Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì, mệt mỏi không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sử dụng thuốc điều trị Hp là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giúp ức chế vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp lại khiến rất nhiều bệnh nhân vô cùng lo lắng bởi thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hp
Thuốc điều trị Hp gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể con người.

Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì?

Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng thuốc điều trị Hp để kiểm soát tình trạng bệnh cho bản thân mình. Ngoài việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ăn uống thì dùng thuốc là cách có thể hạn chế được sự sinh sôi, nảy nở của các loại vi khuẩn gây bệnh. Cũng như các loại thuốc khác, thuốc điều trị Hp có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. 

Hiện tại, để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, bác sĩ thường chỉ định rất nhiều loại thuốc khác nhau. Mỗi loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ riêng. Đặc biệt, trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, bệnh nhân còn sử dụng thêm các loại thuốc giúp tái tạo các tổn thương và hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày. Cụ thể, một số tác dụng phụ của thuốc diệt Hp như sau.

# Thuốc Amoxicilin

Trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, loại thuốc kháng sinh này được sử dụng phổ biến. Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cao và thường không gây ra hiện tượng kháng thuốc. Tuiy nhiên, thuốc có thể khiến cho bệnh nhân bị buồn nôn, sôi bụng, đi ngoài, viêm đại tráng,… nhất là khi sử dụng Amoxicilin.

 # Thuốc Clarithromycin

Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Thuốc có thể tiêu diệt đến 50% các loại vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, thuốc Clarithromycin có thể gây ra tình trạng ban đỏ, suy gan, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosin, tăng bilirubin huyết thanh,…

# Metronidazol và Tinidazol

Thuốc kháng sinh này thuộc nhóm 5 nitro imidazol. Chúng có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn Hp gây bệnh. Nếu sử dụng đơn độc từng loại thuốc sẽ dễ khiến cơ thể bị kháng thuốc. Nếu sử dụng chung thuốc trong thời gian ngắn thì người bệnh sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, mất vị giác,…

# Thuốc kháng histamin H2

Đây là nhóm thuốc gồm có Ranitidin và Cimetidin. Loại thuốc này sẽ nhanh chóng gây ức chế histamin H2 và làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị trong dạ dày, kiểm soát vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, chúng có thể khiến cho người bệnh bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mắc bệnh tim mạch, giảm tiểu cẩu trong máu, tăng men gan, rối loạn thần kinh,…

# Thuốc ức chế bơm proton

Loại thuốc này được sử dụng để giảm sự bài tiết acid trong dạ dày, kiểm soát tình trạng trào ngược, hạn chế ợ hơi, ợ chua, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng,…

# Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid

Đây là thuốc giúp kháng acid trong dạ dày, giảm nhanh cơn đau do vi khuẩn Hp gây ra, kiểm soát các triệu chứng khác của bệnh. Mặc dù vậy, Nhôm hydroxid có thể gây ra tình trạng táo bón, loãng xương do thiếu phosphat. Bên cạnh đó, Magnesi hydroxid lại gây đắng miệng, suy thận, buồn nôn,… Những tác dụng phụ của thuốc diệt Hp khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Thuốc dân tộc chữa vi khuẩn HP

Uống thuốc điều trị Hp có mệt không?

Với hàng loạt các tác dụng phụ do thuốc điều trị Hp gây ra, người bệnh uống thuốc trị Hp gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Đồng thời, bệnh nhân còn bị tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ, ảo giác, da bong vảy,… Một số trường hợp vi khuẩn Hp còn khiến gây nguy cơ nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin, gãy xương,…

tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hp
Tác dụng phụ khi điều trị Hp khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi

Tác dụng phụ thuốc trị Hp làm thiếu hụt thành phần magie trong máu, phá vỡ cân bằng ở hệ tiêu hóa. Lâu dần, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Tình trạng rối loạn nhịp tim, co giật, co thắt cơ,… thường xuyên xảy ra khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt, người bệnh bị ợ hơi, ợ chua thường xuyên, không ăn uống được nên dễ gây khó chịu, căng thẳng. 

Với những bệnh nhân uống thuốc trị Hp nhưng dạ dày hoạt động không tốt, luôn có dấu hiệu trào ngược do vi khuẩn gây ra sẽ càng mệt mỏi nhiều hơn. Người bệnh không thể ăn được, ăn không ngon, chán ăn,… càng khiến sức khỏe bản thân bị giảm sút. Tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách hạn chế các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp

Sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp theo phác đồ điều trị của bác sĩ là rất cần thiết. Tuy nhiên, do thuốc có quá nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nên mọi người cần phải thận trọng. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị Hp gây ra, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau.

tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị hp
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện bệnh hiệu quả
  • Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào trong suốt quá trình dùng thuốc để điều trị bệnh
  • Uống đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng thiết yếu
  • Chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nếu bị tiêu chảy bạn cần bù nước cho cơ thể bằng chất điện giải oresol. Khi bị đau bụng, người bệnh có thể uống một chút gừng ấm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giảm tình trạng khô miệng, khó chịu ở cổ họng
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Thông báo cho bác sĩ biết các loại bệnh mình đang mắc phải trước khi sử dụng thuốc điều trị Hp để có hướng điều trị triệt để hơn
  • Bệnh nhân cần theo dõi cơ thể khi sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên báo cho bác sĩ biết.

Trên đây là một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp, bệnh nhân cần phải biết để chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Để biết bản thân có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bạn nên đến bác sĩ tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.

Chấm đau dạ dày do HP chỉ sau 1 liệu trình – Đặt lịch ngay để bác sĩ tư vấn

đặt lịch

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:04 - 07/02/2023
Chia sẻ:
HP âm tính là gì? Có cần trị viêm dạ dày hp âm tính?

HP âm tính là tình trạng không nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (xoắn khuẩn sống ký sinh trong dạ dày…

Bác sĩ Tuyết Lan đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh [REVIEW] Sơ can Bình vị tán triệt vi khuẩn HP, điều trị viêm đau dạ dày hiệu quả

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra viêm đau dạ dày và các vấn đề về dạ dày,…

Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì, mệt mỏi không?

Sử dụng thuốc điều trị Hp là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giúp ức…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày,…

Sơ can bình vị tán Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Chuyên Gia Nói Gì? Giá Bao Nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có đến cả trăm bài thuốc chữa bệnh dạ dày, trong đó lựa chọn Đông…

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Lê Dương
    Nguyễn Lê Dương says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ. Vợ e hiện đang bị hp.. giờ mệt mỏi khó chịu buồn nôn. Cho em hỏi giờ e nên làm gì ạ

  2. Tuấn
    Tuấn says: Trả lời

    Em đang uống thuốc hp
    Giờ e đang sưng lớp da ở trong miệng e ra nhà thuốc mua uống chung với hp được k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua