Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thận ứ nước là một trong những bệnh lý về thận phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Bệnh không chỉ đơn thuần gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thận ứ nước có biến chứng gì và cách phòng ngừa như thế nào hiệu quả?

Thận ứ nước có biến chứng gì?
Thận ứ nước là tình trạng tích tụ nước tiểu trong thận do tắc nghẽn đường tiết niệu

Những thông tin cần biết về bệnh thận ứ nước

Thận ứ nước (Hydronephrosis) là một trong những dạng tổn thương chức năng thận phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng thận bị giãn nở quá mức hoặc sưng to do ứ đọng nước tiểu nhiều trong thận, gây ra tắc nghẽn niệu đạo khiến nước tiểu không thể đi xuống bàng quang để được đào thải ra ngoài. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên thận và mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. 

Những người bị thận ứ nước nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào và suy giảm chức năng hoạt động của thận. Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm và chủ động điều trị sẽ dễ dàng kiểm soát, đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh lơ là chủ quan trong điều trị, để bệnh kéo dài và diễn tiến âm thầm trọng vài tháng, vài tuần thì bệnh sẽ này ngày càng nặng, nguy cơ hình thành biến chứng cao hơn, nhất là ở giai đoạn thận ứ nước mạn tính. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thận ứ nước như viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, do dị dạng hẹp niệu đạo bẩm sinh, bệnh trào ngược bàng quang – niệu quản hoặc những yếu tố nguy cơ như thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều muối, uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng thuốc Tây… Đây là những nguyên nhân khiến niệu đạo bị tắc nghẽn và gây ra rối loạn hệ thống tiết niệu cùng vài cơ quan khác trong cơ thể. 

Thận ứ nước có biến chứng gì?
Bệnh thận ứ nước tiến triển qua 4 cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng khác nhau

Bệnh được chia làm 2 dạng với những đặc điểm như sau:

Chắc chắn bệnh thận, hay thận ứ nước sẽ khỏi hoàn toàn nếu bạn biết tới 7 cách trị ngay tại nhà sau đây. Hiệu quả bất ngờ nhất đến từ cách thứ 7.
  • Thận ứ nước cấp tính: Được xem là giai đoạn đầu của bệnh với một số dấu hiệu đặc trưng như đau bụng, đau hai bên mạn sườn rồi lan dần xuống háng, buồn nôn, đi tiểu đau rát, khó chịu, tiểu rắt… Trong một số trường hợp hiếm gặp thấy có máu xuất hiện trong nước tiểu do trong thận có sỏi. 
  • Thận ứ nước mạn tính: Kích thước thận tăng lên theo thời gian do ứ đọng nhiều nước tiểu. Trong một số trường hợp xuất hiện những khối u trong bàng quang gây chèn ép chức năng thận kèm theo rối loạn chất điện giải (kali, canxi, natri) gây ra một số triệu chứng như co thắt cơ bắp, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, thiếu máu, da dẻ xanh xao…

Theo các chuyên gia, thận ứ nước diễn tiến qua 4 cấp độ (lần lượt từ 1 đến 4) với cấp độ tăng dần. Trong giai đoạn đầu của bệnh (độ 1 và độ 2), triệu chứng bệnh thường ít và không rõ ràng khiến người bệnh khó có thể phát hiện sự bất thường cũng như tập trung điều trị. Tuy nhiên, đến những giai đoạn tiếp theo bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn (độ 3 và 4) sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày cũng như là tiền đề phát triển nhiều biến chứng liên quan. 

Bệnh thận ứ nước có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới và những người mắc một số bệnh lý về thận như sỏi thận, sỏi tiết niệu, ung thư đại tràng, ung thư tử cung, bệnh lý liên quan tuyến tiền liệt… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ngoài ra, thận ứ nước không có tính di truyền như nhiều người vẫn nghĩ. 

Đặc biệt, thận ứ nước khi mang thai rất hay xảy ra vì sự phát triển của thai nhi càng lớn sẽ gây chèn ép đến các cơ quan lân cận, trong đó có hệ thận – tiết niệu. Thai phụ bị thận ứ nước cần hết sức chú ý theo dõi và chăm sóc để tránh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Thận ứ nước có biến chứng gì?

Thận ứ nước được đánh giá là không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm. Ngược lại, không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chức năng thận bị suy giảm, các chất độc hại không được đào thải ra khỏi cơ thể gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như:

1. Suy thận

Biến chứng đầu tiên phải kể đế là suy thận và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thận ứ nước. Tình trạng suy thận cấp có thể diễn ra nhanh chóng trong thời gian ngắn khiến người bệnh không kịp phòng ngừa, đến lúc phát hiện đã ở giai đoạn muộn, chức năng thận bị tổn thương hoàn toàn và không có khả năng phục hồi, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Lúc này, cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa như chạy thận nhân tạo hoặc cấy ghép thận để cải thiện triệu chứng, thuyên giảm tình trạng bệnh cũng như kéo dài sự sống của người bệnh. 

2. Viêm cầu thận

Đây là một trong những biến chứng hầu như người bệnh thận ứ nước nào cũng gặp phải. Cơ quan bài tiết hoạt động một chiều theo quy trình thận lọc các chất độc hại, cặn bã vào trong nước tiểu và đưa xuống bể thận rồi di chuyển xuống niệu đạo, bàng quang và thoát ra ngoài khi chúng ta tiểu tiện. 

Thận ứ nước có biến chứng gì?
Viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiết niệu lâu ngày gây suy thận không thể phục hồi là những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tuy nhiên, một khi xảy ra vấn đề trong quá trình này, nước tiểu không thể xuống niệu đạo bàng quang để thoát ra ngoài sẽ làm suy giảm chức năng của màng lọc gây ra tình trạng viêm nhiễm cầu thận cùng hàng loạt các tổn thương khác. Khi bị viêm cầu thận cũng đồng nghĩa với việc chức năng thận đã bị suy giảm 50% và kèm theo một số triệu chứng là các bệnh lý như tăng huyết áp, thiếu máu, phù nề…

3. Vỡ thận

Đây là biến chứng khá hiếm gặp tuy nhiên nếu xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm. Hầu hết những trường hợp thận ứ nước dẫn đến thận ứ nước là do sỏi thận gây ra. Những viên sỏi có kích thước lớn di chuyển theo nước tiểu xuống niệu đạo và bị kẹt lại gây tắc nghẽn nước tiểu. 

Dù nước tiểu không thể xuống được nhưng thận vẫn duy trì chức năng hoạt động lọc bình thường khiến lượng nước tiểu bị tích tụ ngày càng nhiểu hơn khiến cho màng bọc bên ngoài bể thận không giữ được và bị vỡ ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra tử vong. 

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm vừa kể trên, thận ứ nước còn gây ra nhiều mệt mỏi và bệnh lý đi kèm như:

  • Tăng huyết áp: Thận ứ nước làm tăng chỉ số huyết áp cùng nhiều triệu chứng khác khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng suy yếu. 
  • Mất nước: Người bệnh bị mất nước khiến cơ thể không có năng lượng, thiếu sức sống và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 
  • Đau đớn: Thận ứ nước càng nhiều thì càng phình to, căng giãn gây ra những cơn đau nhức quằn quại, bệnh càng nặng thì những cơn đau càng tăng dần về cấp độ và tần suất. Cơn đau đầu tiên thường xuất hiện ở hông lưng và lan sang bụng dưới, háng. 

Bệnh thận ứ nước có chữa khỏi không?

Có thể thấy, mang bệnh thận ứ nước càng lâu càng làm suy giảm sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng do biến chứng. Vì vậy, chủ động tiếp nhận điều trị càng sớm tỷ lệ trị bệnh thành công càng cao. Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị thận ứ nước, tùy vào mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

1. Điều trị thận ứ nước bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị thận ứ nước như:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị thận ứ nước. Thuốc có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này được cảnh báo có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần hết sức cân nhắc khi sử dụng, tuân thủ liều dùng do bác sĩ đưa ra. 
  • Thuốc điều hòa huyết áp: Với những người bị thận ứ nước bị tăng huyết áp quá cao từ 130 trở lên sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này để hỗ trợ kiểm soát huyết áp. 
  • Thuốc điều trị rối loạn các chất điện giải: Những người bị thận ứ nước do rối loạn nồng độ các chất điện giải như kali, natri trong máu sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh. 
Thận ứ nước có biến chứng gì?
Điều trị thận ứ nước là biện pháp được ưu tiên hàng đầu nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh

2. Điều trị thận ứ nước bằng thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược tốt trong hỗ trợ điều trị thận ứ nước, điển hình như râu ngô, kim tiền thảo, cỏ xước, xích đồng… Dược tính của các loại thảo dược này giúp hỗ trợ phục hồi những tổn thương thận, khai thông đường tiểu, từ đó khắc phục những triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích áp dụng phương pháp này cho những trường hợp bị thận ứ nước mức độ nặng để tránh làm mất thời gian vì sẽ không có hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng cũng cần tuân thủ liều dùng, tránh lạm dụng để phòng ngừa rủi ro. 

3. Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp mắc bệnh thận ứ nước cấp độ nặng, bắt buộc người bệnh tiếp nhận điều trị chuyên sâu để xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm. 

  • Dùng tia laser: Đây là thủ thuật thường được áp dụng nhằm loại bỏ sỏi thận đang bị kẹt trong đường tiết niệu. Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, hạn chế đau đớn nhưng khá mất thời gian vì người bệnh phải thực hiện nhiều lần mới có thể loại bỏ hết sỏi trong thận. 
  • Phẫu thuật: Những trường hợp bệnh diễn tiến đến mức độ nặng hoặc người bệnh thận ứ nước bẩm sinh do hẹp niệu đạo sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng phương pháp này lại có chi phí khá cao. 

Cách phòng ngừa bệnh thận ứ nước

Chủ động phòng ngừa bệnh thận ứ nước là cách tốt nhất giúp bạn có một sức khỏe ổn định và duy trì chức năng thận bình thường. Để đạt được điều này không hề khó, chỉ cần bạn chú ý thực hiện một số điều đơn giản sau đây:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít. Nước sẽ hỗ trợ làm loãng nước tiểu, hòa tan các chất cặn bã, độc hại, giúp thận dễ dàng lọc và thải chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh nước lọc, nước sôi để nguội thì người bệnh cũng có thể xen kẽ sử dụng các loại nước mát (lá mã đề, râu ngô, kim tiền thảo…) hoặc nước ép trái cây. 
  • Chế độ ăn uống khoa học, ăn ít muối, đường, ít chất béo dầu mỡ động vật, không sử dụng chất kích thích, rượu bia. 
  • Để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng, chú ý giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, lau rửa hằng ngày, lâu từ trước ra sau. Ngoài ra, không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng và không tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm ở ao, hồ, sông, suối. 
  • Có một lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ đủ giấc, không thức khuya để tránh khiến thận hoạt động quá sức. Tập thể dục thể thao hằng ngày và tìm hiểu tham khảo một số loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ chức năng thận. 
Thận ứ nước có biến chứng gì?
Ăn ít muối, nhiều vitamin khoáng chất, tập thể dục hằng ngày, uống nhiều nước là cách phòng ngừa thận ứ nước hiệu quả

Có thể thấy, những biến chứng của bệnh thận ứ nước đều đáng lo ngại, là rủi ro có thể phát sinh bất kỳ lúc nào nếu người bệnh lơ là trong điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu không bình thường nên đến các bệnh viện chuyên khoa để sớm thăm khám và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 00:35 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:15 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh thận, thận ứ nước khiến bạn khó chịu, mệt mỏi? Nhưng với bài thuốc số 7 - gia truyền 150 năm dòng họ ĐỖ bạn sẽ hoàn toàn chấm dứt căn bệnh khó chịu này. CLICK xem ngay.
Thận ứ nước độ 4 nguy hiểm không? Cần làm gì?

Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương  cho thận nghiêm trọng và có thể mang đến nhiều biến chứng…

Thận ứ nước độ 2 Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị

Thận ứ nước độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ giai độ 1 với nhiều triệu chứng bệnh rõ…

7+ cách trị thận ứ nước tại nhà mang lại hiệu quả

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ rễ cỏ tranh, râu ngô, kim tiền thảo đang được nhiều bệnh…

Thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết

Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh…

Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

Ngoài thuốc Tây, các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược dân gian hay thuốc Đông y cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua