Bệnh phát ban – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Bị sốt phát ban có nguy hiểm không ? Có lây không ?

Bị sốt phát ban nên kiêng gì ?

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà các mẹ nên biết

Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp cần nhận biết sớm

Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc để bệnh nhanh hết

Sốt phát ban dạng sởi là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào? Nguy hiểm không?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì?

Sốt phát ban dạng sởi là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sốt phát ban dạng sởi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi và kiết lỵ nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

sốt phát ban dạng sởi
Sốt phát ban dạng sởi là gì? Có nguy hiểm không?

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Sốt phát ban dạng sởi là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sốt phát ban dạng sởi là tình trạng sốt cao, kèm theo phát da do virus sởi gây ra. Virus sởi và virus rubella là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên so với sốt phát ban do virus rubella, sốt phát ban dạng sởi thường có diễn tiến nghiêm trọng và dễ để lại các biến chứng nghiêm trọng – đặc biệt là ở trẻ có bệnh nền (suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng và bệnh tim bẩm sinh).

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra sốt phát ban dạng sởi ở trẻ là do tiếp xúc với virus sởi thông qua các vật dụng sinh hoạt hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

Virus sởi rất dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch.

2. Triệu chứng nhận biết sốt phát ban dạng sởi

Có hai dạng sốt phát ban thường gặp nhất là do virus sởi (ban đỏ) và virus rubella (ban đào). Trong đó, sốt do virus rubella thường khá lành tính và chỉ gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ.

sốt phát ban dạng sởi
Sốt cao (từ 38.5 – 39.5 độ C) là dấu hiệu đầu tiên do nhiễm trùng virus sởi

Ngược lại, sốt phát ban dạng sởi có thể làm phát sinh các triệu chứng cấp tính và đột ngột như:

  • Sốt cao (từ 38.5 – 39.5 độ C)
  • Phát ban da: Nếu bệnh do virus sởi gây ra, da sẽ xuất hiện các vết hồng ban và sẩn nhỏ trên bề mặt da. Sẩn có thể phẳng hoặc hơi nổi cộm lên so với vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, tổn thương da virus sởi gây ra thường để lại vết thâm sau khi biến mất.
  • Phạm vi phát ban do sởi thường rộng và có thể lây lan ra toàn thân sau khoảng vài ngày.
  • Phát ban da dạng sởi kéo dài trong khoảng 4 – 7 ngày.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như:

  • Sổ mũi
  • Ho
  • Quấy khóc
  • Đau họng
  • Mắt đỏ
  • Mệt mỏi
  • Uể oải

Các triệu chứng của sốt phát ban dạng sởi có xu hướng thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.

Sốt phát ban dạng sởi nguy hiểm như thế nào?

Virus sởi có thể lây lan sang những cơ quan khác và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

sốt phát ban dạng sởi
Virus sởi có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não,…

Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải, như:

  • Viêm tai giữa (dấu hiệu: đau tai, giảm thính lực, chảy mủ tai,…)
  • Viêm phổi (dấu hiệu nhận biết: ho kéo dài, khó thở, thở mệt, thở khò khè,…)
  • Viêm não (dấu hiệu: hôn mê, co giật)
  • Kiết lỵ (trong phân có máu)
  • Biến chứng ít gặp hơn như: viêm thanh quản, viêm ruột, viêm miệng,…

Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh sốt phát ban dạng sởi, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị sốt phát ban do virus sởi

Không giống với sốt phát ban do rubella, phát ban do sởi cần được điều trị nghiêm ngặt. Với những trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Sử dụng thuốc

Không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng nhiễm virus sởi. Tuy nhiên bạn có thể dùng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng do virus này gây ra.

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc kháng virus

Trước khi dùng thuốc cho trẻ, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Oresol để bù nước và điện giải cho trẻ.

2. Chăm sóc tại nhà

Vì không có thuốc điều trị nhiễm virus sởi nên bạn cần chăm sóc và cho trẻ nghỉ ngơi để nâng cao hệ miễn dịch. Khi cơ quan này được tăng cường, các virus gây bệnh sẽ nhanh chóng bị kìm hãm và tiêu diệt.

sốt phát ban dạng sởi
Trẻ cần được nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh sốt phát ban

Các biện pháp làm giảm nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong 4 – 5 ngày đầu sau khi triệu chứng bùng phát.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa và nước trái cây cho trẻ.
  • Chế biến thức ăn lỏng, mềm và ít gia vị để tránh cảm giác đau họng khi ăn.
  • Giữ cơ thể trẻ thông thoáng và mát mẻ nhằm làm giảm thân nhiệt.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và nâng cao khả năng đề kháng.
  • Vệ sinh cơ thể với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Tuyệt đối không kiêng nước, kiêng gió theo quan niệm dân gian.

Sau khi điều trị sốt phát ban, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các biến chứng ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan và viêm tai giữa.

Phòng ngừa bệnh sốt phát ban do virus sởi

Cần cách ly trẻ với người nhiễm virus sởi hoặc bệnh nhân nhiễm các loại virus khác. Tuy nhiên biện pháp này thường không có hiệu quả vì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày nên rất khó nhận biết các đối tượng nhiễm virus.

sốt phát ban dạng sởi
Tiêm vaccine phòng ngừa là biện pháp ngăn chặn bệnh hữu hiệu nhất

Do đó, bạn có thể chủ động tiêm vaccine phòng ngừa để tránh tình trạng trẻ bị sốt phát ban. Vaccine sởi có thể được chích khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Sau đó cần tiến hành tiêm mũi thứ 2 ngừa virus rubella và sởi khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ chích ngừa những loại vaccine khác nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng nhiễm trùng.

Sốt phát ban do virus sởi là dạng nghiêm trọng nhất của bệnh lý này. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không để lại bất cứ di chứng nào.

Sốt phát ban ở người lớn – Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Sốt phát ban ở người lớn ít phổ biến hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh lý này là một dạng…

Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp cần nhận biết sớm

Sốt, phát ban da, mệt mỏi, đau họng,… là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh sốt phát…

Trẻ bị phát ban sau khi sốt là dấu hiệu nguy hiểm hay bình thường?

Trẻ bị phát ban sau khi sốt là một tình trạng khá phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu…

Sốt phát ban gây ngứa làm thế nào để khắc phục?

Ngoài triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau rát cổ họng, bệnh sốt phát ban còn có thể gây ngứa…

Bị sốt phát ban có nguy hiểm không ? Có lây không ?

Sốt phát ban là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bị sốt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *