Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Biểu hiện và Cách phòng chống

Dựa trên mức độ bệnh, người ta chia tai biến thành 2 dạng là tai biến nhẹ ở người già và tai biến mạch máu não nghiêm trọng. Trong đó, tai biến nhẹ ở người lớn tuổi xảy ra rất phổ biến, do được coi là nhẹ nên thường bị người bệnh chủ quan, không phát hiện mình có dấu hiệu tai biến dẫn đến phát hiện muộn, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh. 

Tai biến nhẹ ở người già là gì?

Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ não hay tai biến, xảy ra khi tế bào não bị tổn thương, chết đi do gián đoạn lưu thông máu đến não, thường do nhồi máu não (liên quan đến mảng xơ vữa hoặc cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu) hoặc do xuất huyết não. Tình trạng này khiến các tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất, gây tổn thương não nghiêm trọng. Thời gian thiếu máu não càng dài thì mức độ tổn thương càng lớn, nguy cơ tàn tật và tử vong càng cao.

Tai biến nhẹ là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi
Tai biến nhẹ là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi

Dựa theo mức độ bệnh, các chuyên gia đầu ngành chia tai biến thành 2 dạng chính là tai biến nhẹ ở người già và tai biến nặng. Trong đó, tai biến nhẹ ở người già là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não xảy ra ở vị trí gần vỏ não. Đây là vùng não lân cận thường có ít vai trò trong việc kiểm soát chức năng hơn nên dễ can thiệp, được đánh giá là không quá nguy hiểm, có thể hồi phục tốt nếu được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, tình trạng tai biến thể nhẹ có liên quan đến xuất huyết não nhỏ cũng dễ cứu chữa hơn do máu chỉ rò rỉ một phần, không nguy cấp bằng tình trạng tai biến xuất huyết não khác. 

Thực tế, tai biến mạch máu não thể nhẹ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người trẻ lẫn người già. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề tuổi tác, sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể nên căn bệnh này có tỷ lệ xuất hiện ở người già cao hơn người trẻ. Tai biến nhẹ xảy ra ở vùng gần vỏ não, có ít chức năng và vai trò nên được xếp vào mức độ nhẹ. Trường hợp tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não nằm sâu trong não, xuất huyết nghiêm trọng hoặc tắc nghẽn ở những vị trí quan trọng, phức tạp thì được gọi là tai biến thể nặng.

Tai biến mạch máu não nhẹ ở người già có nguy hiểm không?

Nhiều người nghe đến tai biến mạch máu não nhẹ ở người già sẽ liên tưởng đến cơn thiếu máu não thoáng qua, cho rằng tình trạng này nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục, mạch máu có thể tự thông trở lại. Thế nhưng, mặc dù được đánh giá là không nguy hiểm bằng dạng tai biến khi tổn thương mạch máu ở sâu trong não, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc có tỷ lệ tàn phế cao. 

Ở người lớn tuổi, các cơn tai biến thể nhẹ xảy ra rất thường xuyên, nếu không được kịp thời phát hiện, điều trị, kiểm soát, sẽ rất dễ trở thành cơn tai biến nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Về bản chất, tai biến nhẹ ở người già vẫn rất nguy hiểm, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng bệnh. Sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh bị tai biến xuất huyết não, lúc này, máu sẽ lan ra vùng não xung quanh, gây ra tình trạng phù não, tổn thương các tế bào não, khiến máu tụ quanh não. Bệnh nhân thường bị mất ý thức tạm thời, nếu không được cấp cứu thì mức độ tổn thương là vô cùng cao.

Các triệu chứng tai biến nhẹ ở người già thường không quá nổi bật, dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác ở tuổi già. Đây là lý do mà nhiều người lớn tuổi không nhận ra mình có dấu hiệu tai biến. Điều này khiến cơn tai biến thật sự dễ xuất hiện, thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh bị tai biến khi ngủ, dẫn đến phát hiện muộn, không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót thì đa phần phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thường là tàn phế, liệt nửa người cần có người chăm sóc đặc biệt. 

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ ở người già 

Các dấu hiệu tai biến nhẹ ở người già thường xảy ra đột ngột, dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh do tuổi tác khác. Có nhiều trường hợp, cơn tai biến xảy ra khi người bệnh đang sinh hoạt hoặc đang ngủ, rất khó nhận biết và phát hiện. Một số triệu chứng giúp nhận biết tai biến nhẹ ở người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Đột nhiên bị xây xẩm mặt mày, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội
  • Mặt lệch, méo miệng, được thể hiện rõ khi bệnh nhân cười
  • Tê yếu tay chân, thậm chí có thể bị liệt, tê cứng một bên tay chân
  • Một bên tay không thể cầm nắm đồ vật, dễ bị rơi vỡ
  • Mất thăng bằng, dễ té ngã, đi không vững
  • Rối loạn ngôn ngữ, nói khó, không diễn đạt được điều muốn nói
  • Nuốt nghẹn, gặp khó khăn trong việc nhai nuốt
  • Mắt nhìn mờ, thị lực giảm sút, có thể bị mất thị lực đột ngột… 
Đau nhức đầu dữ dội, đột nhiên bị tê cứng tay hoặc chân, khó nói, nói đớ... có thể là dấu hiệu của tai biến
Đau nhức đầu dữ dội, đột nhiên bị tê cứng tay hoặc chân, khó nói, nói đớ… có thể là dấu hiệu của tai biến

Để đánh giá một người có thể bị tai biến nhẹ hoặc tai biến mạch máu não hay không, các chuyên gia thường dựa trên nguyên tắc F.A.S.T. Đây là nguyên tắc được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Cụ thể gồm:

  • FACE: Đánh giá qua khuôn mặt, người bệnh sẽ được yêu cầu cười, nhe răng, lúc này biểu hiện méo miệng, lệch mặt sẽ được thể hiện rõ ràng
  • ARM: Đánh giá qua khả năng hoạt động của tay chân, bệnh nhân được yêu cầu giơ cao hai tay, nếu tay nào rơi xuống trước thì tay đó bị yếu hoặc liệt
  • SPEECH: Đánh giá qua khả năng ngôn ngữ, bệnh nhân được yêu cầu lặp lại một cụm từ đơn giản. Mức độ tổn thương sẽ được đánh giá qua việc bệnh nhân có hiểu được hay không, có lặp lại được câu nói đó không, giọng nói có rõ ràng như bình thường không, có bị đớ không
  • TIME: Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nào như đã đề cập một cách đột ngột, cần nhanh chóng gọi 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa điều trị đột quỵ gần nhất trong thời gian sớm nhất. 

Nguyên nhân gây tai biến nhẹ ở người già 

Tai biến mạch máu não nhẹ ở người già cũng nguy hiểm không kém các cơn tai biến nghiêm trọng, nếu không sớm phát hiện có thể gây ra cơn tai biến thực sự. Tình trạng tai biến nhẹ có thể được dùng để chỉ cho trường hợp cơn tai biến xảy ra ở gần vỏ não, cũng có thể được dùng cho trường hợp đột quỵ thoáng qua, tức là thiếu máu não đột ngột trong thời gian ngắn, dưới 1 giờ sau đó mạch máu não tự tái thông trở lại. Dù là tình trạng nào thì người bệnh cũng cần được sớm đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Được biết, nguyên nhân chính gây tai biến ở người già là do nhồi máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn có liên quan đến cục máu đông hoặc sự dày lên của mảng xơ vữa động mạch chiếm 80% các trường hợp tai biến. Ngoài ra, tai biến cũng có thể do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ chiếm 20% các trường hợp. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị tai biến nhẹ và tai biến ở người già thường là:

  • Do tuổi tác: Người cao tuổi cơ thể đã dần lão hóa, các mạch máu cũng trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, dễ hình thành các mảng xơ vữa khi do rối loạn lipid hoặc vỡ mạch máu khi áp lực lên thành mạch gia tăng.
  • Bệnh lý: Người cao tuổi cũng thường hay mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường… Những bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch, tạo áp lực lên thành mạnh, dẫn đến sự hình thành của cục máu đông và tình trạng vỡ mạch máu. 
  • Khả năng điều hòa thân nhiệt kém: Tuổi tác cao khiến cơ thể người già dễ bị đột quỵ khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Hơn nữa, khi thời tiết lạnh, cơ chế điều hòa tuần hoàn não của người lớn tuổi kém đi, nếu ngồi dậy đột ngột, cơ thể bị lạnh sẽ dễ xảy ra chứng tai biến nhẹ. 
  • Yếu tố khác: Các yếu tố khác có thể gây tai biến nhẹ ở người già có thể là do thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, bị bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn đông máu, bị dị dạng động tĩnh mạch hoặc có chấn thương ở đầu…

Các triệu chứng tai biến nhẹ và tai biến mạch máu não ở người già và người trẻ thường tương đối giống nhau, tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương mà mức độ bệnh sẽ khác nhau. Tai biến nhẹ ở người già dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, các triệu chứng cũng không quá nổi bật, dẫn đến người bệnh được phát hiện chậm và không được kịp thời cấp cứu, điều trị. Nhìn chung, dù là người già hay người trẻ, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. 

Biện pháp phòng ngừa tai biến nhẹ ở người già 

Bên cạnh việc nắm được các triệu chứng đột quỵ nhẹ, đột quỵ như méo mặt, tay chân yếu, nói khó, ú ớ, chóng mặt, đi không vững, đau đầu dữ dội, đột nhiên bị ngã, không thể giữ thăng bằng… để sớm nhận biết, chúng ta cũng nên sớm phòng ngừa căn bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa tai biến ở người già, người trong độ tuổi trung niên lẫn người trẻ có thể kể đến như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều cholesterol xấu, nhiều muối, nhiều đường để tránh nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá biển giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại rau quả, trà xanh… 
  • Có thể tăng cường ăn Natto (đậu tương lên men) kèm cơm nhằm giúp phòng ngừa sự hình thành của cục máu đông, hỗ trợ làm tan máu đông, giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tai biến. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, lạc quan, vui vẻ, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, tốt nhất là 7 – 8 tiếng/ngày. Từ bỏ các thói quen xấu như ăn khuya không lành mạnh, thức khuya, ngủ muộn, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích. 
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe, tốt nhất nên vận động 30 phút/ngày. Đối với người già, nên chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, thiền, đi bộ, chạy bộ chậm… 
  • Nên cố gắng kiểm soát cảm xúc, tránh tức giận, giận giữ thường xuyên, tránh lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, nên sống vui tươi, lạc quan, yêu đời. Có thể thư giãn bằng cách massage cổ, ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu. 
  • Người già cần giữ ấm cơ thể, tránh tắm nước lạnh, tránh để lạnh đột ngột vào những ngày thời tiết lạnh, cả cả khi ra ngoài tập thể dục. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế ra ngoài, ở những nơi thoáng đãng, mát mẻ để tránh thân nhiệt tăng quá cao. 
  • Tích cực điều trị các bệnh lý nền, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên lơ là chủ quan trước tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, cần thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và ngay khi có cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. 

Có thể thấy, tai biến mạch máu não nhẹ là một trong những tình trạng thường gặp ở người già, là thuật ngữ để chỉ cho tình trạng tắc nghẽn hoặc xuất huyết ở mạch máu gần vỏ não hoặc để chỉ cho chứng tắc nghẽn mạch máu não thoáng qua. Dù thuộc tình trạng nào thì tai biến nhẹ ở người già cũng nguy hiểm, cần được sớm đưa đến bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 20:35 - 28/09/2022 - Cập nhật lúc: 20:47 - 28/09/2022
Chia sẻ:
Tai biến nhẹ là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Biểu hiện và Cách phòng chống

Dựa trên mức độ bệnh, người ta chia tai biến thành 2 dạng là tai biến nhẹ ở người già…

Tai biến lần 2 thường nguy hiểm, gây biến chứng nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên rất nhiều Tai biến mạch máu não lần 2 khắc phục, ngăn ngừa làm sao?

Người từng bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, điều trị kịp thời, đúng cách để hồi…

Tai biến liệt nửa người là di chứng thường gặp ở bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não Tai Biến Liệt Nửa Người: Giải Pháp Hồi Phục Từ Bộ Y Tế

Tai biến mạch máu não là bệnh lý có nguy cơ tử vong và tàn tật cao. Một trong những…

Tai biến mạch máu não là bệnh lý xảy ra khi gián đoạn lưu thông máu đến não do tắc hoặc vỡ mạch máu não Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và Cách phòng

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, có xu hướng…

Tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể xảy ra ở người trẻ và rất trẻ Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ Chớ Nên Xem Thường

Tai biến mạch máu não không chỉ là căn bệnh người già mà còn có thể xảy ra ở người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua