Rối Loạn Tiền Đình Ở Trẻ Em Và Các Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Rối loạn tiền đình ở trẻ em thường ít được nhắc đến vì ở nhiều người thường nghĩ đây là căn bệnh của người lớn, nhất là ở nữ giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh này. Trẻ em bị rối loạn tiền đình gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và khả năng học tập, khi đi lại phải chú ý hơn để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. 

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Rối loạn tiền đình ở trẻ em là căn bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao trong xã hội hiện đại

Trẻ em bị rối loạn tiền đình là bệnh gì? 

Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em bị rối loạn tiền đình đang ngày càng có xu hướng tăng cao vì chịu nhiều áp lực lớn trong học tập, cuộc sống. Đây là tình trạng chức năng tiền đình bị rối loạn do bị tổn thương lâu ngày, dẫn đến suy giảm khả năng giữ thăng bằng, phản ứng với các chuyển động và gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… thường xuyên. 

Khác với suy nghĩ của nhiều người bệnh rối loạn tiền đình chỉ xảy ra ở người lớn, bệnh lý này hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em nếu gặp điều kiện thuận lợi. Theo các chuyên gia, cách  phân biệt giữa chứng chóng mặt sinh lý và chóng mặt do bệnh lý dựa như sau:

  • Chóng mặt sinh lý: Chỉ là cảm giác sâu về mặt thị giác gây loạng choạng do mất cân bằng giữa ba hệ tiền đình. Cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất khi chức năng tiền đình cân bằng lại, thường chỉ mất vài giây.
  • Chóng mặt bệnh lý: Trẻ bị rối loạn tiền đình kèm theo các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, rung giật nhãn cầu, dáng đi xiêu vẹo, lảo đảo… 

Nguyên nhân gây chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em rất đa dạng, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến hàng đầu như:

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Rối loạn tiền đình ở trẻ em thường xảy ra ở những trẻ chịu nhiều áp lực học tập, chấn thương não hoặc mắc các bệnh về thần kinh…

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ mắc các bệnh về thần kinh như viêm màng não, viêm dây thần kinh, u thần kinh…;
  • Trẻ mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai mãn tính, viêm màng nhĩ…;
  • Nhiễm virus hoặc thiếu oxy lên não;
  • Trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính khác gây suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng một số cơ quan, trong đó có chức năng tiền đình; 
  • Trẻ bị mất ngủ chóng mặt kéo dài; 

Các nguyên nhân khách quan khác

  • Do người mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong quá trình mang thai; 
  • Do trẻ té ngã, bị chấn thương ở đầu; 
  • Áp lực học tập đè nặng khiến trẻ stress, căng thẳng quá mức; 
  • Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường;
  • Trẻ lười vận động;
  • Lạm dụng các loại thuốc Tây, cơ thể nhiễm độc hoặc mất máu quá nhiều… 

Để phân tích chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở trẻ, các chuyên gia bác sĩ thường chia làm hai nhóm đối tượng gồm trẻ có thính lực bình thường và nhóm trẻ bị giảm thính lực. Trong đó:

  • Đối với nhóm trẻ có thính lực bình thường: Nguyên nhân chủ yếu là do chứng đau nửa đầu làm kích phát chứng chóng mặt đột ngột, nhưng khá lành tính. Một số trường hợp khác có thể xuất phát từ các bệnh rối loạn thần kinh, tâm thần.
  • Đối với nhóm trẻ bị giảm thính lực: Hầu hết trẻ bị rối loạn chức năng tiền đình do thiếu hụt cảm giác, suy giảm vận động dẫn đến chậm biết đi, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu học tập. 

Triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em 

Những triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em thường khó nhận biết hơn so với người lớn. Vì trẻ còn nhỏ chưa đủ kiến thức để nhận biết và mô tả triệu chứng mà mình đang gặp phải. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến con trẻ nhiều hơn để sớm phát hiện bệnh. Thông thường, trẻ em khi bị rối loạn tiền đình sẽ có các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt: Cảm giác chóng mặt ở trẻ trong giai đoạn đầu của bệnh thường không quá nghiêm trọng, chỉ xuất hiện khi trẻ thay đổi tư thế đột ngột, vận động quá sức hay học tập căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ thường miêu tả cảm giác này như thấy đồ vật đang xoay chuyển, đảo lộn xung quanh, có thể kèm theo đau đầu, hoa mắt… 
  • Mất thăng bằng cơ thể: Trẻ có cảm giác đi không vững, đi đứng loạng choạng, dễ té ngã, ngồi không vững và không duy trì được trạng thái cân bằng, rối loạn trong xác định không gian, thời gian. 
  • Nghe kém: Trẻ có dấu hiệu bị ù tai, suy giảm thính lực, khi được gọi tên nhưng trẻ không phản ứng hoặc phản ứng chậm, đây là dấu hiệu nguy hiểm báo động trẻ có nguy cơ bị điếc. 
  • Giảm thị lực: Khi trẻ bị rối loạn tiền đình nặng có thể gây đổ nhiều mồ hôi, suy giảm thị lực, dẫn đến mất ý thức, ngất xỉu… 

Bệnh tiền đình ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia Nhi khoa, bản chất của hội chứng rối loạn tiền đình không trực tiếp gây hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não ở trẻ trong độ tuổi mới lớn, gây bất lợi cho trẻ khi đến tuổi trường thành cùng nhiều rủi ro, hệ lụy không đáng có. Chẳng hạn như:

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Trẻ bị rối loạn tiền đình gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho sự phát triển thể chất và trí não
  • Trẻ bị rối loạn tiền đình gây rối loạn trong các hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi… và khả năng định hướng di chuyển của trẻ. 
  • Trẻ bị suy giảm chức năng nghe, nhìn, giảm trí nhớ, khả năng tập trung gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ.
  • Tinh thần của trẻ đi xuống, không được sống trong môi trường thoải mái, vui vẻ, nhất là khi chịu áp lực học tập lớn từ gia đình, dễ nảy sinh các suy nghĩ, hành vi lệch lạc, thậm chí rơi vào trầm cảm. 

Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao hơn để sớm phát hiện các triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp để trẻ phát triển bình thường cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. 

Các cách trị rối loạn tiền đình ở trẻ em hiệu quả 

Trên thực tế, bản chất của rối loạn tiền đình không nguy hiểm nhưng những triệu chứng, biến chứng của bệnh mới chính là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro cho khả năng phát triển và sự an toàn của trẻ. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng biện pháp phù hợp. 

Lúc này, nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiền đình bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra bằng hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt (VNG) và điện thế cơ kích gợi chức năng tiền dình (VNG). Cách này giúp thăm dò toàn bồ cơ quan tiền đình ở trẻ và tìm kiếm tổn thương, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và phương án điều trị phù hợp nhất. 

Sau đây là một số phương pháp xử lý triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả các bậc phụ huynh có thể tham khảo áp dụng:

1. Cách xử lý triệu chứng tại chỗ

Nếu trẻ nói rằng mình đang bị chóng mặt, đau đầu, bố mẹ hãy nhanh chóng hướng dẫn trẻ thực hiện các bước xử lý sau:

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, yên tĩnh sẽ giúp cơn chóng mặt qua đi nhanh chóng
  • Cho trẻ nằm nghỉ ở một vị trí bằng phẳng, không gian yên tĩnh, thoải mái và có nhiệt độ mát mẻ vừa phải, 
  • Điều chỉnh tư thế nằm ngửa, hơi nghiêng, tuyệt đối không được nằm sấp. 
  • Thay quần áo rộng rãi, thoải mái, kê đầu với gối cao vừa phải để hỗ trợ tuần hoàn máu lên não, cải thiện hiệu quả triệu chứng chóng mặt. 
  • Nếu trẻ buồn nôn hãy cho dùng các biện pháp kích thích để cho trẻ nôn hết ra. Sau đó cho trẻ uống một ly sữa nóng để bổ sung dưỡng chất và oresol để bù nước và các chất điện giải. 

Trong trường hợp trẻ bị chóng mặt kèm theo sốt cao từ 38 độ trở lên, đau đầu dữ dội, mắt mờ, nghe kém, có dấu hiệu mất định hướng về thời gian và không gian và nghiêm trọng nhất là ngất xĩu hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu điều trị kịp thời. 

2. Điều trị nội khoa

Mục đích của việc dùng thuốc trị rối loạn tiền đình cho trẻ là kiểm soát làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng của bệnh, phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc bừa bãi với liều dùng – cách dùng không phù hợp. 

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Bố mẹ chỉ được cho trẻ dùng thuốc trị rối loạn tiềnđình khi có sự cho phép của bác sĩ

Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, dùng thuốc sai cách hoàn toàn có thể khiến trẻ mắc thêm nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy, trẻ bị v cần có sự tư vấ, chỉ định của bác sĩ mới được dùng thuốc. Một số loại thuốc trị rối loạn tiền đình cho trẻ thường dùng như thuốc trị chóng mặt, chống buồn nôn, giảm đau đầu, thuốc hoặc TPCN hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình… 

3. Điều trị theo Đông y

Chữa trị rối loạn tiền đình cho trẻ bằng Đông y thường ít được áp dụng vì các bài thuốc này thường rất đắng, sử dụng bằng cách uống trực tiếp một lần với số lượng nhiều khiến trẻ không thích và từ chối. Tuy nhiên, nếu bố mẹ dỗ được trẻ uống thuốc Đông y sẽ giúp điều trị chứng rối loạn tiền đình hiệu quả và an toàn. Không những vậy, các vị thuốc Đông y còn giúp hỗ trợ bồi bổ khí huyệt, phục hồi sức khỏe nói chung và chức năng tiền đình của trẻ nói riêng.

Tùy theo độ tuổi, thể trạng sức khỏe và mức độ tổn thương tiền đình cũng như các triệu chứng đi kèm mà thầy thuốc sẽ kê đơn bài thuốc phù hợp nhất với trẻ. Điều bố mẹ cần làm là tuân thủ liều dùng – cách dùng, cố gắng thuyết phục, động viên khích lệ trẻ tự uống thuốc, nếu thuốc quá đắng có thể thêm một ít đường hoặc mật ong vào tạo vị ngọt dễ uốg. Đặc biệt không được chủ quan, lơ là trong việc theo dõi các phản ứng phụ sau đó. 

Một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình thường dùng cho trẻ như: 

  • Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn; 
  • Bài thuốc Nhị căn thang; 
  • Bài thuốc Định huyễn thang; 

Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp mà phụ huynh có thể cho trẻ áp dụng điều trị kết hợp với các liệu pháp cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh… nếu đủ điều kiện thực hiện.

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa rối loạn tiền đình cho trẻ em

Để nhanh chóng dứt điểm bệnh và giúp trẻ phục hồi sức khỏe, khả năng sinh hoạt, vui chơi, học tập bình thường, bố mẹ cần tập trung chú ý vào cách chăm sóc và chủ động phòng ngừa sau đây:

Cách chăm sóc làm giảm triệu chứng không dùng thuốc

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước xử lý các triệu chứng rối loạn tiền đình cấp tính, bố mẹ cần phải theo dõi quan sát trẻ kỹ lưỡng và lưu ý một số vấn đề sau đây:

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Khuyến khích trẻ vận động, rèn luyện bằng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng tại nhà để cải thiện phục hồi chức năng tiền đình
  • Cho trẻ tắm rửa bằng nước ấm trong phòng kín, không có gió lùa, tắm nhanh và lau khô người sau khi tắm xong. 
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái. 
  • Động viên trẻ đứng lại vận động nhẹ nhàng khi cơn chóng mặt đã qua đi.
  • Chỉ cần tập các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng và vừa sức, tránh cho trẻ chơi những trò gây mất sức như chạy nhảy, rượt đuổi, đạp xe hay những trò cảm giác mạnh như tàu lượn, xích đu, cầu tuột… 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như rau xanh, trái cây, củ quả, trứng, sữa, cá, các loại đậu, hạt… 

Cách phòng ngừa bảo vệ trẻ khỏi chứng rối loạn tiền đình

Phòng ngừa tái phát rối loạn tiền đình ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của các bậc phụ huynh vì trẻ em chưa đủ kiến thức để biết được những điều tốt cho sức khỏe. 

Rối loạn tiền đình ở trẻ em
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh giúp trẻ có sức khỏe tốt và phòng ngừa mắc bệnh hiệu quả
  • Sau thời gian điều trị bằng thuốc và khỏi bệnh, hãy khuyến khích trẻ siêng năng vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Các bài tập không cần quá sức, chỉ cần những động tác nhẹ nhàng, trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông khí huyết, phòng tránh nguy cơ bị thiếu máu lên não và rối loạn tiền đình. 
  • Nếu trẻ bị rối loạn tiền đình do liên quan đến các bệnh lý về máu, huyết áp… thì bố mẹ cần chú ý về các cách chăm sóc phòng ngừa những bệnh này để ngăn chặn tái lại các triệu chứng rối loạn tiền đình. 
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ hằng ngày, ưu tiên những thực phẩm tốt, hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm ăn liền, đóng hộp… quá nhiều để tránh tăng cân, béo phì và mắc các bệnh lý về rối loạn mỡ máu. 
  • Cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi cho con, tránh đặt nặng áp lực về điểm số để tránh làm trẻ stress, căng thẳng. Tốt nhất hãy thường xuyên vui chơi cùng trẻ để tạo đời sống tâm lý thoải mái mới là điều tốt nhất. 
  • Nhắc nhở trẻ vui chơi có chừng mực, hạn chế té ngã mạnh, đặc biệt ở những vị trí nhạy cảm như đầu, cổ, vai gáy…
  • Không để trẻ ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và ngủ đủ giấc, tránh thức khuya… 
  • Người mẹ trong quá trình mang thai tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê hay thuốc lá vì đây có thể là nguyên nhân hình thành chứng rối loạn tiền đình ngay từ khi trẻ còn ở trong bụng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em. Vì những triệu chứng bệnh ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, gây chậm trễ và khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, tốt nhất bố mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện, chẩn đoán và thăm khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trước khi quá muộn. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:13 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà 10 Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Chúng ta đều biết rõ việc dùng các loại thuốc trị rối loạn tiền đình thường đem lại hiệu quả…

Thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc 6 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Hàn Quốc Tốt Nhất

Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc được rất nhiều người săn đón vì là hàng cao…

Bài tập chữa rối loạn tiền đình 5 Bài Tập Chữa Rối Loạn Tiền Đình Đơn Giản Và Hiệu Quả

Bên cạnh dùng thuốc thì một số bài tập thể dục đơn giản cũng góp phần hỗ trợ cải thiện…

Rối loạn tiền đình ở trẻ em Rối Loạn Tiền Đình Ở Trẻ Em Và Các Thông Tin Cần Biết

Rối loạn tiền đình ở trẻ em thường ít được nhắc đến vì ở nhiều người thường nghĩ đây là…

Thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp 5 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Pháp Được Tin Dùng

Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp đang là dòng dược phẩm nhập khẩu rất được ưa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua