Các Thực Phẩm Tốt Cho Đại Tràng Nên Bổ Sung Mỗi Ngày

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với các thực phẩm tốt giúp ích rất nhiều trong việc duy trì chức năng đại tràng, đặc biệt ở những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến bộ phận này. Cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm tốt cho đại tràng trong bài viết dưới đây và bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Những nhóm chất trong thực phẩm tốt cho đại tràng

Đại tràng là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa và hoạt động dựa theo cơ chế tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, việc hệ tiêu hóa gặp vấn đề với các nhóm thức ăn xấu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đại tràng và dễ hình thành các bệnh lý liên quan. 

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Để duy trì chức năng đại tràng bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, chất xơ, cellulose…

Theo các chuyên gia, việc ăn uống hàng ngày không cần phải kiêng khem quá mức, đặc biệt ở những người bị viêm đại tràng chỉ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua các nhóm thực phẩm sau đây: 

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: Đạm đóng vai trò thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. 
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là loại chất không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày nếu muốn đại tràng khỏe mạnh. Đây là nhóm thực phẩm giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng về viêm đại tràng. 
  • Nhóm thực phẩm chứa chất cellulose: Các loại thực phẩm chứa nhiều cellulose sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện và duy trì chức năng đại tràng. 

Gợi ý 12 loại thực phẩm tốt cho đại tràng nên sử dụng thường xuyên

Dưới đây là 12 “siêu thực phẩm” tốt cho đại tràng bạn không nên bỏ qua:

1. Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại cá rất giàu omega-3, một loại axit béo có lợi cho hệ tim mạch, trí não, làn da và chức năng đại tràng. Hoạt chất này có tác dụng giảm viêm nên khi sử dụng sẽ giúp cân bằng mức độ viêm nhiễm, bảo vệ đại tràng khỏi những tác động tổn thương. 

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Cá hồi giàu omega-3 tốt cho sức khỏe, đặc biệt với khả năng chống viêm tự nhiên giúp bảo vệ đại tràng khỏi các tác nhân gây hại

Bên cạnh cá hồi thì cá ngừ, dầu đậu nành, dầu hạt lanh… cũng là những nguồn axit béo omega-3 tốt bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao hoặc đang bị viêm đại tràng không nên ăn cá hồi sống, thay vào đó nên chế biến theo nhiều cách như áp chảo, hấp, rim… để tránh gây đau bụng. 

2. Thịt nạc

Thịt nạc là loại thực phẩm có chứa nguồn đạm dồi dào cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau khi trải qua các đợt viêm cấp, bảo vệ chức năng hệ tiêu hóa nói chung và chức năng đại tràng nói riêng.

Nếu như e ngại việc ăn nhiều thịt sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu thì bạn có thể chọn lựa sử dụng thịt nạc không da như thịt trắng từ gia cầm, thịt bò thăn, thịt heo thăn… để vừa có thể bổ sung đạm vừa ít dung nạp chất béo có hại cho cơ thể. 

3. Trứng

Trứng cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nguồn đạm cao, đáp ứng đủ nhu cầu để duy trì chức năng đại tràng. Đặc biệt, những người đang bùng phát cơn đau đại tràng cấp tính có thể dung nạp khá tốt lượng protein trong trứng, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, trứng cũng rất giàu vitamin nhóm B có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng tốt hơn. 

4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường chứa hàm lượng chất xơ rất cao giúp hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa và tăng cường chức năng đại tràng. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này còn giúp làm giảm chứng táo bón, phòng ngừa viêm đại tràng và giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột khỏe mạnh. 

5. Dầu olive

Theo một nghiên cứu lâm sàng trên 25.000 người tại ĐH Đông Anglia cho thấy, việc sử dụng dầu olive thay thế cho các loại dầu có nguồn gốc từ động vật giúp giảm nguy cơ bùng phát các cơn đau, viêm đại tràng. Các chuyên gia cho rằng, trong dầu olive chứa nguồn acid oleic cao không chỉ giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa phát triển bệnh viêm loét đại tràng.

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Dầu olive có tác dụng giảm đau và chống lại các tác nhân gây tổn thương đại tràng

6. Sữa chua

Sữa chua là một trong những siêu thực phẩm bạn không nên bỏ qua nếu muốn tốt chức năng đại tràng. Ăn nhiều sữa chua cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bổ sung nguồn probiotics thiết yếu cho đường ruột. Đây là nhóm các loại vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh, ức chế sự phát triển của các hại khuẩn, từ đó củng cố hệ miễn dịch đường ruột, bảo vệ đại tràng. 

7. Các loại bí

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hầu hết các loại quả thuộc họ bí như bí đỏ, bí xanh, bí hồ lô, bí đao, bầu… đều rất có lợi cho sức khỏe. Trong đó, nhờ chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa beta carotene và vitamin C cao giúp duy trì sự phát triển của các loại lợi khuẩn trong đường ruột, ngăn cản quá trình viêm nhiễm.

Tuy nhiên, nếu muốn tốt cho đại tràng và ngăn ngừa viêm loét, bạn không nên ăn bí sống để tránh gây đau bụng và tăng nặng các triệu chứng. Thay vào đó, hãy chế biến bí thành nhiều món ăn khác nhau như bí luộc, canh bí, nấu súp… 

8. Các loại rau củ

Các loại rau lá xanh chính là nhóm thực phẩm tích trữ nguồn chất xơ không hòa tan dồi dào và tốt cho sức khỏe con người. Khi cơ thể dung nạp nguồn chất xơ này sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, duy trì chức năng hoạt động của các bộ phận như dạ dày, ruột non, ruột già… 

Đồng thời, hàm lượng magie cao trong nhóm thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ cải thiện các cơn co thắt cơ bắp, giúp hệ tiêu hóa được thư giãn và hoạt động hiệu quả hơn. Một số loại rau lá xanh tốt cho đại tràng bạn nên sử dụng thường xuyên như:

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Các loại rau xanh giàu chất xơ không hòa tan tốt giúp thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ dạ dày, ruột non, ruột già…
  • Bông cải xanh
  • Rau ngót
  • Rau bina
  • Rau chân vịt
  • Rau dền
  • Măng tây
  • Rau thì là
  • … 

Ngoài ra, một số loại củ như khoai lang, củ cải đỏ… cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ổn định chức năng đại tràng nhờ chứa hàm lượng cao chất xơ, kali, sắt, magiê… 

9. Các loại trái cây

  • Táo: Táo chứa rất nhiều vitamin khoáng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp với người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong táo lại quá cao gây cản trở quá trình tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên dùng táo để chế biến thành sốt táo bằng cách gọt bỏ vỏ và nấu chín, lưu ý không nên cho đường. 
  • : Bơ là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa đơn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày nên ăn 1 quả bơ, đặc biệt những người bị sụt cân do viêm loét đại tràng càng nên ăn thường xuyên để bồ sung nguồn năng lượng dồi dào giúp bảo vệ sức khỏe. 
  • Đu đủ: Trong đu đủ có chứa hàm lượng cao thành phần papain, đây là một loại enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu protein trong cơ thể. Chính vì vậy, việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ giúp chức năng đại tràng hoạt động trơn tru hơn, giảm thiểu các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích như táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
  • : Trong quả lê chủ yếu chứa kali, chất xơ và nước có khả năng hỗ trợ đào thải các chất cặn bã và làm sạch ruột già. Đồng thời, giúp cải thiện các triệu chứng như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do viêm đại tràng. Bên cạnh đó, người bị bệnh đại tràng đi ngoài nhiều lần trong ngày nên ăn lê nhiều hơn để bù nước và các chất điện giải. 
  • Dưa hấu: Trong dưa hấu chứa hàm lượng cao hoạt chất lycopene với khả năng chống oxy cực mạnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và chống lại ung thư đại tràng. Ngoài ra, dưa hấu cũng rất nhiều nước, dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ, tốt cho sức khỏe đường ruột. 

10. Các loại hạt

  • Hạt óc chó: Hạt óc chó có chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa tốt cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chất này cũng giúp hỗ trợ phòng chống viêm đại tràng. 
  • Hạt hạnh nhân: Đây cũng là một trong những loại hạt chứa các chất béo không bão hòa quan trọng, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng. Tuy nhiên, nếu đang trong đau viêm đại tràng cấp bạn nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này để tránh làm tăng nặng các triệu chứng. 
  • Hạt chia: Hạt chia chứa nguồn chất xơ và omega-3 dồi dào có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong đường ruột. Không những vậy, một số hoạt chất khác còn giúp tạo ra môi trường cân bằng giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa nói chung và chức năng đại tràng nói riêng. 

11. Rong biển

Nếu muốn bồi bổ chức năng đại tràng thì rong biển là loại thực phẩm bạn không nên bỏ qua. Theo đó, rong biển chứa hàm lượng cao chất alginate kích thích niêm mạc ruột tiết ra nhiều chất nhầy giúp bôi trơn đường tiêu hóa, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm… 

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Rong biển kích thích tăng tiết chất nhờn, bôi trơn đường ruột và bảo vệ niêm mạc đại tràng

12. Gừng, tỏi

  • Gừng: Gừng có khả năng làm giảm nhanh cơn đau đại tràng cấp và chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Đồng thời, sử dụng gừng thường xuyên còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi do trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Tỏi: Hàm lượng cao chất allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ đại tràng trước những tác nhân gây hại. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Các loại thực phẩm không tốt cho đại tràng nên tránh sử dụng 

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt nên bổ sung hàng ngày như vừa nêu trên thì để duy trì chức năng đại tràng khỏe mạnh bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Các loại thực phẩm lạnh khiến đường ruột co thắt dữ dội và chính kích thích này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đại tràng
  • Thức ăn quá mặn: Những món kho mặn, nêm nếm đậm vị, dưa cải muối sỏi… đều có chứa lượng natri cao dễ làm tăng nhiệt cho đường ruột. Từ đó khiến cho đại tràng bị kích ứng, tổn thương và dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng muối quá mức trong thực đơn ăn uống hàng ngày, tốt nhất nên tạo thói quen ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe. 
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, dầu mỡ gốc động vật hay các món chiên xào ngập trong dầu… đều là thứ bạn cần tránh xa nếu không muốn mắc bệnh đại tràng. Vì dầu mỡ rất khó tiêu hóa, tạo áp lực cho dạ dày và làm tăng gánh nặng cho đại tràng. 
  • Thực phẩm sống, tái: Các món như sushi, sashimi, gỏi, nộm… từ các loại hải sản tươi sống, rau sống… đều có chứa một số mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Khi ăn vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt là ruột già. 
  • Các món cay nóng: Những người có thói quen ăn cay quá mức thường có nguy cơ cao bị táo bón, tổn thương niêm mạc đại tràng và kéo theo nhiều bệnh lý liên quan khác. 
  • Thức ăn lạnh: Những loại đồ ăn, thức uống lạnh như kem, đá… khiến nhu động ruột phải co thắt mạnh và liên tục. Đây chính là nguyên nhân tại sao ăn đồ lạnh thường bị tiêu chảy, bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ bị tổn thương và viêm loét đại tràng. 
  • Rượu, bia: Lạm dụng rượu bia quá mức không chỉ làm tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn khiến niêm mạc đại tràng bị kích thích, dẫn đến viêm loét, thậm chí gây thủng và ung thư đại tràng. 

Hy vọng những thông tin về các loại thực phẩm tốt cho đại tràng được tổng hợp trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bên cạnh ăn uống, hãy tạo cho mình một lối sống, thói quen sinh hoạt điều độ để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa nói chung, bảo vệ chức năng đại tràng nói riêng. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 13:53 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:07 - 06/02/2023
Chia sẻ:
7 cách giảm đau đại tràng nhanh – đơn giản bằng mẹo

Viêm đại tràng thường gây đau âm ỉ hoặc đau cố định ở bụng, hố chậu trái hay hố chậu…

TTPTH đã vượt qua 4 bài kiểm định về chất lượng theo hướng dẫn của ICH Nguồn gốc bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Kỳ 1: Hành trình đi tìm “THẦN DƯỢC” chữa bệnh đại tràng của dân tộc Tày

Sau nhiều năm được đưa vào ứng dụng, bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn đã trở thành giải pháp…

các thành phần cấu tạo của ruột già Ruột già là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & chức năng

Bệnh lý về ruột già khá phổ biến. Tuy nhiên, không nhiều người biết ruột già là gì, nằm ở…

Viêm đại tràng cấp tính là gì? Dấu hiệu và cách xử lý Viêm đại tràng cấp tính là gì? Dấu hiệu và cách xử lý

Viêm đại tràng cấp tính là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng lâu dài đến…

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua