Cách đặc trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn được phương pháp đặc trị hiệu quả cho người bệnh.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, các triệu chứng bệnh diễn ra liên tục với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn
Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân

Những dấu hiệu thường gặp khi người lớn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn có thể khiến cho bệnh nhân bị tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc táo bón thường xuyên. Cả hai vấn đề này nếu diễn ra trong thời gian dài đều khiến cơ thể mệt mỏi và phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như mất nước do tiêu chảy, giảm cân, mắc bệnh trĩ…
  • Đầy bụng, ăn không tiêu: Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, niêm mạc ruột bị tổn thương kết hợp với sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột khiến cho chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy mà thức ăn được dung nạp sau mỗi bữa sẽ lâu được tiêu hóa hơn khiến cho người bệnh ăn uống lâu tiêu, luôn có cảm giác đầy bụng vô cùng khó chịu.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói: Trong một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích khiến cho nhu động ruột co bóp mạnh. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí là nôn ói, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Đau bụng: Những cơn đau bụng âm ỉ có thể xuất hiện thường trực ở những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không chỉ ở trẻ em mà còn ảnh hưởng đến cả người lớn. Cơn đau xuất hiện tập trung ở vùng bụng dưới hoặc khu vực dạ dày. Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng, cơn đau bụng có thể trở nên dữ dội và lan rộng, nhất là sau khi người bệnh sử dụng các thực phẩm có tính kích thích như đồ chua, cay.
  • Ợ nóng hoặc ợ hơi: Tình trạng tiêu hóa kém khiến cho thức ăn được giữ lại lâu hơn trong dạ dày và bị lên men, từ đó sinh ra nhiều khí trong bụng dẫn đến tình trạng ợ hơi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị ợ nóng nếu có các rối loạn tiêu hóa xảy ra ở dạ dày, tá tràng.
  • Ăn uống không ngon miệng: Chức năng tiêu hóa kém kết hợp với các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, đắng miệng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài càng khiến cơ thể mệt mỏi, bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến giảm cân.

Cần lưu ý rằng, các triệu chứng trên không chỉ xuất hiện ở người lớn bị rối loạn tiêu hóa mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề khác ở đường ruột như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Để chắc chắn hơn, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Tránh để kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng sống.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn được xem là hậu quả của việc điều trị chậm trễ hoặc chữa bệnh không đúng cách. Tuy nhiên, một số bệnh lý ở đường ruột không được phát hiện và điều trị sớm cũng có thể khiến cho người trưởng thành bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh khi được sử dụng trong thời gian dài hoặc uống không đúng cách có thể khiến cho người trưởng thành bị rối loạn tiêu hóa. Thuốc gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến các triệu chứng bất lợi ở đường tiêu hóa.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Những đối tượng thường xuyên ăn thức ăn mua sẵn không đảm bảo vệ sinh, sử dụng đồ ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng… có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao.
  • Lạm dụng bia rượu: Các thức uống có cồn này có thể gây kích ứng đường ruột, gây mất cân bằng pH trong dạ dày. Việc lạm dụng quá mức có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột và dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở người lớn.
nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn
Uống nhiều bia rượu chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý: Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh nên thận trọng vì có thể đang mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt ( hội chứng ruột kích thích ). Những căn bệnh này đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?

Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn không chỉ khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thường gặp nhất là tình trạng kém thấp thu khiến cho cơ thể bị suy nhược, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc có thể bị sụt cân.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài còn khiến cho lợi khuẩn trong đường ruột bị giảm sút đáng kể. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh mẽ. Chúng gây suy giảm sức đề kháng, làm suy yếu khả năng miễn dịch của đường ruột dẫn đến hàng loại các căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ…

Một số người lớn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có biểu hiện tiêu chảy. Việc tiêu lỏng nhiều lần trong ngày khiến cho bệnh nhân bị mất nước, rối loạn điện giải. Nếu nghiêm trọng có thể bị suy nhược cơ thể, hôn mê, rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Trong một số trường hợp, rối loạn tiêu hóa kéo dài gây tổn thương nghiêm trọng cho đường ruột. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen.

Bên cạnh đó, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài trong nhiều ngày còn khiến bệnh nhân mất sức lao động, không thể tập trung khi làm việc hay học tập.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lý, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng. Một số trường hợp bị nặng được chỉ định nhập viện điều trị nội trú để bác sĩ tiện theo dõi.

Dưới đây là một số cách đang được áp dụng để cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn:

1. Uống nhiều nước

Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cần được bổ sung nhiều nước. Chất lọc không chỉ giúp làm sạch đường ruột, đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở niêm mạc mà còn giúp cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa mất nước cho các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy.

cách trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn
Người lớn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài nên uống nhiều nước để ngăn ngừa nguy cơ bị mất nước do tiêu chảy, nôn ói nhiều

Tốt nhất, bạn nên uống nước hơi âm ấm để xoa dịu kích ứng trong đường ruột. Ngoài ra, có thể uống nước khoáng, nước dừa hoặc dùng dung dịch Oresol để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.

2. Sử dụng trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, đồng thời giúp bệnh nhân bớt căng thẳng, mệt mỏi. Bao gồm:

  • Trà bạc hà: Loại trà này cung cấp nhiều Peppermint. Chất này có tác dụng chống co thắt dạ dày, cải thiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy cho người bệnh.
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng an thần, giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng xoa dịu kích ứng trong ruột, giảm đau, kháng viêm, trung hòa axit dạ dày nhờ chứa nhiều hoạt chất Chamomile. Người trưởng thành bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể uống 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Trà gừng: Lấy 3 – 4 gram gừng tươi rửa sạch, băm nhỏ. Bỏ gừng vào ấm hãm với nước sôi làm trà uống giúp giảm tiết axit dạ dày, kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, đồng thời xoa dịu cơn đau cho người bệnh.
  • Trà rễ cam thảo: Sử dụng trà rễ cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn, ổn định hoạt động của nhu động ruột, cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, ăn uống kém tiêu cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ cần lấy vài lát cam thảo đem hãm với nước sôi uống trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút. Liều dùng cam thảo tối đa trong ngày là 2,5 gram.

3. Cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn thông qua chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn. Vì vậy, điều chỉnh thực đơn hàng ngày là điều cần thiết bởi nó có thể góp phần tích cực vào việc đẩy lùi các triệu chứng bệnh . Trong thời gian điều trị, người bệnh nên sử dụng các món ăn lỏng nhẹ, thực phẩm nên được nấu chín mềm trước khi ăn để giảm gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột.

rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn nên ăn gì kiêng gì
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thực phẩm. Tránh sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều protein, các món cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit và đồ béo. Thay vì vậy, hãy tăng cường sử dụng các thực phẩm hữu ích dưới đây vào trong thực đơn:

  • Sữa chua
  • Cà rốt
  • Khoai lang
  • Thịt trắng
  • Đu đủ
  • Củ cải đường…

4. Dùng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Sử dụng thuốc điều trị là cần thiết cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng cho người bệnh. Chẳng hạn như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc cầm tiêu chảy, Oresol hay các sản phẩm men vi sinh.

Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Lưu ý tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà uống mà chưa qua thăm khám. Việc sử dụng thuốc tây bừa bãi có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ có hại, thậm chí khiến chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn tại bệnh viện

Các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng, có dấu hiệu nghiêm trọng thường được đề nghị nhập viện theo dõi và điều trị. Những bệnh nhân bị mất nước do nôn ói, tiêu chảy quá nhiều sẽ được truyền dịch để bù nước và chất điện giải.

Bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn cũng có thể khiến bệnh nhân bị sốt cao hoặc gặp phải biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây nôn ói, đi ngoài ra máu nhiều. Trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện sớm để bác sĩ xử lý cấp cứu kịp thời nhằm tránh để nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn nên tham khảo thêm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 12:21 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:10 - 06/02/2023
Chia sẻ:
11 cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị rối loạn tiêu…

rối loạn vi khuẩn đường ruột Rối loạn vi khuẩn đường ruột do đâu? Cách khắc phục

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài gây ra…

Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì, Tránh Thực Phẩm Nào Tốt?

Rối loạn tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, thay đổi đại tiện,...…

Bị rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không?

Nước cam là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và khiến bé mệt mỏi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua