Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bơi là một môn thể thao dưới nước có tác dụng rất tốt đối với cột sống và xương khớp nói chung. Vậy đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không, và nên bơi như thế nào để không gây tổn thương cột sống. Bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.. Bơi lội không làm tăng thêm trọng lực lên các đốt sống mà ngược lại có tác dụng giúp xương, cơ hoạt động và giúp điều trị bệnh hiệu quả khi kết hợp cùng các bài thuốc đặc trị.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?
Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không, đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?

Nhiều người cho rằng thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cần hạn chế vận động, do tình trạng cột sống bị đau nhức có thể tổn thương nghiêm trọng hơn nếu luyện tập. Tuy nhiên các chuyên gia xương khớp đã khẳng định, nếu như tình trạng thoát vị vẫn còn ở mức nhẹ thì bệnh nhân vẫn có thể vận động và tập thể dục bình thường.

Tại nhiều quốc gia phát triển, bơi lội được đánh giá là hình thức trị liệu xương khớp hiệu quả. Trong đó, tác dụng chính của phương pháp tập luyện dưới nước này là tăng cường lưu thông máu đến các khớp xương của bạn. Khi bơi lội, nước sẽ nâng đỡ và làm dịu đi những cơn đau mỏi do bệnh xương khớp gây ra. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?

Những nghiên cứu đã chứng minh rằng các động tác vận động khi bơi lội tác động rất tốt đến chức năng cột sống và đĩa đệm. Với người bị thoát vị, bơi lội được xem như một cách hỗ trợ điều trị và giảm đau hiệu quả. Bên cạnh phương pháp vật lý trị liệu, bơi lội có thể hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và cấu trúc lại cột sống bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp thoát vị nhẹ, bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ việc bơi lội thường xuyên.

Hoạt động bơi lội kích thích cơ bắp phát triển, sửa đổi những tổn thương và sai lệch cột sống. Ngoài ra phương pháp trị liệu này cũng có hiệu quả giúp làm giảm cơn đau, mỏi và tê bì các chi do thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cột sống. Bơi lội cũng giúp thư giãn và điều trị tốt những triệu chứng tắc nghẽn lưu thông, giúp các cơ xương vận động tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, người bệnh trong độ tuổi trung niên có thể phòng ngừa thoái hóa xương khớp sau khi luyện tập với bộ môn này.

Lợi ích của bơi lội đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?
Bơi lội giúp làm giảm đáng kể những áp lực cơ thể đè nặng lên cột sống

Những tác dụng của bơi lội đối với sức khỏe đã được chuyên gia khẳng định. Trong đó, các lợi ích chính mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể nhận được là:

Bơi lội giúp giảm tải áp lực lên đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xuất phát một phần từ những áp lực lớn của cơ thể tạo lên đĩa đệm. Khi tập bơi, nhờ có lực nước nâng đỡ mà đĩa đệm có thể thả lỏng, hiện tượng chèn ép không xảy ra. Đây là một cách rèn luyện thể chất tốt mà không tạo ra lực tác động hay ma sát đến đĩa đệm.

Ngoài ra khi bơi, nhờ lực từ nguồn nước mà người bệnh cũng sẽ nhận thấy cấu trúc cột sống có sự thay đổi. Thực tế môi trường nước là điều kiện để bạn có thể vận động an toàn. Thay vì những môn thể thao khác có thể khiến cơ thể bạn chấn thương nặng nhưng với cách vận động dưới nước, cơ thể bạn sẽ được bảo vệ toàn diện. Ngoài ra bộ môn bơi lội cũng giúp cho việc phục hồi các khớp bị tổn thương sau mổ thoát vị diễn ra thuận lợi hơn.

Tăng cường sức dẻo dai cho khớp xương

Tình trạng khớp xương thoái hóa, thoát vị thường xảy ra từ những nguyên nhân cơ học, do chấn thương hoặc tuổi tác… Tận dụng dòng nước và sức nặng của nước có thể thay đổi những tổn thương cơ học này. Các chuyên gia đã chứng minh việc bơi lội có thể giúp cơ thể vận động toàn diện. Nhờ đó mà ở những bệnh nhân không thể tập thể thao bình thường có thể linh hoạt vận động bằng cách bơi lội dưới nước.

Bơi lội tác động đến vùng cánh tay, gáy, cổ, hông , chân, và cột sống,… những động tác được tiếp nối khi bơi cũng sẽ giúp cơ khớp của người bệnh linh hoạt hơn. Khi tập bơi, cơ thể chúng ta có thể rèn luyện được sức bền bỉ, linh hoạt, cột sống và hệ thống các đĩa đệm dẻo dai hơn. Vì thế đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ, bơi lội sẽ giúp đối phó hiệu quả với nguy cơ thoái hóa cột sống – một biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm.

Giúp giảm đau, giảm viêm

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?
Nhờ có sức nâng đỡ của nước mà xương khớp có thể hoạt động tốt không xảy ra chấn thương

Những tác dụng của phương pháp trị liệu từ nước được phát huy tuyệt đối với những bài tập bơi lội. Trong đó tác dụng tăng cường sức bền, giảm đau khi bơi đã được nhiều bệnh nhân công nhận. Thực tế, việc bơi lội cũng giúp tăng cường thể tích ở khoang phổi, khi oxy được cung cấp nhiều hơn cho cơ thể thì thể tích máu cũng tăng, từ đó ổn định cấu trúc cơn và giúp làm giảm cơn đau nhức. 

Khi vận động dưới nước, hệ thống bao xơ sẽ tăng tiết dịch nhờn bôi trơn đầu khớp phủ xương. Điều này sẽ cải thiện được hiệu quả những cơn đau đĩa đệm do ma sát gây ra. Do đĩa đệm không được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu, vì thế khi cơ thể được tăng cường tuần hoàn sẽ làm dịu cơn đau do đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. 

Người bị thoát vị đĩa đệm nên bơi theo kiểu nào?

Mặc dù bơi lội mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cột sống và đĩa đệm, tuy nhiên không phải mọi tư thế bơi lội đều được khuyến khích. Trong đó tư thế bơi bướm hay bơi ếch không mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Do khi bơi ở tử thế này, đòi hỏi người bệnh phải vận dụng sức mạnh cơ bắp, tư thế này thường được các vận động viên áp dụng để thi đấu. Khi bơi ếch hay bơi bướm, cột sống sẽ phải nới rộng và các đĩa đệm sẽ chịu áp lực lớn. Những khu vực cơ phải dùng sức nhiều nhất để bơi bướm là khu vực lưng, hông và chân.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?
Tư thế bơi cơ bản phù hợp với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp nói chung

Với những bệnh nhân bị đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm không nên tập bơi theo tư thế này. Do vùng ngực và lưng của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nặng nề, đau nhức nghiêm trọng sau khi bơi. Ngoài ra tư thế bơi này cũng dễ gây ra trật khớp nếu như bạn không chú ý đến các vận động linh hoạt khi bơi. Trong trường hợp bạn chỉ biết tư thế bơi ếch, khi tập luyện cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Đầu tiên bạn nên mở rộng vòng tay và không nên nâng đầu quá cao. Hạn chế tối đa việc mở rộng chân và cong lưng, tư thế này sẽ ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm của bạn.
  • Người bệnh nên bơi bướm hoặc bơi ếch theo tư thế cải tiến, trước tiên vạn nên duỗi thẳng cơ thể và thả lỏng hai chân, đồng thời bạn nên nâng phần thân cho việc hít thở.
  • Khi bơi, bạn nên thả lỏng cơ thể của bạn ở dưới nước và sau đó bạn bắt đầu di chuyển chân để tạo lực đẩy cho cơ thể tiến về phía trước. 
  • Kết hợp với lực đẩy của đôi chân, bạn hãy duỗi tay ra hết sức để kéo cơ thể lên tên, cùng lúc chuyển động nhẹ nhàng với khớp  vai, cổ và lưng dưới sao cho cơ thể được kéo căng nhẹ nhàng.
  • Khi bơi bạn nên để phần môi và cằm ngang mặt nước, tránh việc bạn vung tay hay đẩy chân quá mức như vận động viên, điều này sẽ khiến cơ thể bạn quá sức.
  • Khi bơi theo tư thế này, bạn cần chú ý giữ phần đầu càng thấp càng tốt, khi bơi đôi khi có thể ngẩng đầu lên nhưng không làm thay đổi tư thế cột sống của bạn.

Những lưu ý bơi lội đúng cách khi bị thoát vị đĩa đệm

Với bất kỳ môn thể thao nào, không riêng gì so với thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ về việc luyện tập trước. Tuy theo mức động tổn thương ở đĩa đệm mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những tư thế bơi phù hợp. Trên hết bạn cần đảm bảo thể lực khỏe mạnh,  khi bơi cần thực hiện đúng động tác. Người bệnh cũng không nên gắng sức khi bơi lội, những lưu ý bạn nên tuân thủ khi bơi lội như sau:

  • Trước khi bơi bạn nên khởi động kỹ lưỡng để tránh xảy ra tình trạng co cơ, chuột rút khi đang bơi
  • Tư thế bơi chó, bơi ếch đơn giản tương đối an toàn với người bị thoát vị đĩa đệm.
  • Người bệnh không nên bơi sải hay các tư thế phức tạp như vận động viên.
  • Bơi lội nhằm mục đích thư giãn và rèn luyện thể lực, bạn không nên dùng quá nhiều sức khi bơi.
  • Thời gian bơi lội lý tưởng là khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, tốt nhất bạn nên bơi vào buổi sáng.
  • Trước khi bơi bạn nên ăn lót dạ khoảng 30ph trước đó, không nên ăn quá no khi bơi sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. 
  • Nếu như bạn không biết bơi, có thể sử dụng phơi bơi để bám vào và thư giãn, đạp chân, tránh nằm lên phao.
  • Để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn không nên bơi khi vừa đi nắng về, hoặc khi cơ thể quá mệt mỏi…
  • Song song với bơi lội, một số bộ môn luyện tập khác như đi bộ, chạy bộ hoặc những bài tập vật lý trị liệu với tần suất vừa phải cũng phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
  • Người bệnh nên trì bơi lội nhằm mục đích trị liệu trong vòng 3-4 buổi mỗi tuần sẽ tăng cường thể chất tốt.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?
Bơi lội đúng cách và đúng tư thế sẽ cải thiện cấu trúc cột sống và tăng cường sức bền của cơ thể

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không. Các nghiên cứu đã khẳng định bơi lội giúp hạn chế các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, hoặc ít nhất bộ môn này cũng sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm đau tại vùng đĩa đệm của bạn. Vì thế song song với những hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng chế độ luyện tập cho bản thân để góp phần cải thiện bệnh hiệu quả.

 Có thể bạn quan tâm: 9 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ nhiều người dùng

                                        7 bài tập giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ nhanh khỏi

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 00:03 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 17:14 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nguyên nhân đau lưng không cúi được và cách trị nhanh nhất

Đau lưng không cúi được thường xảy ra do tuổi tác cao, vận động quá mức, chấn thương hoặc do…

Thoát vị đĩa đệm có xu hướng ngày càng tăng cao ở người trẻ tuổi Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng – Vì sao?

Thông thường, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 50 - 60…

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống hoạt động như một trục đàn hồi mạnh mẽ để bảo vệ các khớp xương, mang…

Quy trinh khám chữa bệnh luôn khoa học VTV2 đưa tin công tác điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Ngày 01/12/2020, VTV2 Chất lượng cuộc sống đăng tải phóng sự về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và…

Châm cứu là liệu pháp giảm thiểu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn. Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm – Liệu pháp an toàn giúp cải thiện bệnh

Sử dụng châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp giúp cải thiện các triệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua