Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng thay đổi chu kỳ ở một người phụ nữ. Chu kỳ có thể trở nên ngắn hơn, dài hơn hoặc đôi khi một người có thể hoàn toàn không có kinh nguyệt không nhiều tháng.

điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là dấu hiệu sinh lý bình thường

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Mãn kinh là sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt. Khi một người trải qua 12 tháng mà không có kinh nguyệt được xem là đã đến tuổi mãn kinh. Điều này thường xuất hiện ở phụ nữ từ 45 – 55 tuổi. Khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh.

Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 1 đến 10 năm, tùy theo từng cá nhân. Trong thời gian này hormone thay đổi liên tục và kéo dài trong nhiều tháng. Những thay đổi này có thể làm buồng trứng ít rụng trứng hơn bình thường. Khi buồng trứng không giải phóng trứng, niêm mạc tử cung không bị bong ra và dẫn đến tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bởi vì chu kỳ rụng trứng không diễn ra như bình thường trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến việc cơ thể tiết ra một lượng nhỏ Hormone Progesterone. Điều này làm niêm mạc tử cung tích tụ lâu trong cơ thể và gây ra rối loạn kinh nguyệt với tình trạng chảy nhiều máu kinh.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Do sự biến động nội tiết tố, một người có thể nhận thấy các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ít thường xuyên: Điều này xảy ra khi rụng trứng ít thường xuyên hơn bình thường.
  • Chu kỳ dài hơn với máu kinh nhiều hơn: Điều này xảy ra vì niêm mạc tử cung có thời gian tích tụ, phát triển dày hơn và mất nhiều thời gian hơn để rơi ra.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn: Điều này diễn ra khi nồng độ Estrogen thấp hơn bình thường và làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung.
  • Chu kinh kinh nguyệt không đều: Thời kỳ tiền mãn kinh có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, xuất hiện đốm máu giữa các kỳ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Thay đổi triệu chứng kinh nguyệt: Đôi khi người bệnh cũng có thể nhận thấy sự tăng hoặc giảm trong các cơn đau hoặc các triệu chứng khác trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nói chung, thời kỳ tiền mãn kinh sẽ khiến thời gian chu kỳ của một người ngắn dần và cuối cùng và dứt hoàn toàn. Một người được xem là đã mãn kinh khi không có chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 12 tháng. Do đó, nếu sau 1 năm nếu bạn chảy máu ở âm đạo, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Các dạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

1. Ít máu kinh hoặc không có máu kinh

Sự thay đổi hormone và nội mạc tử cung trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến một lượng máu kinh ít hoặc không có máu trong chu kỳ. Lượng máu này có thể ít đến mức hình thành các đốm nhỏ và không cần sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon.

Một số đối tượng có thể xuất hiện các đốm máu 2 tuần một lần. Đây là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh. Điều này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu điều này khiến bạn lo lắng.

rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

2. Máu kinh nhiều bất thường

Trong một số trường hợp tiền mãn kinh, nồng độ Estrogen sẽ cao hơn nồng độ Progesterone. Điều này làm cho niêm mạc tử cung tích tụ, trở nên dày hơn và dẫn đến một lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

Máu kinh được cho là nhiều bất thường khi:

  • Làm đầy tampon hoặc làm tràn băng vệ sinh trong 1 giờ.
  • Lượng máu kinh nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh trong lúc ngủ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

Lượng máu nhiều có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và gây ra nhiều biến chứng khác. Biến chứng phổ biến nhất là thiếu máu, mệt mỏi, choáng váng.

3. Máu kinh màu nâu hoặc đỏ đậm

Bình thường máu kinh có màu đỏ sẫm, tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể dẫn đến lượng máu kinh đỏ sẫm hoặc nâu sẫm, đặc biệt là ở cuối chu kỳ. Máu màu đậm chứng tỏ đây là lượng máu cũ còn tồn đọng của chu kỳ trước.

Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể xuất hiện các đốm nâu hoặc xuất huyết âm đạo vào nhiều thời điểm trong tháng. Đôi khi tình trạng này có thể bị nhầm lẫn thành dịch tiết ấm đạo (huyết trắng). Trong một số trường hợp huyết trắng có thể bị vón cục như bã đậu, dày và có mùi nhẹ.

rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến tình trạng máu kinh màu nâu hoặc đỏ sẫm

Trong hầu hết các trường hợp, xuất hiện chất dịch màu nâu ở âm đạo không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có mùi hôi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

4. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Thời kỳ tiền mãn kinh làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ. Điều này dẫn đến tình trạng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Các dạng thường gặp bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn: Điều này xảy ra khi nồng độ Estrogen thấp hơn bình thường, niêm mạc tử cung mỏng hơn và lượng máu kinh sẽ ít hơn kéo theo chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Chu kỳ ngắn là dấu hiệu điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Chu kỳ dài hơn: Chu kỳ kinh nguyệt dài là khi một chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày. Điều này xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển dày và cần nhiều thời gian hơn để thoát ra khỏi cơ thể.

5. Không có chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể làm dao động nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ. Điều này dẫn đến tình trạng các chu kỳ cách xa nhau đến vài tháng. Nếu một người phụ nữ trong suốt 12 tháng không có chu kỳ, được gọi là mãn kinh.

Tuy nhiên, nếu chu kỳ vẫn xuất hiện trong vài tháng có nghĩa là sự rụng trứng vẫn đang diễn ra. Điều này có nghĩa là một người phụ nữ vẫn có thể mang thai. Vì vậy nếu mất chu kỳ trong 2 hoặc 3 tháng liên tục, hãy thực hiện xét nghiệm thai kỳ. Điều này có thể giúp người bệnh nhân biết các dấu hiệu tiền mãn kinh.

Cách xử lý rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh

Nếu các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiến một người phụ nữ lo lắng hoặc khó chịu, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đặc trị các triệu chứng.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh cảm giác khó chịu ở bụng và tình trạng chuột rút.
  • Thực hiện các biện pháp làm giảm căng thẳng như yoga, thiền định,…

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cân bằng nội tiết tố có thể kiểm soát các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Tuy nhiên, tăng cường hormone có thể dẫn đến một số rủi ro như:

  • Bệnh túi mật
  • Xuất hiện cục máu đông hoặc tăng khả năng đột quỵ
  • Ung thư tử cung hoặc ung thư vú
rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ mãn kinh

Bên cạnh đó, phụ nữ có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng. Một số mẹo ăn kiêng trong thời kỳ tiền mãn kinh như sau:

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Điều này cũng cải thiện tình trạng da khô và khô âm đạo.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nhất định. Hơn nữa, một người có thể bị chảy máu ở âm đạo bởi nhiều nguyên nhân khác ngoài lý do rối loạn kinh nguyệt.

Vì vậy, nếu trải qua những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ khi:

  • Chảy máu kinh nguyệt rất nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chảy máu kinh nguyệt thường xuyên, 2 – 3 tuần một lần.
  • Xuất hiện kinh nguyệt sau 1 năm không có kinh.
  • Cảm thấy đau hoặc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn đến một số thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, nếu các thay đổi hoặc triệu chứng rối loạn chu kỳ trong giai đoạn tiền mãn kinh khiến bạn lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng 09:24 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Kinh nguyệt không đều nên ăn gì, kiêng gì cho ổn định?

Theo bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Phương - GĐ chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt…

Tắc Kinh Nguyệt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt quá ít, kinh nguyệt lặn liên tục trong nhiều tháng. Đây có thể…

Kinh nguyệt bất thường là tình trạng khá phổ biến Chuyên gia giải đáp: Kinh nguyệt bất thường và những nguy hiểm với sức khỏe sinh sản

“Tôi có cô em họ kinh nguyệt bất thường, tháng có tháng không, tháng ra máu rất nhiều, nhưng có…

Kinh nguyệt không đều là gì, phải làm sao, uống thuốc gì?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ…

Kinh nguyệt màu đen vón cục là bị gì, nguy hiểm không?

Trạng thái của kinh nguyệt là cơ sở phản chiếu tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy khi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua