Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình, trong đó rối loạn tiền đình sau sinh là một trong những trường hợp phổ biến. Hầu hết các trường hợp phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình đều xuất phát từ tình trạng rối loạn nội tiết tố hay phải chịu áp lực, căng thẳng quá mức.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh
Rối loạn tiền đình là chứng bệnh rất phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đây là chứng bệnh xảy ra do sự tổn thương, rối loạn chức năng hệ thống tiền đình, gây mất thăng bằng cơ thể kèm theo một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nghe kém…
Theo các chuyên gia, các nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây rối loạn tiền đình sau sinh gồm:
- Rối loạn nội tiết tố sau sinh: Đây là tình trạng nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột do chuyển từ trạng thái mang thai sang giai đoạn trẻ chào đời và bánh nhau được lấy ra. Các chuyên gia cũng cho biết sự suy giảm nội tiết tố này gây mất cân bằng của nhiều loại hormone khác gây đảo lộn về mặt tâm sinh lý và một trong những rối loạn điển hình là rối loạn tiền đình.
- Mất máu quá nhiều: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình. Sau sinh cơ thể người phụ nữ mất đi một lượng máu lớn gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, thiếu máu lên não và gây tổn thương chức năng tiền đình dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thường xuyên.
- Stress, căng thẳng quá mức: Phụ nữ sau sinh thường phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng khi vừa phải chăm sóc con cái vừa đảm đương mọi công việc nhà, lo lắng áp lực về tài chính, kinh tế, bất đồng quan điểm với chồng và gia đình… Những điều này dồn nén lâu ngày và ngày càng tăng dần lên khiến cơ thể người mẹ thêm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn tiền đình sau sinh và thậm chí gây trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình
Tương tự như bệnh rối loạn tiền đình ở những đối tượng khác, phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình thường có những biểu hiện như:

- Hoa mắt, chóng mặt;
- Ù tai, suy giảm thính lực;
- Đầu óc quay cuồng, cảm giác đồ vật xung quanh xoay vòng;
- Mất kiểm soát khả năng giữ thăng bằng cơ thể;
- Khó đi lại, đứng ngồi không vững;
- Suy giảm thị lực, nhìn mờ;
- Suy giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ;
- …
Chứng rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?
Hội chứng rối loạn tiền đình sau khi sinh vốn không phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên do thể trạng của phụ nữ sau sinh đang rất yếu kém nên những triệu chứng của bệnh càng khiến sức khỏe của sản phụ càng thêm suy nhược, mệt mỏi nhiều hơn và thậm chí gây mất dần nguồn sữa tự nhiên để cho con bú.
Bên cạnh đó, tâm lý của phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình thường thay đổi rất nhiều, trở nên cáu gắt, dễ bực bội, mất tập trung, suy giảm trí nhớ… gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái. Về lâu dài, chứng bệnh này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí, nói trước quên sau, chứng Alzheimer, Parkinson… nguy hiểm.
Thậm chí, khi bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính, khiến người bệnh bị thiếu máu nặng, cản trở quá trình mang máu và oxy lên não, khiến sản phụ dễ rơi vào trạng thái choáng váng, ngất xỉu, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ não, tử vong. Ngoài ra, những cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện đột ngột ở phụ nữ sau sinh còn dễ làm té ngã, gây tai nạn nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vì vậy, để ngăn chặn những hệ lụy và rủi ro này chị em phụ nữ sau sinh cần hết sức chú ý về các triệu chứng lạ. Đồng thời, chủ động thăm khám sớm để điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian trị bệnh và phục hồi sức khỏe, sinh hoạt bình thường.
Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh
Chứng rối loạn tiền đình sau sinh không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân của hàng loạt những vấn đề về sức khỏe, suy giảm tinh thần, kéo theo những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ vừa chào đời. Một số cách điều trị rối loạn tiền đình sau sinh hiệu quả như:
1. Các biện pháp điều trị được ghi nhận trong y học
Một số biện pháp điều trị rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh phổ biến hiện nay như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc trị rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh là biện pháp không được khuyến cáo phổ biến. Nguyên nhân là do sức khỏe của các mẹ bỉm sữa chưa hoàn toàn hồi phục, cơ thể vẫn còn rất yếu sau khi trải qua thời kỳ sinh nở, tác dụng phụ của thuốc Tây sẽ làm phát sinh hoặc tăng nặng các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến cáo phải thận trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, gián tiếp khiến trẻ bỏ bú hoặc bú nguồn sữa không an toàn. Vì vậy, khi mẹ bị rối loạn tiền đình tốt nhất nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp, an toàn cho cả mẹ và bé.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Chữa rối loạn tiền đình theo Đông y là biện pháp được nhiều chị em phụ nữ sau sinh chọn lựa áp dụng. Theo quan niệm trong y học cổ truyền, những bài thuốc Đông y hay còn gọi thuốc Bắc vừa có khả năng tác động căn nguyên, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình vừa giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh sớm lấy lại thể lực, ăn uống ngon miệng và đặc biệt an toàn khi sử dụng.
Một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình sau sinh như:
- Bài thuốc giảm chóng mặt Thiên ma câu đằng ẩm: Gồm các loại dược liệu như: 16g thiên ma, 16g thạch quyết minh, 10g hoàng cầm, 10g câu đằng, 12g ngưu tất, 12g tang ký sinh, 12g hà thủ ô trắng, 12g sơn chi tử, 12g đỗ trọng, 10g hoàng cầm, 16g phục thần. Sắc các vị thuốc cùng 1.8 lít nước cho đến khi cạn xuống còn khoảng 250ml. Phần nước thu được chia làm 5 phần uống hết trong ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc Nhị căn thang: Bài thuốc này gồm một số vị thuốc gồm 16g đại giả thạch, 10g bán hạ, 20g cát căn, 16g thạch xương bồ, 30g hải đới và 12g xuyên khung. Sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày. Chỉ cần uống khoảng 6 – 8 thang sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Bài thuốc Định huyễn thang: Chuẩn bị các vị thuốc gồm cát nhân, đạm trúc diệp và phục thần mỗi vị 12g, bạch tật lê và trạch tả mỗi vị 20g, bán hạ và thiên ma mỗi vị 16g, 30g long cốt. Sắc vị thuốc long cốt trước, sau đó cho các vị thuốc còn lại vào. Phần nước thu được chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. Chỉ cần dùng tối đa 5 – 10 thang thuốc sẽ cải thiện hiệu quả chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra.
- Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc gồm: câu kỷ tử, trạch tả, bạch cúc hoa, phục linh và đơn bì mỗi loại 120g, sơn thù và sơn dược mỗi vị 160g cùng 320g thục địa. Trộn đều các vị thuốc rồi đem phơi khô, tán thành bột mịn và vo thành viên, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. Mỗi lần dùng khoảng 8 – 16g thuốc cho vào ly nước muối loãng để sử dụng.
Lưu ý: Hầu hết các bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình sau sinh đều đem lại hiệu quả rõ rệt, bền vững lâu dài và an toàn lành tính với sức khỏe. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ và bắt buộc phải dùng thuốc trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh
Bên cạnh trị bệnh bằng thuốc Tây hay thuốc Đông y, chị em phụ nữ sau sinh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa theo dân gian với các loại thảo dược thuốc Nam hoặc món ăn bài thuốc tốt như:
Tận dụng thảo dược trị rối loạn tiền đình sau sinh

- Ngải cứu: Theo các nghiên cứu khoa học, trong ngải cứu có chứa một số hoạt chất như axit amin, cholin, flavonoid, tinh dầu… có khả năng tăng cường tuần hoàn máu não, điều hòa cân bằng khí huyết. Nhờ đó giúp khắc phục các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do rối loạn tiền đình gây ra. Dùng 30g ngải cứu khô ngâm vào ấm nước nóng khoảng 10 phút. Lọc lấy nước ngải cứu cho thêm một ít đường hoặc mật ong và thưởng thức.
- Đinh lăng: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về cây đinh lăng cho thấy trong loại dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất như vitamin B1, B2, B6, C, saponin, phytosterol cùng 20 loại axit amin cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp phòng tránh suy nhược cơ thể, giảm chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh hiệu quả, an toàn. Dùng 150 – 200g rễ đinh lăng tươi phơi khô, hãm cùng 200ml nước sôi khoảng 5 – 7 phút và thưởng thức khi còn ấm nóng.
- Tam thất: Tam thất là một trong những loại thảo dược chữa trị rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Theo y học cổ truyền, nụ tam thất giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ vì rối loạn tiền đình, tăng cường hệ miễn dịch và giảm stress, an thần… Chuẩn bị nụ hoa tam thất, ngọc lạc tiên và lá dâu tằm mỗi loại 10g, hãm các dược liệu cùng nước sôi khoảng 30 phút và thưởng thức. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Một số dược liệu thuốc Nam dân gian chữa rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, không có biến chứng. Chú ý liều lượng sử dụng phù hợp để tránh gây ngộ độc, dị ứng…
Các món ăn bài thuốc hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh
Những món ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình mà còn giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi khí huyết và tăng chất lượng nguồn sữa mẹ.

- Canh tim heo: Dùng 1 quả tim heo sơ chế sạch sẽ, bổ đôi cho vào nồi cùng các vị thuốc gồm 15g phục linh, 15g toan táo nhân và 5g viễn chí. Đun sôi trên lửa lớn, vớt bọt rồi vặn nhỏ lửa lại hầm cho đến khi chín hẳn, múc ra ăn khi còn nóng. Món ăn này có tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, định thần, giảm đau đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ…
- Canh óc heo mộc nhĩ: Chuẩn bị 1 – 2 bộ óc heo, trần sơ qua nước sôi loại bỏ các mạch máu. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở, cắt nhỏ rồi xào chín, đổ nước sôi vào và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Đây là một trong những món ăn trị rối loạn tiền đình phù hợp dành cho phụ nữ sau sinh, có tác dụng bổ huyết, an thần, giảm nguồn cung chất béo vào cơ thể rất tốt cho cơ thể của mẹ bỉm sữa.
- Canh hầm sườn heo và lá đinh lăng: Dùng 200g sườn non và một nắm lá đinh lăng tươi. Sơ chế các nguyên liệu thật sạch và tiến hành chế biến. Đầu tiên, xào săn sườn heo với hành tím, đổ nước sôi vào hầm cho đến khi sườn mềm. Trong quá trình hầm lưu ý vớt bọt thường xuyên để nước canh trong hơn. Sau đó cho lá đinh lăng vào nấu thêm 5 phút, cho hành lá và tiêu vào thì tắt bếp. Mẹ bỉm sữa bị rối loạn tiền đình ăn món này thường xuyên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
2. Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà
Trong những trường chị em phụ nữ sau sinh chỉ bị rối loạn tiền đình nhẹ, chưa có biến chứng thì không nhất thiết phải áp dụng điều trị bằng thuốc. Thay vào đó chỉ cần tập trung điều chỉnh một số thói quen nhất định từ chính bản thân các mẹ và sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình sẽ giúp khỏi bệnh nhanh chóng.

- Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa bóp – bấm huyệt giúp tác động đến cột sống hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Liệu pháp này giúp cải thiện quá trình lưu thông máu lên não, khắc phục làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu ở phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình. Một số thủ thuật xoa bóp đơn giản như chải đầu, vỗ đầu, gõ đầu, bóp đầu, day rung kết hợp ấn các huyệt như Thiên trụ, Tam âm giao, Phong phủ, Thượng tinh, Bạch hội, Giác tôn, Hợp cốc, Phong trì, Nội quan, Thái xung, Thái dương…
- Ngâm chân nước ấm: Ngâm chân giúp các mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu, cung cấp máu đến toàn bộ cơ thể, trong đó có não bộ giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… Cách này đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh vì đem lại hiệu quả cao và đặc biệt an toàn. Chuẩn bị thau nước ấm khoảng 40 – 45 độ, tiến hành ngâm chân từ 20 – 30 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Xông hơi lá bưởi và củ hành: Lá bưởi hoặc lá quýt là một trong những loại lá giúp chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Kết hợp với củ hành giúp tăng cường giải độc, điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi, chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Chị em chỉ cần dùng một nắm lá bưởi và 2 – 3 củ hành nấu sôi lên và tiến hành xông hơi cho đến khi cơ thể toát hết mồ hôi. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tập yoga: Một trong những cách chữa rối loạn tiền đình cho phụ nữ sau sinh hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích tập luyện. Các động tác yoga nhẹ nhàng giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu nhờ khả năng tăng cường tuần hoàn máu não và phục hồi sức khỏe. Một số động tác yoga hiệu quả, đơn giản dễ tập như động tác xoay đầu cổ làm mềm cổ gáy, tư thế cúi gập người, tư thế cây cầu, tư thế ngọn núi, tư thế ngồi xổm, tư thế cái cày…
Một số lưu ý dành cho phụ nữ sau sinh mắc chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình sau sinh là chứng bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đảo lộn sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị như vừa kể trên, phụ nữ sau sinh cần chủ động kết hợp thực hiện những cách sau đây để khắc phục triệu chứng bệnh:
Ăn uống đủ chất
Nhiều phụ nữ sau sinh thường chọn cách ăn uống kiêng khem để nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, đây là kiêng kỵ mà các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh không nên thực hiện, thay vào đó phải ăn uống đa dạng để tăng chất lượng nguồn sữa mẹ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Tăng cường bổ sung các nhóm thức phẩm giàu vitamin B6, C, D, acid folic, omega-3, kẽm, magie… trong các nhóm thực phẩm như rau xanh, củ, quả, trái cây tươi, cá béo, các loại đậu, hạt…
- Đồng thời, phụ nữ sau sinh nên chia nhỏ các bữa ăn, kết hợp bổ sung thêm 2 – 3 cốc sữa tươi nóng giàu dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe, phục hồi chức năng tiền đình hiệu quả.
Tập luyện thể dục thể thao
Phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Lợi ích của việc này chính là giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não đều đặn giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, tăng khả năng giữ thăng bằng, giảm chóng mặt, đau đầu, giảm căng thẳng, stress sau sinh… hiệu quả.
Nhờ sự giúp đỡ của người thân
Phụ nữ sau sinh căng thẳng, áp lực quá mức trong việc chăm sóc con, đặc biệt khi phải thực hiện điều này một mình. Vì vậy, vai trò của người chồng trong giai đoạn này là rất quan trọng, nếu có thể hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người thân để chia sẻ với sản phụ, giúp họ thoải mái hơn, giảm những căng thẳng không đáng có.

Chăm sóc bản thân
Mẹ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya và làm những điều mình yêu thích, thư giãn trong thời gian con ngủ hoặc có người trông hộ. Có như vậy mới giúp mẹ cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và góp phần khắc phục các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.
Hy vọng những thông tin về chứng bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của mình. Lời khuyên tốt nhất chính là chủ động thăm khám sớm để điều trị bệnh bằng biện pháp phù hợp, phòng ngừa các hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!