Suy giảm trí nhớ mất tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Suy giảm trí nhớ mất tập trung là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ xuất hiện ở người già mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng phải đối mặt với vấn đề này. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm lời giải đáp.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung chính là một trong những biểu hiện điển hình và nổi bật của chứng suy nhược thần kinh. Tình trạng mất tập trung và suy giảm trí nhớ khiến khả năng tiếp nhận, ghi nhớ thông tin gặp khó khăn. Điều này, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập, làm việc cũng như xáo trộn cả cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống

Triệu chứng của suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Những người đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, kèm theo mất tập trung sẽ có những dấu hiệu rất điển hình và dễ nhận biết. Cụ thể như sau:

  •       Khả năng tiếp nhận thông tin mới gặp nhiều khó khăn. Vì thế, bạn cảm thấy rất khó để ghi nhớ những hoạt động, công việc cần phải làm khi đi làm cũng như ở nhà.
  •       Gặp khó khăn trong việc xử lý những công việc mà trước đây những việc này đều làm tốt và cảm thấy bình thường.
  •       Người bệnh khó tập trung, mất tập trung để ghi nhớ, làm việc, học tập. Điều này gây tác động xấu đến hiệu quả công việc, học tập.
  •       Khả năng tư duy giảm sút. Do đó, không có sự đột phá trong công việc, học tập nên hiệu quả không đạt được như ý muốn.
  •       Tâm lý thất thường: Người bệnh trở nên khó tính, hay cáu gắt, nóng giận, bực tức từ những việc nhỏ nhặt.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ mất tập trung

Tình trạng suy giảm trí nhớ kèm theo mất tập trung xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu nhất:

1. Thiếu ngủ thường xuyên

Nếu như bạn không ngủ đủ ít nhất 7 tiếng một ngày và tình trạng này kéo dài liên tục sẽ gây ra sự mệt mỏi, uể oải của cơ thể. Kèm theo đó là khả năng ghi nhớ kém hơn, không đủ minh mẫn để làm việc, học tập.

Bởi thiếu ngủ sẽ khiến các cơ quan, não bộ không thể phục hồi hoàn toàn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Do đó, hiệu quả ghi nhớ thông tin của não bộ cũng không thể hiệu quả 100%, cộng thêm các cơ quan uể oải nên vừa gây giảm trí nhớ vừa mất tập trung.

2. Căng thẳng, stress kéo dài

Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng stress, căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, học tập mà không được giải tỏa sẽ khiến nhận thức của trung tâm thần kinh bị ảnh hưởng. Do đó, khả năng nhận thức, tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não bộ sẽ gặp khó khăn hơn. Điều này dẫn đến trí nhớ giảm sút, khó tập trung để làm việc, học tập.

Mất ngủ, căng thẳng kéo dài khiến suy giảm trí nhớ, mất tập trung
Mất ngủ, căng thẳng kéo dài khiến suy giảm trí nhớ, mất tập trung

3. Lạm dụng các chất kích thích, rượu bia

Việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá… sẽ khiến bão bộ bị tổn thương, thậm chí là nhiễm độc. Từ đó, hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc Tây nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến khả năng tập trung và trí nhớ của con người bị ảnh hưởng. Có thể kể đến một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc chống động kinh…

5. Thiếu hụt dinh dưỡng

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12, sắt… sẽ dẫn đến thiếu máu. Do đó, não bộ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức. Nếu tình trạng thiếu hụt này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung.

Cách điều trị suy giảm trí nhớ, cải thiện tình trạng mất tập trung

Suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung kéo dài sẽ khó điều trị hơn, thâm chí còn gây teo não, sa sút trí tuệ… Do đó, chúng ta nên khắc phục sớm ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh để mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhất.

Hiện nay, việc điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ và mất tập trung có nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp được tin dùng và cho kết quả tốt nhất là dùng thuốc. Trong đó, có thuốc Tây và thuốc đông y. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây điều trị bệnh suy giảm trí nhớ và mất tập trung sẽ được kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm các loại sau:

Sử dụng thuốc tân dược để cải thiện không phải là phương pháp tối ưu
Sử dụng thuốc tân dược để cải thiện không phải là phương pháp tối ưu
  • Nhóm thuốc dùng để điều trị suy thoái thần kinh với mục đích để nồng độ acetylcholine và dẫn truyền thần kinh tăng lên. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp bệnh nặng bác sĩ mới chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.
  • Nhóm thuốc có tác dụng hoạt hóa não, giãn mạch ngoại biên. Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp não được tăng cường máu và oxy, giúp não tiếp nhận ổn định lượng dưỡng chất ổn định mỗi ngày.
  •  Nhóm thuốc thần kinh, bổ thần kinh: Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy huyết ở não, giúp não tiêu thụ glucose tốt hơn.
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm mục đích chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.

Ưu điểm của thuốc Tây: Cho hiệu quả nhanh, giảm nhanh triệu chứng của bệnh.

Nhược điểm: Thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Nếu dùng lâu dài có thể gây suy gan, suy thân, suy giảm hệ miễn dịch, gây nhờn thuốc. Dùng thuốc Tây bệnh dễ tái phát.

2. Điều trị với thuốc đông y

Suy giảm trí nhớ trong Đông y được gọi là kiện vong với các triệu chứng hay quên, mất ngủ, hay lo nghĩ. Nguyên nhân là do tâm tỳ đều hư hay tâm thận bất giao. Mỗi thể bệnh sẽ dùng phép trị khác nhau, cụ thể:

Do tâm tỳ đều hư sẽ dùng phép trị dưỡng huyết ích khí yên tâm an thần với các vị thuốc như nhân sâm, mạch môn, trúc diệp, phục thần, hoàng liên, viễn trí, táo nhân…

Do tâm thận bất giao với triệu chứng mấy ngủ, hay quên, hồi hộp, phiền nhiệt… dùng phép trị bổ âm dưỡng tâm an thần với các vị thuốc như đan bì, viễn trí, thục địa, hoài sơn, bạch linh, trạch tả.

Nên điều trị, bồi dưỡng cơ thể để cải thiện trí nhớ
Nên điều trị, bồi dưỡng cơ thể để cải thiện trí nhớ

Lưu ý: Dù lựa chọn thuốc đông y hay thuốc Tây để điều trị suy giảm trí nhớ, mất tập trung, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng liều lượng, đúng liệu trình. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Ngày đăng 07:57 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:52 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Định tâm An thần thang - Thảo dược tự nhiên dứt điểm suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ Định tâm An thần thang – Thảo dược tự nhiên khắc chế suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ
Suy giảm trí nhớ hay đãng trí đang trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh không chỉ phổ biến với người cao tuổi mà ngày…
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống Suy giảm trí nhớ mất tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Suy giảm trí nhớ mất tập trung là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ xuất hiện…

Suy giảm trí nhớ và cách khắc phục, điều trị hiệu quả

Suy giảm trí nhớ không chỉ còn là bệnh tuổi già, bởi ngày càng có xu hướng gia tăng đặc…

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang dần phổ biến Suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua