Suy nhược thần kinh và trầm cảm: Cách nhận biết và điều trị kịp thời

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Suy nhược thần kinh và trầm cảm đều bắt nguồn từ những triệu chứng mệt mỏi thông thường như: Đau đầu, uể oải, không kiểm soát cảm xúc, u uất,… Tuy nhiên, trầm cảm lại là bệnh lý nguy hiểm hơn so với suy nhược thần kinh. Vậy, hai căn bệnh này có liên quan gì đến nhau? Có cách nào nhận biết và cải thiện kịp thời, hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Cách nhận biết suy nhược thần kinh và trầm cảm 

Khi chưa hiểu rõ về bệnh suy nhược thần kinh, nhiều người chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi nên không mấy quan tâm và tìm cách điều trị. Đây chính là nguyên nhân khởi phát nên căn bệnh trầm cảm gây nguy hiểm chết người. Vậy, hai căn bệnh này có mối quan hệ như thế nào?

  • Nhận diện triệu chứng suy nhược thần kinh 

Suy nhược thần kinh (tên y học là tâm căn suy nhược) là căn bệnh liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm. Theo đó, đặc trưng triệu chứng của căn bệnh này được cụ thể như sau: 

Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh suy nhược thần kinh, tuy nhiên cũng là dấu hiệu mà người bệnh dễ dàng bỏ qua nhất. Khác với chứng mệt mỏi thông thường có thể dễ dàng phục hồi, mệt mỏi do suy nhược thần kinh khó xác định được nguyên nhân cụ thể. Hơn nữa, cho dù người bệnh có thay đổi chế độ nghỉ ngơi cũng khó có thể phục hồi được thể lực. 

Mất kiên nhẫn, dễ cáu gắt: Người bệnh dễ kích động bởi những yếu tố bên ngoài mà bình thường không thấy vấn đề gì. Họ cáu gắt khi phải chờ đợi, dễ nổi nóng, mất bình tĩnh và đôi khi có những phản ứng quá mức khi bị kích động. 

Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là biểu hiện rõ rệt của chứng suy nhược thần kinh
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là biểu hiện rõ rệt của chứng suy nhược thần kinh

Không điều khiển được cảm xúc: Dễ xúc động, dễ khóc, mủi lòng, thay đổi cảm xúc liên tục. 

Đau đầu: Đau đầu âm ỉ, lan toàn ra toàn bộ đầu gây choáng váng, chóng mặt. Triệu chứng này sẽ càng nặng khi bệnh nhân suy nghĩ, lo lắng hay bị kích động. Còn thường gặp nhất là đau đầu mỗi sáng thức dậy. 

Mất ngủ thường xuyên: Khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, trong khi ngủ gặp nhiều mộng mị chiêm bao, dễ bị thức giấc và khó ngủ lại. Sáng dậy cảm thấy đau đầu, cả ngày mệt mỏi và hay ngáp vặt vì thiếu ngủ. 

Trí nhớ giảm sút: Khả năng ghi nhớ và sự tập trung bị giảm sút, khó tiếp thu kiến thức mới,…

Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng một số triệu chứng khác như: khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, toát mồ hôi, run tay run chân, kiệt sức, chán nản,… Bệnh còn ảnh hưởng đến cả đời sống sinh hoạt như giảm ham muốn tình dục. Ở nam giới sẽ bị di mộng tinh, còn ở nữ giới là rối loạn kinh nguyệt. 

Những biểu hiện này không phải lúc nào cũng thường trực ở bệnh nhân, do đó khi tiến hành thăm khám thực thể, rất khó phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như nguyên nhân gây ra các triệu chứng này khiến việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn. 

Suy nhược thần kinh là một dạng bệnh quy về bệnh học tâm thần ở mức độ nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo chiều hướng kỳ dị, bất thường. Tuy nhiên, người bị suy nhược thần kinh thường e ngại khi phải vào khoa thần kinh tại các bệnh viện nên đến khi phát hiện bệnh thì đã chuyển sang mức độ nặng. 

  • Biểu hiện của trầm cảm 

Trầm cảm là dạng bệnh lý biểu hiện bằng sự ức chế của hoạt động tâm thần, được biểu hiện cơ bản bằng những triệu chứng như giảm khí sắc, giảm hoạt động, giảm hứng thú và thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực.

Những người bị trầm cảm có những ý nghĩ tiêu cực như tự sát
Những người bị trầm cảm có những ý nghĩ tiêu cực như tự sát

Ngoài những biểu hiện khá giống với suy nhược thần kinh, người bị trầm cảm sẽ luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, nảy sinh tâm lý thất vọng và buồn chán, luôn nghĩ mọi việc đều do lỗi của mình, suy nghĩ bi quan, thậm chí là những suy nghĩ về việc tự sát,…

  • Mối liên hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm

Có thể nói, bệnh suy nhược thần kinh là tiền đề cho chứng trầm cảm. Bởi người bị suy nhược thần kinh nếu không có phác đồ điều trị kịp thời và tận gốc, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần kiệt quệ, lo lắng thái quá và dẫn đến trầm cảm. 

Nếu để ủ bệnh trong một thời gian dài không chữa trị, các triệu chứng càng nặng thêm, cộng thêm cảm giác vô dụng, tội lỗi, là gánh nặng cho người thân khiến ý nghĩ về cái chết trong bệnh nhân tăng lên, dẫn đến hành động tự tử. 

Làm gì để cải thiện chứng suy nhược thần kinh?

Để ngăn chặn trầm cảm, ngay khi có những biểu hiện của suy nhược thần kinh bạn cần phải cải thiện bằng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, dưới đây là một số lời khuyên:

Tập thể dục 

Đây là một trong những biện pháp đầu tiên trong liệu trình cải thiện bệnh suy nhược thần kinh, với tác dụng giải tỏa căng thẳng, tăng lưu thông tuần hoàn máu và cải thiện chức năng hệ thần kinh. Bạn chỉ cần mỗi ngày dành ra 30 phút thực hiện các bài tập đơn giản như: Đi bộ trong công viên, đạp xe, ngồi thiền, tập yoga,…

Trò chuyện với người thân, bạn bè 

Trò chuyện với bạn bè sẽ giúp giải tỏa những căng thẳng
Trò chuyện với bạn bè sẽ giúp giải tỏa những căng thẳng

Điều tồi tệ nhất đối với người suy nhược thần kinh chính là việc phải giấu đi cảm xúc của mình và không thể chia sẻ cùng ai. Thay vì để cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu ngày, người bệnh nên tìm đến người thân, bạn bè để chia sẻ những khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống, cùng nhau tìm cách giải quyết hay chỉ đơn giản là giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong lòng. 

Tập ngồi thiền 

Một cách để tác động vào hệ thần kinh đang bị “căng thẳng” đó là ngồi thiền. Đây là cách giúp kích thích não bộ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giảm lo âu, giảm trầm uất, cải thiện hành vi và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngồi thiền và học cách hít thở còn có tác dụng điều hòa khí huyết, dưỡng tâm, an thần, giảm chứng hư hỏa do bệnh suy nhược thần kinh gây ra. 

Bổ sung các loại trái cây 

Khi cơ thể mệt mỏi, trầm uất thì nguồn vitamin tự nhiên dồi dào từ hoa quả và rau xanh là “cứu tinh” cho cơ thể. Các loại hoa quả tốt cho hệ thần kinh như: Chuối sứ, dứa, đu đủ chín,…vừa cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, vừa giúp nhuận trường, mát gan, giải độc và an thần vô cùng hiệu quả. 

Có thể nói, suy nhược thần kinh và trầm cảm đều là căn bệnh về tâm thần nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế lớn để được thăm khám nhanh chóng và đừng chủ quan nhé. 

Ngày đăng 09:31 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? – Chuyên gia giải đáp

Suy nhược thần kinh có tự khỏi không là thắc mắc của không ít người khi căn bệnh này ngày…

Suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi nếu kết hợp phác đồ thích hợp Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? – Giải đáp chi tiết nhất

Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được biết đây…

Định tâm An thần thang đặc trị suy nhược thần kinh Bài thuốc Định tâm An thần thang đặc trị suy nhược thần kinh từ gốc bằng thảo dược tự nhiên

Suy nhược thần kinh được coi là tâm bệnh thời hiện đại tác động tiêu cực tới cuộc sống, sức…

Suy nhược thần kinh và trầm cảm: Cách nhận biết và điều trị kịp thời

Suy nhược thần kinh và trầm cảm đều bắt nguồn từ những triệu chứng mệt mỏi thông thường như: Đau…

Suy nhược thần kinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Suy nhược thần kinh dường như là căn bệnh phổ biến hiện nay khi vòng xoáy công việc và cuộc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua