Thói quen bẻ khớp ngón tay và những tác hại khôn lường

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bẻ khớp ngón tay là hành vi phổ biến ở mỗi người để tạo cảm giác thoải mái ở các khớp nhưng đôi khi chỉ để “cho vui”. Và nếu việc làm này thường xuyên tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến màng khớp cùng với các dây chằng xung quanh khớp giãn dần ra và dẫn đến các vấn đề xương khớp như thoái hóa, bào mòn hoặc viêm mặt sụn khớp.

Tác hại thói quen bẻ khớp ngón tay
Bẻ khớp ngón tay có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bẻ khớp ngón tay là một trong những thói quen của nhiều người khi cảm thấy các khớp bị co cứng hoặc nhức mỏi sau hoặc trong quá trình làm việc. Thông thường, để giải quyết sự tê cứng, khó chịu cho các khớp ngón tay, chúng ta thường có thói quen bẻ khớp ngón tay. Những tiếng lục cục, răng rắc phát ra sau khi bẻ khớp sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên liệu việc bẻ khớp tay có hại không?

Bẻ khớp tay có sao không?

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, có 2 cảm giác thường gặp sau khi bạn bẻ khớp ngón tay đó là các bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn hoặc là gặp phải tình trạng đau nhức. Trong trường hợp nếu bẻ khớp chỉ xuất hiện những tiếng lục cục, răng rắc trong khớp xương và không kèm theo bất kỳ biểu hiện nào khác, bạn không cần lo lắng vì vấn đề này hoàn toàn bình thường, không gây hại đến khớp xương.

Những tiếng lục cục khi bẻ khớp ngón tay có thể là do sự hình thành hoặc vỡ các bong bóng có trong chất hoạt dịch. Ngoài ra, đây cũng có thể là tiếng bật của dây chằng. Thông thường, dây chằng hoạt động như dải cao su trải dài giữa các khớp xương và cơ để kết nối, cố định chúng lại với nhau. Nhưng khi cử động các khớp, dây chằng cũng sẽ dịch chuyển để quá trình hoạt động của các khớp diễn ra thuận lợi hơn. Chính vì vậy, đôi khi chúng tạo ra âm thanh lục khục, răng rắc nhưng thường trầm hơn khi bẻ khớp.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Theo bác sĩ chụp X quang Robert D. Boutin và bác sĩ phẫu thuật Robert Szabo cho biết, thói quen bẻ khớp ngón tay là vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi họ đã dựa vào số liệu phân tích các dữ liệu thu được từ 40 đối tượng thử nghiệm, trong đó có 10 người không bẻ khớp ngón tay bao giờ còn 30 người còn lại duy trò thói quen này thường xuyên. Kết quả sau thử nghiệm, hành động này có tác dụng khởi động các khớp và những người tham gia bẻ khớp không có bất kỳ triệu chứng sưng, viêm hoặc xuất hiện bệnh xương khớp khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp bẻ khớp, ngoại trừ tiếng động lục khục trong khớp, nếu còn kèm theo cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy, các bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Bởi các chuyên gia cho biết, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải căn bệnh xương khớp nào đó, cần thăm khám và điều trị sớm.

Tác hại của việc bẻ khớp ngón tay không ai ngờ đến

Bẻ khớp tay bình thường không sao, nhưng nếu sau cách, sai lúc có thể gây các vi chấn thương và nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là hệ xương khớp. Vì vậy, trong quá trình bẻ khớp tay có cảm giác đau và sưng tấy ở vị trí khớp bị bẻ, người bệnh nên cẩn thận với những căn bệnh sau đây:

1. Viêm khớp

Dựa vào cấu trúc giải phẫu các khớp xương, mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp và bao phủ bởi bao khớp, hệ thống dây chằng có chức năng gắn kết và cố định các khớp xương lại với nhau. Khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc chân sẽ làm kéo giãn dây chằng.

Nếu hành động này thường xuyên lặp lại trong thời gian dài có thể khiến dây chằng vượt quá ngưỡng giãn, rất dễ bị rách. Chưa kể đến, bẻ khớp ngón tay càng nhiều sẽ khiến các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, làm tăng nguy cơ viêm khớp.

hậu quả của việc bẻ khớp tay
Hậu quả của việc bẻ khớp tay là viêm khớp

2. Hao mòn bề mặt khớp xương

Một lý do nữa, bạn không nên bẻ khớp ngón tay như một hành động chỉ để vui vì đây chính là nguyên nhân làm hao mòn khớp xương. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác, nhất là bệnh thoái hóa khớp và viêm mặt sụn khớp.

Thông thường, khi bẻ khớp tay, các đầu xương sẽ ma sát vào sụn và phát ra âm thanh lục khục. Đây có thể là biểu hiện hoàn toàn vô hại của hành động bẻ khớp. Tuy nhiên, nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài có thể gây vi chấn thương đến khớp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ sát vào sụn và làm tăng áp lực lên mặt khớp dẫn đến tình trạng hao mòn chất sụn trên bề mặt khớp, khả năng mắc bệnh xương khớp ngày càng cao.

Ngoài các tác hại này, thói quen bẻ khớp ngón tay còn gây ảnh hưởng khi về già. Đau nhức ở khớp tay là điều không thể tránh khỏi khi về già nếu bạn thường xuyên duy trì hành động này. Chưa kể đến, càng lớn tuổi chức năng vận động của xương khớp càng giảm, nếu bẻ tay trong thời gian dài có thể khiến sụn bị bào mòn và khó bình phục, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương và quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Lời khuyên dành cho người có thói quen bẻ khớp ngón tay

Bẻ khớp ngón tay thường tạo cảm giác dễ chịu và hành động này hoàn toàn vô hại, ngoại trừ việc bẻ quá mức làm bao khớp chịu tác động lớn khiến dây chằng co giãn quá ngưỡng dẫn đến rách và gây viêm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên dừng hành động này lại mỗi khi mỏi và thay vào đó là các cử động khớp qua lại nhẹ nhàng, không gây đau và không phát ra tiếng kêu. Các cử động nhẹ nhàng và đơn giản có thể giúp máu lưu thông đến các mô, tại sự dễ chịu ở các khớp và ngăn ngừa các vi chấn có thể xảy ra.

Như vậy, bẻ khớp ngón tay hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn không biết cách bẻ khớp tay đúng, đây chính là thói quen khiến các bạn gặp nhiều vấn đề rắc rối về xương khớp. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh được các vi chấn thương hoặc hiện tượng dính khớp trong tương lai, bạn nên xoa dịu cảm giác tê cứng ngón tay bằng các biện pháp khác, ngoại trừ bẻ khớp ngón tay.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:58 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 14:02 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt?

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm paracetamol và một số loại kháng viêm giảm đau khác,…

vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng với quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Giải…

Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối có tốt không? Người bệnh có nên tập

Luyện tập yoga trị liệu thoái hóa khớp gối được cho là mang lại nhiều hiệu quả lâu dài, có…

Thoái hóa khủy tay là gì và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Thoái hóa khủy tay gây đau nhức, tê mỏi tay khiến người bệnh hạn chế trong các vận động hàng…

Bị thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Thắc mắc của nhiều người hiện nay là bị thoái hóa khớp gối thì nên khám ở đâu? Đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua