Sưng đầu gối (khớp gối) là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Sưng đầu gối xảy ra có thể là do chấn thương nhưng đôi khi là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Do đó, để ngăn ngừa bệnh phát triển xấu và gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ giúp chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị.

Sưng đầu gối

Sưng đầu gối là bệnh gì?

Theo các chuyên gia, đầu gối được xem là bộ phận nâng đỡ quan trọng, giúp cơ thể đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp gối dẫn đến sưng đầu gối, gây đau và gây khó khăn trong việc đi lại. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể là hậu quả của chấn thương trước đó hoặc do bệnh lý tiềm ẩn gây nên như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối,…

Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng đau nhức và co cứng ở khớp gối bị sưng là loại bỏ chất lỏng tích tụ trong khớp gối. Thế nhưng, để đưa được biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh, trước đó bác sĩ cần tiến hành kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh cơ bản.

3 năm chạy chữa tại Singapore KHÔN KHỎI, Tiến sĩ Alok - Nguyên Phó Chủ tịch Phụ trách chiến lược Tập đoàn Canon Châu Á KHỎI HẲN thoái hóa khớp gối nhờ Y học cổ truyền Việt Nam. [Đọc ngay]

Nguyên nhân gây sưng khớp gối

Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng sưng đầu gối, bao gồm yếu tố bệnh lý và yếu tố cơ học. Cụ thể:

  • Chấn thương: Chấn thương ở bất kỳ phần nào của khớp gối có thể khiến chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Khi chấn thương ở khớp gối có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như xương bánh chè, dây chằng chéo trước bị rách, sụn rách,…
  • Viêm bao hoạt dịch: Là một trong những bệnh lý có thể gây viêm sưng khớp gối. Bệnh xảy ra chủ yếu là do túi chứa chất lỏng trong các khớp bị viêm sưng. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở các khớp thường xuyên hoạt động với các thao tác lặp đi lặp lại trong thời gian dài, trong đó có khớp gối. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do ngã gây chấn thương dẫn đến viêm túi hoạt dịch
  • Viêm đau khớp gối: Căn bệnh này thường xuất hiện với triệu chứng đầu gối sưng to, đau nhức, khớp gối co cứng và khó cử động. Nguyên nhân gây bệnh là do sụn bảo vệ các đầu xương của khớp bị bào mòn theo thời gian dẫn đến tình trạng viêm và sưng đau
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào mô khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến tình trạng sưng đau, co cứng khớp. Bệnh thường xảy ra ở khớp gối, gây khó khăn cho người bệnh mỗi khi đi đứng hoặc cúi người
  • Bệnh lý khác: Sưng khớp gối hình thành cũng có thể do các bệnh sau gây nên như nhiễm trùng lan vào khớp gối, bệnh gout, gout giả, u nang bao hoạt dịch vùng kheo chân, bệnh Lyme
sưng đầu gối là bệnh gì
Nguyên nhân gây sưng đầu gối phổ biến là do chấn thương đầu gối khi tham gia thể thao hoặc do tai nạn

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sưng đầu gối

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sưng khớp gối:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi hệ xương khớp càng suy giảm. Do đó, người già thường có nguy cơ mắc bệnh sưng đau khớp gối cao hơn người trẻ tuổi
  • Béo phì: Theo một số thống kê, người bị béo phì thường có nguy cơ bị sưng đau khớp gối cao hơn người có cân nặng ổn định. Nguyên nhân là do trọng lượng quá tải sẽ gây áp lực lớn lên hệ xương khớp, đặc biệt là khớp gối, làm tăng khả năng viêm. Đây chính là một trong những yếu tố gây sưng đầu gối
  • Tham gia bộ môn thể thao có liên quan đến khớp gối: Những đối tượng thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao liên quan đến khớp gối như đá bóng, bóng rổ thường có nhiều khả năng gặp phải các chấn thương dẫn đến sưng đầu gối

Triệu chứng sưng đầu gối

Sưng đầu gối thường gây các triệu chứng như:

  • Sưng: Vùng da xung quanh khớp gối có dấu hiệu đỏ và sưng phồng rõ rệt. Triệu chứng này thường thể hiện rõ khi người bệnh so sánh giữa đầu gối bị bệnh với bên đầu gối bình thường
  • Đau nhức: Sưng khớp gối thường gây đau nhức và khó chịu ở xung quanh đầu gối. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ đau ở mỗi người hường không giống nhau
  • Cứng khớp: Khớp gối chứa nhiều chất lỏng dư thừa thường gây cứng khớp dẫn đến khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc uốn cong

Sưng đầu gối có nguy hiểm không?

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như:

  • Mất cơ bắp, mất khả năng vận động: Sự tích tụ chất lỏng trong khớp gối có thể khiến hệ cơ bắp và xương khớp quanh gối bị yếu và teo dần. Nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả, về lâu dài có thể gây mất khả năng vận động
  • U nang Baker: Chất lỏng dư thừa có trong đầu gối có thể gây hình thành u nang Baker ở phía sau đầu gối. U nang này thường gây sưng đau nhưng ở trường hợp nhẹ có thể kiểm soát đau bằng cách băng nén. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ chất lỏng
đầu gối bị sưng
Đầu gối bị sưng nếu không phát hiện và khắc phục tốt có thể gây mất khả năng vận động

Chẩn đoán sưng đầu gối

Chẩn đoán lâm sàng bằng cách đặt một số câu hỏi và quan sát tình trạng sưng đau ở khớp gối cộng với việc thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số thủ thuật chẩn đoán thường dùng như:

  • Chụp X – quang: Giúp loại trừ nguyên nhân gây bệnh do trật khớp, gãy xương. Thủ thuật này giúp chẩn đoán sưng đau khớp gối có phải do viêm khớp hay không
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Biện pháp này giúp phát hiện chấn thương dây chằng, gân và mô mềm mà chụp X – quang không thấy
  • Siêu âm: Kiểm tra viêm khớp có gây ảnh hưởng đến dây chằng và gân hay không
  • Xét nghiệm chất lỏng có trong khớp gối: Giúp xác định sưng khớp gối là do nhiễm trùng hoặc do bệnh gout, gout giả

Điều trị sưng đầu gối như thế nào?

Để cải thiện tình trạng đau nhức do sưng đầu gối gây nên, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động nặng như mang vác hoặc chạy nhảy nhiều. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể kiểm soát cơn đau bằng cách dùng đá chườm lên đầu gối từ 15 – 20 phút, cách 2 – 4 tiếng chườm lại một lần. Thêm vào đó, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để kiểm soát triệu chứng đau và khó chịu ở khớp gối như chườm lá lốt, lá ngải cứu, uống tinh bột nghệ hoặc trà gừng,… 

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid theo đường uống như acetaminophen, ibuprofen và naproxen. Ngoài ra, trong tình trạng bệnh nặng, một số loại thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối sẽ được chỉ định dùng.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng sẽ được đề nghị nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc tiêm và uống. Chọc dò khớp chính là biện pháp được sử dụng phổ biến nhằm giảm sưng đau. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đó là bệnh vẫn có thể tái phát sau đó. Nguyên hiểm hơn, chọc dò khớp nếu không thực hiện đúng cách có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh thêm nghiêm trọng. 

Sưng khớp gối
Sử dụng acetaminophen và một số loại thuốc khác để giảm đau do sưng khớp gối gây nên

Biện pháp phòng ngừa sưng đầu gối

Đầu gối sưng đau có thể là hậu quả do chấn thương hoặc do tình trạng sức khỏe mãn tính gây nên. Do đó, để ngăn ngừa bệnh hình thành và cải thiện sức khỏe tổng thể, bệnh nhân có thể tuân thủ các lưu ý sau:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng dư thừa không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân góp phần gây bào mòn sụn khớp dẫn đến đầu gối bị sưng. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh hình thành là người bệnh nên có chế độ ăn và tập luyện khoa học để giữ cân năng luôn ở mức ổn trọng.
  • Chọn các bài tập thể thao có tác động thấp: Tập luyện thể dục giúp hệ xương khớp và cơ bắp ngày càng dẻo dai và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn bài tập sai và tập quá sức chính là nguyên nhân gây áp lực lên xương khớp, làm tăng nguy cơ viêm. Do đó, để phòng ngừa sưng đau khớp gối tái phát, bệnh nhân nên chọn các môn thể thao nhịp nhàng, không gây căng thẳng lên khớp gối như bơi lội, yoga hoặc thể dục nhịp điệu,…

Sưng đầu gối nếu không được quản lý tốt không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 04:11 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 04:11 - 21/06/2022
Chia sẻ:
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo: Quy trình, chi phí & rủi ro

Phẫu thuật thay khớp háng là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ cắt bỏ phần khớp háng bị đau,…

Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên có không ít người trẻ mắc căn bệnh…

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thông tin cần biết

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở ngón tay khiến cho người bệnh…

Quốc dược Phục cốt khang: ĐẶC TRỊ thoái hóa khớp PHỤC HỒI xương khớp sau 1 liệu trình

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc nổi danh điều trị các bệnh lý về xương khớp của Trung…

Tiêm tế bào gốc đã hoạt hóa vào khớp gối Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mang đến nhiều triển vọng

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được cho là hy vọng điều trị thoái hóa ngoài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua