Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Cách khắc phục và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sôi bụng về đêm là một trong những triệu chứng thường gặp. Là hiện tượng bình thường ở nhiều người nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh lý về tiêu hóa. Vậy sôi bụng về đêm do đâu, triệu chứng này liên quan đến những bệnh lý nào?

Sôi bụng về đêm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân
Sôi bụng về đêm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân sôi bụng về đêm

Sôi bụng về đêm là tình trạng bụng chứa nhiều khí kết hợp với thức ăn và dịch vị trong dạ dày khiến bụng phát ra tiếng kêu sùng sục. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Sôi bụng về đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân như:

  • Không dung nạp lactose: Trẻ được cho uống sữa công thức quá sớm trong khi chưa có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng ở trẻ kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Cho trẻ uống sữa sai cách: Pha sữa sai cách, bình pha sữa không được sạch sẽ hoặc cho trẻ bú bình không đúng tư thế khiến trẻ nuốt nhiều khí cũng là một nguyên nhân gây sôi bụng ở trẻ. 
  • Do mẹ sử dụng các thức ăn cay nóng, khó tiêu khi cho con bú cũng khiến bé dễ bị sôi bụng ban đêm
  • Bé ăn uống không tập trung, vừa ăn vừa nghịch điện thoại, đồ chơi, xem tivi cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.

Sôi bụng về đêm ở người lớn

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng về đêm ở người lớn thường gặp là:

  • Thói quen ăn uống vội vàng, không tập trung khi ăn, không ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ăn tối muộn, ăn xong nằm ngay ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
  • Do uống sữa, ăn nhiều đồ ngọt hoặc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, uống nước ngọt có ga trước khi đi ngủ.
  • Do mệt mỏi, căng thẳng hoặc lạm dụng thoái gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Do một số bệnh lý về tiêu hóa, bệnh dạ dày… 

Sôi bụng về đêm là bệnh gì?

Chứng sôi bụng về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh khó chịu
Chứng sôi bụng về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh khó chịu

Nếu thói quen ăn uống, yếu tố tâm lý không phải là nguyên nhân gây sôi bụng về đêm của bạn. Thêm vào đó, bạn hay bị sôi bụng vào ban đêm kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, nóng rát thực quản, đau thượng vị, viêm họng… thì có thể bạn đã mắc một trong những bệnh lý dưới đây.

Hội chứng ruột kích thích

Còn có tên gọi khác là hội chứng đại tràng kích kích, thuộc nhóm bệnh đại tràng chức năng hoặc bệnh đại tràng co thắt. Là bệnh thường gặp trên thế giới với tần suất 15 – 20%. Bệnh chỉ gây rối loạn chức năng ruột chứ không gây ra tình trạng viêm loét tại ruột.

Người bệnhthể nhận biết qua các biểu hiện sau:

  • Đầy hơi kèm theo sôi bụng sau khi ăn, xuất hiện nhiều về đêm. 
  • Đau vùng hạ vị, hố chậu trái hoặc thượng vị phải, đau chạy dọc theo khung đại tràng. 
  • Có cảm giác đau bụng, đau âm ỉ, đau quặn hoặc tức nặng, ấm ách khó chịu, thường giảm đi sau khi đi đại tiện

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét và đau do acid và pepsin kích thích. Tùy theo vị trí viêm loét mà bệnh còn có những cái tên khác như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, loét hàng tá tràng… 

Biểu hiện thường gặp:

  • Đau tức ở dưới ngực, bụng sôi ùng ục vào buổi chiều và ban đêm kèm theo khó thở.
  • Đau vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, nóng rát, nôn, buồn nôn, sôi bụng. Đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ban đêm. 
  • Chán ăn, đi đại tiện phân đen, mùi khó chịu.

thuốc dân tộc chữa đau dạ dày

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến thực quản, hầu, cổ họng bị tổn thương. Nếu hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài quá lâu sẽ gây ra các biến chứng như hẹp ống thực quản, ung thư thực quản…

Triệu chứng thường gặp:

  • Ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị do dịch vị trào ngược lên thực quản làm thực quản nóng rát từ thượng vị lan lên xương ức. Thường xuất hiện khi bệnh nhân cúi gập người về phía trước hoặc sau bữa ăn.
  • Đắng miệng, đau tức ngực, ho và sôi bụng về đêm do acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây chèn ép dây thần kinh.
  • Khó nuốt, nhiều nước bọt do khi acid dạ dày trào ngược lên cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này.

>> Tìm hiểu thêm: Chi tiết bệnh trào ngược dạ dày, dấu hiệu nhận biết tránh nhầm lẫn và cách điều trị hiệu quả từ chuyên gia

Mẹo xử lý khi bị sôi bụng về đêm

Để cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu về đêm, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:

  • Xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ dọc đại tràng, có thể thoa thêm chút dầu nóng để dễ chịu hơn.
  • Lấy túi chườm, hũ thủy tinh, khăn mềm cho vào ít nước ấm chườm lên vùng bụng và quanh rốn sẽ thấy bụng dễ chịu hơn.
  • Uống nước ấm pha gừng hoặc một chút tinh dầu bạc hà hoặc có thể ăn vài lát gừng tươi chấm muối, uống một ly nước chanh pha gừng để xoa dịu tình trạng sôi bụng
  • Ở trẻ em: Mẹ nên điều chỉnh tư thế bú đúng cách cho trẻ, sau khi bú xong, không đặt trẻ xuống giường mà bế lên khoảng 15 phút. Có thể vỗ lưng bé để bé ợ hơi trước. 
Chườm nóng giúp giảm sôi bụng hiệu quả
Chườm nóng giúp giảm sôi bụng hiệu quả

Cách khắc phục hiệu quả

Nếu tình trạng sôi bụng của bạn có liên quan đến các bệnh lý đã đề cập, tốt nhất là nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phụ hợp. Còn nếu hiện tượng này xảy ra do thức ăn hoặc thói quen xấu thì có thể loại bỏ bằng cách:

  • Hạn chế những thực phẩm có ủ men, giàu tinh bột như bánh bao, bánh mỳ. Tránh dùng nhiều các loại kẹo bánh ngọt, hoa quả chín ngọt gắt, sữa và các sản phẩm từ sữa. 
  • Không sử dụng các thực phẩm như dưa muối, nấm, phô mai xanh. 
  • Không dùng đồ uống có ga, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế nhai keo cao su hàng ngày để tránh gây sôi bụng.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và các gia vị như hành tỏi để chống chướng bụng, đầy hơi.
  • Bổ sung nhiều hoa quả tươi như chuối, cam, táo, lê, dứa, bưởi. Đặc biệt, nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn và tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn có trong đường ruột phát triển. 
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa nói để tránh lọt không khí gây đầy hơi.

Tuy nhiên những gợi ý này sẽ chỉ có hiệu quả tốt khi tình trạng sôi bụng về đêm của bạn là biểu hiện cấp tính do rối loạn tiêu hóa gây nên. Trong trường hợp nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thì cần được điều trị bằng phác đồ khoa học, dưới sự hướng dẫn từ chuyên gia.

Người bệnh hãy sớm thăm khám để có liệu trình điều trị hiệu quả nhất.

Sống khỏe mỗi ngày VTV2 – Cùng chuyên gia hướng dẫn cách điều trị viêm đại tràng mãn tính tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:14 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Nhiều người đã khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 3 tháng dùng bài thuốc này. Giải pháp được nghiên cứu và bào chế thành công từ thành phần 100% thảo dược thiên nhiên đặc trị, luôn đảm bảo an toàn, lành tính cho người sử dụng.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì? Có nguy hiểm?

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét, xuất huyết ở niêm mạc trực tràng,…

Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể là triệu chứng của bệnh lý Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là bị gì?

Đau bụng buồn đi ngoài là hiện tượng sinh lý bình thường ở con người. Thế nhưng nếu đau bụng…

12+ Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Tốt Nhất (Có Giá + Cách Dùng)

Thuốc trị viêm đại tràng có nhiều loại. Bao gồm các thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và…

TTPTH đã vượt qua 4 bài kiểm định về chất lượng theo hướng dẫn của ICH Nguồn gốc bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Kỳ 1: Hành trình đi tìm “THẦN DƯỢC” chữa bệnh đại tràng của dân tộc Tày

Sau nhiều năm được đưa vào ứng dụng, bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn đã trở thành giải pháp…

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, có biến chứng?

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp là gì? là một trong vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua