Sùi mào gà cổ tử cung gây ra tác hại gì cho phụ nữ?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sùi mào gà cổ tử cung là một trong những bệnh xã hội thường gặp. Không giống như sùi mào gà ở bẹn, môi, lưỡi,… u sùi xảy ra ở cơ quan này có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý ác tính khác.

sùi mào gà cổ tử cung
Sùi mào gà cổ tử cung và những thông tin cần biết

Sùi mào gà cổ tử cung và dấu hiệu nhận biết

Sùi mào gà là bệnh xã hội, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh phát sinh do nhiễm virus HPV và biểu hiện triệu chứng ở nhiều vị trí khác như như bẹn, xung quanh cơ quan sinh dục, miệng, lưỡi và môi. Tuy nhiên các u sùi do sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở bên trong cổ tử cung.

So với những vị trí trên, sùi mào gà ở cổ tử cung có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nhất. Chính vì vậy bạn cần chú ý biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện và tiến hành chẩn đoán sớm.

Cổ tử cung là cơ quan kín bên trong nên bạn không thể xác định bệnh thông qua việc quan sát biểu hiện. Tuy nhiên hiện tượng hình thành các u nhú và nốt sùi tại cơ quan này có thể làm phát sinh một số dấu hiệu cảnh báo.

sùi mào gà cổ tử cung
Đau bụng dưới dữ dội là một trong những dấu hiệu cho thấy nốt sùi hình thành ở cổ tử cung

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà cổ tử cung:

  • Chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí chảy máu cả khi không có hoạt động.
  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ, theo thời gian mức độ đau có thể tăng lên.
  • Đau vùng xương mu và xương chậu, một số trường hợp cũng có thể bị choáng và đau đầu.
  • Bộ phận sinh dục ngứa ngáy, khó chịu, khí hư tiết ra nhiều, có màu và mùi bất thường.

Biểu hiện của sùi mào gà cổ tử cung khó nhận biết do phần lớn triệu chứng khá giống với các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe mà bạn mắc phải, cần tìm gặp bác sĩ để thực hiện những thủ thuật cần thiết. Hạn chế tối đa tình trạng xác định cảm quan và tự ý sử dụng thuốc.

Nguyên nhân gây sùi mào gà cổ tử cung

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh sùi mào gà là do nhiễm virus HPV. Loại virus này chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch do các nốt sùi tiết ra.

sùi mào gà cổ tử cung
Quan hệ tình dục bừa bãi là nguyên nhân gây ra các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà,…

Một số nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở cổ tử cung, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi và không an toàn là nguyên nhân chủ yếu gây ra sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm virus như khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần lót, son môi,…
  • Tắm chung với người mắc bệnh có nguy cơ phơi nhiễm virus HPV cao.
  • Lây truyền từ mẹ sang con.
  • Tiếp xúc trực tiếp lên dịch hoặc mủ do các nốt sùi tiết ra.

Tác hại của sùi mào gà đối với phụ nữ

Như đã đề cập, sùi mào gà ở cổ tử cung có mức độ nguy hiểm và dễ gây ra các biến chứng đối với nữ giới.

Một số tác hại thường gặp của bệnh lý này:

  • Làm giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt và đời sống tình dục.
  • Gây mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và virus xâm nhập gây rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa,…
  • Virus HPV có thể phát triển mạnh, lây lan và gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư buồng trứng,..
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn.

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở tử cung

Sùi mào gà cổ tử cung cần được chẩn đoán nhằm phân biệt với các bệnh lý thông thường như hội chứng tiền kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến,…

sùi mào gà cổ tử cung
Chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Các thủ thuật có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Lấy máu tìm virus HPV và loại trừ nguy cơ nhiễm HIV và giang mai.
  • Xét nghiệm dịch từ cơ quan sinh dục để loại trừ nguy cơ nhiễm bệnh lậu.
  • Kiểm tra phần trực tràng và xương chậu.
  • Siêu âm và xét nghiệm hình ảnh nhằm xác định sự hiện diện của nốt sùi ở cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV Cobas: Thủ thuật này sử dụng mẫu tế bào chết tại cổ tử cung nhằm tìm sự hiện diện của virus và tầm soát tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm type HPV – PCR: Xét nghiệm này giúp xác định loại HPV bạn mắc phải. Thủ thuật được thực hiện bằng cách sinh thiết cổ tử cung.

Điều trị bệnh sùi mào gà ở tử cung bằng cách nào?

Do cổ tử cung là vị trí nhạy cảm nên các phương pháp được áp dụng cho bệnh lý này rất hạn chế. Phần lớn là điều trị bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc tiêm hoặc uống.

Các loại thuốc có thể được sử dụng:

  • Cidofovir
  • Inosine pranobex
  • Thuốc tiêm interferon (alpha, n1 hoặc n3)

Tuyệt đối không tự ý thụt rửa dung dịch hoặc dùng các loại thuốc bôi ngoài khi điều trị sùi mào gà cổ tử cung.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà cổ tử cung

Sùi mào gà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và tăng nguy cơ tử vong ở nữ giới. Vì vậy bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh do nhiễm virus HPV nói chung và sùi mào gà nói riêng.

sùi mào gà cổ tử cung
Tiêm vaccine ngừa HPV là biện pháp phòng tránh sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm khác

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà:

  • Sử dụng bao cao su: Dùng bao cao su có thể hạn chế được nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh ở đường tình dục. Tuy nhiên với sùi mào gà, bệnh cũng có thể lây qua đường tiếp xúc vật lý hoặc hôn môi.
  • Chung thủy với bạn tình: Tình trạng quan hệ với nhiều đối tượng có thể dẫn đến hiện tượng lây nhiễm bệnh lẫn nhau. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn chỉ nên hoạt động tình dục với một đối tượng.
  • Tìm hiểu tiền sử tình dục và sức khỏe của bạn tình: Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus HPV. Trước khi quyết định tiến tới hôn nhân hoặc quan hệ tình dục, bạn và bạn tình có thể thăm khám sức khỏe để tránh lây nhiễm bệnh lẫn nhau.
  • Tiêm vaccine ngừa HPV: Loại vaccine ngừa HPV có thể chống lại các chủng HPV thường gặp nhất. Không chỉ ngăn ngừa bệnh sùi mào gà, tiêm vaccine còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, u mềm lây,…
  • Hạn chế quan hệ bằng miệng: Virus HPV cũng có thể lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng. Do đó bạn nên hạn chế hoạt động này.
  • Tránh sử dụng chung vật dụng với người khác: Virus nhiễm bệnh có thể ẩn náu trong khăn mặt, khăn tắm, quần áo và son môi,… Vì vậy tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên: Với nữ giới trên 20 tuổi và người đã quan hệ tình dục, việc thăm khám phụ khoa 1 – 2 lần/ năm có thể giúp bạn nhận biết các vấn đề bất thường và điều trị kịp thời.

Sùi mào gà cổ tử cung có mức độ nguy hiểm hơn so với những vị trí khác. Vì vậy nếu nhận thấy các biểu hiện như đau bụng dưới, chảy máu khi quan hệ, khí hư ra nhiều và có mùi hôi, bạn nên tìm gặp bác sĩ phụ khoa để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Ngày đăng 08:58 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không, làm sao ngăn chặn?

Theo thống kê tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, có 70% số bệnh…

Chữa sùi mào gà bằng đông y có khỏi được không?

Các bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp có mức độ…

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? [Hỏi – Đáp]

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khiến cho âm đạo bị ngứa ngáy, nổi những bông hoa…

Thuốc bôi trị sùi mào gà loại nào tốt và giá bán

Thuốc bôi điều trị sùi mào gà có công dụng chính là phá hủy mô mụn cóc, đồng thời tăng…

Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? [Tổng chi phí]

Bên cạnh địa chỉ khám bệnh uy tín, chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền cũng đang là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua