Siêu âm tiền liệt tuyến có thể phát hiện được bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Siêu âm tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp phổ biến để xác định các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. Vậy phương pháp siêu âm này có thể phát hiện những bệnh nào và cần lưu ý những gì?

Siêu âm tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến về tuyến tiền liệt
Siêu âm tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến về tuyến tiền liệt

Kiến thức chung về chẩn đoán bệnh bằng siêu âm

Việc sử dụng sóng âm ở tần số cao để tái tạo hình ảnh và cấu trúc bên trong cơ thể được gọi là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng siêu âm. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến bởi an toàn và hiệu quả. Đây là phương pháp cận lâm sàng để nhận biết và đánh giá tình trạng bệnh. Trong đó có các bệnh về tuyến tiền liệt.

Để quá trình siêu âm tiền liệt tuyến đạt được kết quả chính xác, người ta thường tiến hành phương pháp này theo 3 bước.

  • Bước 1: bôi lên vùng cần siêu âm (tùy phương pháp) một loại gel đặc biệt. Tác dụng của gel này là giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể. Đồng thời, gel này cũng hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da của bệnh nhân.
  • Bước 2: dùng đầu dò quét nhẹ nhàng lên vùng cần khám và theo dõi hình ảnh. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau khi các bác sĩ thực hiện thao tác này.
  • Bước 3: Kết thúc quá trình và lau sạch gel.

Các bệnh về tuyến tiền liệt được chẩn đoán bằng siêu âm

Tuyến tuyền liệt là nơi sản sinh tinh dịch để nuôi dưỡng và giúp tinh trùng thực hiện chức năng của nó. Nó quyết định nhiều đến “phong độ” của người đàn ông. Tuy nhiên, khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên, đây cũng là yếu tố gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh như: phì đại, viêm và ung thư tuyến tiền liệt.

Người ta dùng phương pháp siêu âm tiền liệt tuyến để phát hiện các bệnh trên. Các bác sĩ sẽ xác định được kích thước của tuyến này (có bình thường hay không, nếu bất thường thì nguyên nhân do đâu). Ngoài ra, siêu âm còn giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển các mô hoặc các ổ viêm trong tuyến tiền liệt.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]
Siêu âm có thể phát hiện các bệnh như: phì đại, viêm và ung thư tuyến tiền liệt
Siêu âm có thể phát hiện các bệnh như: phì đại, viêm và ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài siêu âm, các bác sĩ còn dùng phương pháp đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt trong máu (phương pháp PSA) và sinh thiết mô tuyến tiền liệt. Hai phương pháp này thường dùng để chẩn đoán khi nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt. Một vài trường hợp sẽ còn được chỉ định chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Đa số các trường hợp, để đi đến kết luận chính xác, người ta thường phối hợp nhiều phương pháp chẩn đoán.

Hai phương pháp siêu âm tiền liệt tuyến phổ biến

Siêu âm qua đường trên sương mu

Phương pháp này có thể phân biệt các vùng giải phẫu của tuyến tiền liệt. Trong khi đó cách thức tiến hành cũng khá đơn giản nên thường được ưu tiên thực hiện. Người bệnh sẽ nhịn tiểu ở mức độ vừa phải để bàng quang không quá căng. Nếu bàng quang căng nhiều sẽ khiến hình ảnh thu được bị nhiễu. Ngoài ra, nếu đầu dò ở quá xa vị trí tuyến tiền liệt, hình ảnh cũng sẽ bị mờ và có thể dẫn đến kết quả không chính xác.

Siêu âm qua đường trực tràng

Dùng phương pháp này bệnh nhân không cần nhịn tiểu. Thậm chí, các bác sĩ còn yêu cầu đi tiểu trước khi khám bệnh. Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn. Do đó, kết quả cũng sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, các bác sĩ có thể kết hợp phương pháp này với kim sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp siêu âm qua đường trực tràng
Phương pháp siêu âm qua đường trực tràng

Các phương pháp siêu âm khác

Ngoài 2 phương pháp siêu âm trên, còn có các phương pháp siêu âm tiền liệt tuyến khác như:

  • Siêu âm qua đường tầng sinh môn: phương pháp này ít được sử dụng vì kết quả thường không chính xác.
  • Siêu âm bằng cách đưa đầu dò qua niệu đạo: Nguy cơ vỡ hoặc nhiễm khuẩn niệu đạo rất cao nên phương pháp này cũng rất ít được sử dụng.
  • Siêu âm Doppler (siêu âm màu): phương pháp này chỉ sử dụng cho một số trường hợp thật sự cần thiết. Nó thường dùng kèm với một trong hai phương pháp siêu âm phổ biến là siêu âm qua đường trên xương mu hoặc siêu âm trực tràng.

Để có tuyến tiền liệt khỏe mạnh

Siêu âm tiền liệt tuyến định kỳ là cần thiết. Việc này giúp bạn chủ động phòng chống bệnh ngay khi có các dấu hiệu ban đầu và an tâm về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nhiêu đó thôi chưa đủ để bạn có một tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Nếu muốn điều này, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Thói quen ăn uống của nhiều người có thể là nguyên nhân gây ra các rắc rối về tuyến tiền liệt. Trong đó, những người hay ăn đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ sẽ dễ mắc bệnh hơn. Do đó, bạn cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ sung thêm hoa quả.

Các nhà dinh dưỡng học khuyên nên dùng ít nhất 5 phần rau quả 1 ngày để nâng cao sức khỏe tuyến tiền liệt. Đặc biệt là các loại rau quả chứa nhiều lycopene. Tiêu biểu là các loại cải (bông cải, cải bắp, cải thìa, cải xoăn) và các loại trái cây có màu đỏ như dưa hấu.

Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ hoặc thịt đóng hộp. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều cá để bổ sung Omega 3 và đậu nành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hay ăn thực phẩm giàu Omega 3 và đậu nành thường ít bị các bệnh về tuyến tiền liệt, nhất là ung thư tuyến này.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ rượu, bia, cafein và thực phẩm làm bằng đường nhân tạo như soda. Các loại nước uống, thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp và gây thêm áp lực đào thải độc tố cho cơ thể.

Các loại rau quả chứa nhiều lycopene rất tốt cho tuyến tiền liệt
Các loại rau quả chứa nhiều lycopene rất tốt cho tuyến tiền liệt

Thực hiện lối sống khoa học

Đừng để cân nặng vượt mức kiểm soát nếu bạn muốn có một tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Bạn có thể làm điều này bằng việc kiểm soát sự cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn và tập thể dục mỗi ngày.

Thói quen tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Và việc cố gắng dành ra 60 phút mỗi ngày để tập có thể giúp bạn luôn khỏe mạnh mà không cần dùng thuốc hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào.

Ngoài ra, bạn cũng đừng thức quá khuya và hãy cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái. Việc quan hệ tình dục với tần suất vừa phải và an toàn cũng sẽ giúp chức năng tuyến tiền liệt hoạt động tốt nhất. Nhất là khi bạn đến tuổi trung niên.

Ngày đăng 09:32 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:20 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng đông y có hiệu quả không?

Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng đông y được nhiều người bệnh áp dụng vì khá an toàn và ít…

Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt loại nào hiệu quả?

Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, có đến 50% nam giới ở độ tuổi 50 mắc bệnh…

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có cần điều trị không?

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn có tên gọi là u xơ tuyến tiền liệt và tăng…

Các phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán, xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt là thực hiện các biện pháp kiểm tra, thử nghiệm để loại…

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt và cách khám, chẩn đoán

Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần lớn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua