viêm, chống co thắt trực tràng, giảm cảm giác đau của các cơ trơn trong ống hậu môn.
  • Ngăn chặn các tín hiệu cảm giác đau đớn ở các mô tổn thương lên thần kinh trung ương.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn của trẻ bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn sạch
  • Vệ sinh tay sạch sẽ, lấy lượng thuốc vừa đủ bôi thuốc lên vùng các búi trĩ ở hậu môn
  • Không sử dụng quá 4 lần/ngày

Giá thành: Hiện nay trên thị trường, giá bán một tuýp thuốc bôi trĩ Preparation H có giá dao động khoảng 300.000 – 350.000 VNĐ/tuýp 26g

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ cho trẻ em 

Thuốc bôi trĩ cho trẻ em nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến bệnh trở nặng và khó điều trị. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bị trĩ, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xây dựng cho bé chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát:

Cho trẻ uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát
Cho trẻ uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động dễ dàng hơn. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lùi tình trạng bệnh.
  • Cho trẻ uống đủ nước giúp cho quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Mẹ có thể tăng cường bổ sung cho bé nước lọc, nước ép trái cây, sữa đậu nành, canh,…
  • Tập cho bé thói quen lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường nhu động ruột.
  • Hạn chế không cho trẻ ngồi bô trong thời gian dài, tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ.
  • Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào điều trị bệnh cho bé, mẹ nên tham khảo và nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây tác dụng phụ táo bón ở trẻ.

Bệnh trĩ ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ cảm thấy đau đớn và gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy, mẹ nên sớm phát hiện để tiến hành điều trị nhanh chóng, hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Trong quá trình sử dụng thuốc bôi trĩ cho trẻ em, mẹ nên tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:13 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Búi trĩ bị xung huyết là gì? Có nguy hiểm không & Điều trị

Búi trĩ bị xung huyết là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này…

BS Tuyết Lan tư vấn trong chương trình VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị bệnh trĩ trong chương trình “Góc nhìn người tiêu dùng” – VTC2

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy,…

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Khi nào nên áp dụng?

Các công thức chữa bệnh trĩ bằng tỏi đã được dân gian truyền tay nhau áp dụng từ rất lâu…

Chữa bệnh trĩ bằng ốc sên được không? Chữa bệnh trĩ bằng ốc sên được không? Có nên áp dụng?

Trĩ là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi triệu chứng…

Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại? Phân Biệt Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 2 thể gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân biệt trĩ nội hay trĩ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua