Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Có nhiều phương pháp cải thiện nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện, một trong số đó là cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng. Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót là mẹo dân gian, phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách, đúng liều lượng. 

Công dụng chữa nhiệt miệng của rau ngót

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, các yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển thường là hệ miễn dịch suy yếu, virus xâm nhập, do stress căng thẳng kéo dài, do vết trầy khi đánh răng hoặc do rối loạn nội tiết tố, sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp hay có liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể. Ban đầu, khi mắc nhiệt miệng, người bệnh sẽ có cảm giác nóng, ngứa ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi. Sau vài ngày, ở vị trí này sẽ xuất hiện đốm đỏ hoặc vết sưng, sau đó sẽ to dần và hơi mọng nước rồi vỡ ra, tạo thành vết loét gây đau rát, khó chịu.

Rau ngót thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Rau ngót thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau khi vết loét xuất hiện 10 – 12 ngày. Tuy nhiên, có thể giúp giảm đau rát, thúc đẩy vết nhiệt miệng nhanh lành hơn, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp, một trong số đó là dùng rau ngót chữa nhiệt miệng. Rau ngót vị cam đạm, tính bình, không chỉ là loại rau ăn quen thuộc mà còn tác dụng chữa bệnh. Nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lương huyết, hoạt huyết. Trong thành phần hóa học của rau ngót có chứa đạm, đường, chất béo, kali, mangan, sắt, betacaroten, đồng, vitamin C, B1m, B2, magie, kẽm, đồng, coban… 

Sở dĩ rau ngót thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng là vì:

  • Theo quan niệm của dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong, nhiệt độc tích tụ, do ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ. Trong khi đó, rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, lợi tiểu… nên có thể làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong từ đó thúc đẩy hồi phục vết nhiệt miệng nhanh chóng.
  • Rau ngót còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, thường được dân gian dùng để chữa tưa lưỡi ở trẻ em, chữa nhiệt miệng, tạo điều kiện và thúc đẩy hồi phục vết thương, giúp cải thiện bệnh nhiệt miệng.
  • Rau ngót cũng chứa beta-caroten, vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, B2, vitamin K sắt, kẽm, đồng, kali, mangan… Có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, phù hợp với người hay bị nhiệt miệng do thiếu hụt dưỡng chất
  • Trong 100g rau ngót chứa 0.24g leucin có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương; chứa 0.34g threonin có tác dụng thúc đẩy tái tạo tế bào mới, hỗ trợ hình thành collagen và elastin; chứa 0.23g isoleucin giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, trong rau ngót còn chứa phenylalanin, lysin, methionin, tryptophan… 

Rau ngót không chỉ có tác dụng hỗ trợ làm mát, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể, thúc đẩy hồi phục khi bị nhiệt miệng mà còn được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh, người muốn giảm cân, người bị bệnh đường huyết cao, đau nhức trong xương, trẻ bị âm hư ra nhiều mồ hôi trộm nhưng người luôn nóng, người bị chảy máu cam, cẳng chân bị lở dai dẳng… 

4 Cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng đơn giản, dễ thực hiện

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng là mẹo dân gian hay được nhiều người áp dụng do cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp. Rau ngót dễ trồng và được trồng rất phổ biến cũng rất dễ mua tại các chợ. Có nhiều cách sử dụng rau ngót chữa nhiệt miệng có thể kể đến như:

1. Chữa nhiệt miệng bằng nước cốt rau ngót

Dùng nước cốt rau ngót chữa nhiệt miệng được đánh giá là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện nhất. Phương pháp này có cách làm tương đối đơn giản, vô cùng thích hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu hoặc chỉ có sẵn rau ngót trong nhà. 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá rau ngót tươi

Cách thực hiện:

  • Rau ngót chọn lá tươi, sạch, không bị sâu bệnh, bỏ phần cọng, chỉ lấy lá
  • Sau đó cho lá rau ngót đã nhặt sạch vào thau nước muối loãng, ngâm và rửa sạch
  • Vò nát lá, đem xay hoặc giã lấy nước, lọc hoặc chắt lấy nước cốt bỏ bã
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng tăm bông sạch thấm nước cốt rau ngót chấm lên vết nhiệt miệng
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày đến khi vết nhiệt miệng se lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt rau ngót đã thu được, thêm vài hạt muối, khuấy đều cho tan, sử dụng nước này để súc miệng. Kiên trì thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày nhằm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

2. Dùng rau ngót và mật ong chữa nhiệt miệng

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu quen thuộc thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng. Trong mật ong có chứa Hydroperoxide, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm khử trùng, ức chế và làm giảm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong miệng. Loại nguyên liệu này cũng rất giàu dưỡng chất có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, hỗ trợ tái tạo mô, làm lành vết thương, giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. Để tăng hiệu quả điều trị, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp mật ong và rau ngót chữa nhiệt miệng.

Rau ngót có thể kết hợp với mật ong để chữa nhiệt miệng
Rau ngót có thể kết hợp với mật ong để chữa nhiệt miệng

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá rau ngót tươi
  • 1 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện: 

  • Rau ngót chọn lá sạch, không sâu bệnh, không quá già, đem ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch
  • Cho rau ngót vào máy xay, xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt và bỏ bã
  • Cho 1 thìa mật ong vào nước cốt rau ngót thu được, khuấy đều
  • Dùng tăm bông sạch chấm vào hỗn hợp thu được, chấm lên vết loét nhiệt miệng
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày cho đến khi vết loét se lại.

Lưu ý: Khi chữa nhiệt miệng bằng rau ngót và mật ong bạn nên súc lại miệng với nước sạch nếu thực hiện vào buổi chiều hoặc tối để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

3. Dùng rau ngót và hàn the chữa nhiệt miệng

Hàn the hay Borax là một hợp chất hóa học, một loại muối rắn có màu trắng đục, dễ tan trong nước, không màu, không vị, có khả năng diệt nấm, diệt khuẩn. Hàn the thường được sử dụng trong công nghiệp và y học, dùng để bôi ngoài da, nhỏ mắt, trị viêm da, chàm, đau mắt, viêm răng lợi… Tuy nhiên, chỉ được sử dụng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng. Nếu lượng hàn the vượt quá 5g sẽ gây ngộ độc cấp và mãn tính, rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá rau ngót
  • Một ít hàn the (không quá 1g)

Cách thực hiện:

  • Rau ngót chọn lá sạch, không quá già, không sâu bệnh, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại, để ráo
  • Cho rau ngót vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt
  • Cho hàn the vào nước cốt rau ngót thu được, khuấy đều, đem hấp hỗn hợp thu được, hấp cách thủy hoặc đặt hỗn hợp trong nồi cơm hấp đều được
  • Lấy tăm bông sạch, chấm hỗn hợp rồi thoa lên vết nhiệt miệng
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, trong 2 – 4 ngày để thấy vết loét nhiệt miệng se lại.

Lưu ý: Thận trọng khi dùng hàn the vì đây là chất có hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Người đường ruột yếu sử dụng hàn the dễ bị đau bụng, nôn mửa. Dùng trong nhiều ngày liên tục dễ gây tổn thương gan, suy nhược cơ thể, làm yếu và rối loạn chức năng thận. Ngoài ra, hàn the còn gây rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, rất nguy hiểm cho thai nhi và trẻ em. 

4. Bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống

Bên cạnh các phương pháp dùng rau ngót chữa nhiệt miệng, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe, giải nhiệt cho cơ thể vào những ngày nắng nóng. Rau ngót có thành phần dinh dưỡng đa dạng, nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Các món ăn từ rau ngót có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng như:

  • Canh rau ngót nấu thịt bằm
  • Canh rau ngót nấu tôm
  • Cháo rau ngót thịt nạc, cháo cua rau ngót
  • Canh cua rau ngót
  • Nước ép rau ngót giải nhiệt
  • Canh rau ngót nấu xương, canh rau ngót thịt bò…

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng có thật sự hiệu quả?

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng có thật sự hiệu quả hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định rau ngót có thể chữa được nhiệt miệng. Đây chỉ là phương pháp dân gian được truyền miệng, không có bằng chứng nào có thể chứng minh hiệu quả của cách làm này.

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị
Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị

Thực tế, dùng rau ngót để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng chỉ phù hợp cho trường hợp mới mắc nhiệt miệng hoặc vết nhiệt miệng nhỏ, nông không thích hợp với trường hợp vết loét sâu, kéo dài nhiều ngày không khỏi. Bạn chỉ nên áp dụng cách làm này như một biện pháp hỗ trợ, không nên quá hy vọng vào phương pháp này. Hơn nữa, hiệu quả của việc dùng rau ngót chữa nhiệt miệng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, cách thực hiện của mỗi ngày. Đây là lý do mà có người áp dụng thấy hiệu quả, có người lại chẳng thấy chuyển biến gì cả.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần khi vết loét xuất hiện nếu được chăm sóc đúng cách. Trường hợp vết loét không lành sau 2 tuần hoặc vết loét gây khó nhai, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, có mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, có tổn thương xơ cứng dạng bông cải… thì tốt nhất cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Lý do là rất có thể bạn không hề bị nhiệt miệng mà đang gặp một vấn đề về sức khỏe khác. 

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Khi sử dụng rau ngót chữa nhiệt miệng hoặc bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống hàng ngày, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rau ngót chứa hàm lượng papaverin cao, do đó cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho thai phụ mang thai 3 tháng đầu, người thụ tinh trong ống nghiệm, người có tiền sử sảy thai liên tiếp nhiều lần hoặc sinh non vì loại chất này dễ gây co thắt tử cung gây sảy thai.
  • Rau ngót cũng có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho, do đó cần thận trọng khi sử dụng nếu cơ thể đang thiếu hụt các chất này
  • Người cao tuổi hay bị mất ngủ, khó ngủ, người ăn uống kém, khó thở, người còi xương, thiếu canxi cũng cần hạn chế sử dụng rau ngót. Nếu muốn ăn phải nấu chín rau hoàn toàn, không uống nước ép, không ăn sống vì rau ngót có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Liều lượng rau ngót tối đa chỉ nên sử dụng là 50g/ngày, không dùng liên tục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Nếu dùng nước cốt rau ngót chữa nhiệt miệng thì cần chọn rau sạch, nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại bị phun hóa chất, đồng thời cũng nên ngâm nước muối để loại bỏ phần nào vi khuẩn.
  • Bên cạnh việc sử dụng rau ngót chữa nhiệt miệng, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng của mình. Chải răng đều đặn mỗi ngày, lực chải vừa phải, tránh các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate để tránh khiến vết nhiệt miệng lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần. 

Có thể thấy, dùng rau ngót chữa nhiệt miệng là mẹo dân gian hay, được đánh giá cao về mức độ an toàn mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, không có dấu hiệu se lại, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bạn tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 16:20 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Xử Lý Nhanh

Thường xuyên bị nhiệt miệng, các vết loét nhiệt miệng cứ lành rồi lại tái xuất hiện là tình trạng…

Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Do và Cách Chữa Tận Gốc

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Nhiệt miệng khi mang thai Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Do và Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

Nhiệt miệng khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp, hay xảy ra ở nhiều bà bầu.…

Trị nhiệt miệng bằng muối là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Có Hiệu Quả Thế Nào?

Trị nhiệt miệng bằng muối là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua