Rắn Hổ Hành Chữa Bệnh Mề Đay Có Tốt không? [Tìm hiểu]

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh nổi mề đay. Và một trong những cách gây tò mò và khiến nhiều người bán tín bán nghi nhất là dùng rắn hổ hành chữa mề đay. Vậy tại sao có cách trị bệnh này? Có thực sự hiệu quả hay không? Cách thực hiện ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nổi mề đay là bệnh da liễu đặc trưng với những triệu chứng khó chịu ngoài da. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này và thường là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, sức đề kháng yếu hay nhiễm khuẩn… Đặc trưng triệu chứng của nổi mề đay là những cơn ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, liên tục, sau đó là tình trạng nổi mẩn đỏ, phù nề dưới da, niêm mạc, càng gãi càng ngứa và sưng phù nhiều hơn.
Thực hư công dụng chữa bệnh mề đay bằng rắn hổ hành?
Dùng rắn hổ hành điều trị mề đay là một trong những phương pháp dân gian có từ rất lâu đời, ở những giai đoạn y học hiện đại còn chưa phát triển. Cho đến nay, cách chữa này vẫn còn được lưu truyền nhưng không phổ biến, tuy nhiên vẫn có nhiều bệnh nhân nổi mề đay mong muốn áp dụng cách chữa này.
Rắn hổ hành là loài bò sát sinh trưởng tốt tại một số rừng rậm, vùng nông thôn ở Việt Nam. Đặc tính của chúng là có hệ cơ săn chắc, phần khớp xương linh hoạt và mềm mại nên di chuyển rất nhanh. Đây là một trong số hiếm những loài rắn không chứa nọc độc nguy hiểm, không gây chết người.
Theo một số tài liệu Đông y, da rắn hổ hành sau khi sơ chế, làm sạch và phơi khô sẽ được dùng làm vị thuốc chữa bệnh, được gọi là xà thoái. Vị thuốc này có tính bình, không độc, vị ngọt mặn, có công dụng sát trùng, điều trị ghẻ lở ngoài da, giảm đau họng, tan mộng, điều hòa khí huyết, giải phong độc… Bên cạnh đó, trong da rắn hổ hành còn chứa hàm lượng lớn titan oxide, kẽm oxide. Những hoạt chất này công dụng giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng da liễu khác do nổi mề đay, mụn nhọt, phong ngứa…

Tuy nhiên, nếu xét về góc độ khoa học thì bài thuốc dùng rắn hổ hành chữa mề đay không có khả năng chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này nếu căn nguyên gây bệnh xuất phát từ sự suy yếu chức năng gan. Nếu có hiệu quả thì cũng chỉ là cải thiện tạm thời một số triệu chứng bệnh do cách xông nóng khiến các mạch máu giãn ra, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động làm ẩm da và giảm bớt sự ngứa ngáy.
Không những vậy, việc áp dụng cách điều trị này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm do sử dụng xông nước bằng than, dễ gây bỏng hoặc thậm chí gây ngộ độc khí CO2. Do đó, nếu thực sự muốn áp dụng cách điều trị này, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.
Hướng dẫn các cách chữa mề đay bằng rắn hổ hành
Dùng rắn hổ hành chữa nổi mề đay được lưu truyền lại và áp dụng theo kinh nghiệm dân gian bằng 2 cách là xông hơi và chế biến thành món ăn bài thuốc. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết:
1. Nướng rắn hổ hành để xông hơi
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chuẩn bị 1 bộ da rắn hổ hành khô đã trưởng thành, nếu dùng loại tươi thì trước tiên phải rửa sạch rồi mang đi phơi hoặc sấy khô.
- 300 – 400gr than hoa.
- Bếp nướng.

Cách thực hiện
- Cắt da rắn thành từng đoạn ngắn.
- Đốt than cho cháy lên để tạo than hồng, ngút khói chứ không để than cháy thành lửa.
- Đặt vỉ lên than và hun khói.
- Dùng một chiếc khăn trùm từ cổ xuống dưới để xông toàn thân. Bạn nên mặc quần áo tối giản nhất có thể để các thành phần hoạt chất trong da rắn dễ dàng tiếp xúc với vùng da bị mề đay.
- Thực hiện xông khoảng 15 – 20 phút là được.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Lưu ý: Thực hiện cách này cần thận trọng để tránh bị bỏng. Ngoài ra, tránh trùm khăn kín đầu khi xông vì khói khi vào trong phổi sẽ gây khó thở, thậm chí gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm.
2. Chế biến rắn hổ hành thành món ăn bài thuốc
Những món ăn bài thuốc chữa mề đay từ rắn hổ hành được nhiều người áp dụng hơn cách xông hơi. Vì thịt rắn hổ hành rất giàu dinh dưỡng, nhiều protein, vitamin A, B1, B6, D, các khoáng chất kali, sắt, kẽm, acid amin… Không chỉ cần thiết cho cơ thể mà những chất này còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nổi mề đay cực kỳ hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 con rắn hổ hành trưởng thành.
- Lá lốt tươi, rau xương sông và ngò gai.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rắn sơ chế bỏ da, đầu, đuôi, nội tạng và rửa sạch qua nhiều lần nước. Ngâm rửa kỹ qua hỗn hợp gừng, rượu, giấm để khử mùi tanh.
- Bước 2: Cắt thành từng khúc, băm nhuyễn thịt rắn cùng với ngò gai, rau xương sông…
- Bước 3: Nêm nếm một ít gia vị theo khẩu vị riêng rồi trộn đều lên.
- Bước 4: Cuộn thịt rắn vào trong lá lốt giống như cách làm bò lá lốt.
- Bước 5: Đem nướng trên than hồng cho đến khi chín, tỏa mùi thơm là hoàn thành.
Người bệnh nổi mề đay nên ăn món này thường xuyên, 3 – 4 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng rắn hổ hành chữa nổi mề đay
Mặc dù dùng rắn hổ hành chữa nổi mề đay chỉ là mẹo dân gian nhưng nếu đã thực hiện bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh những rủi ro khó lường:
- Đây chỉ là phương pháp được truyền miệng từ lâu đời và chưa có nghiên cứu chính xác về kết quả. Do đó, nếu đã áp dụng mà không hiệu quả thì tốt nhất nên ngưng lại và thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị chuyên khoa theo y học hiện đại sẽ tốt hơn.
- Hầu hết các trường hợp đã áp dụng và thấy có cải thiện là do mức độ nổi mề đay nhẹ, bệnh chỉ vừa khởi phát nên dễ dàng được kiểm soát, tuy nhiên hiệu quả cũng chỉ duy trì tạm thời. Còn những trường hợp nặng thì hoàn toàn không thể chữa khỏi bằng mẹo này.
- Chú ý thận trọng trong quá trình bắt rắn, sơ chế và thực hiện chữa bệnh. Đặc biệt là cách xông hơi lửa than vì rất dễ gây bỏng.
- Trong quá trình tập trung điều trị nổi mề đay, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước, gió lạnh vì sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp chế độ chăm sóc, vệ sinh làn da, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục và duy trì tinh thần ổn định để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Chữa mề đay bằng rắn hổ hành là chỉ là mẹo dân gian nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Hoặc tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
TIN BÀI NÊN ĐỌC

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!