Phác Đồ Điều Trị Viêm Amidan Mới Nhất (Tham Khảo BYT)

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Xây dựng phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp là bước quan trọng được bác sĩ đưa ra sau quá trình thăm khám, chẩn đoán. Phác đồ này bao gồm đầy đủ thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về các bước xử lý, điều trị. Tùy theo từng trường hợp viêm amidan nặng hay nhẹ mà bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. 

Thông tin chung về bệnh viêm amidan

Trước khi tìm kiếm phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ chi tiết về căn bệnh mà mình đang mắc phải. 

phác đồ điều trị viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng khối amidan bị viêm nhiễm chủ yếu do các tác nhân vi khuẩn, virus…

Viêm amidan là bệnh gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) giải thích viêm amidan là bệnh lý phổ biến đường hô hấp và đang ngày càng tăng tỷ lệ mắc do ảnh hưởng từ sự phát triển của xã hội hiện đại cũng như tình trạng môi trường ô nhiễm. Amidan là tổ chức hạch bạch huyết nằm ở hai bên cổ họng và có nhiệm vụ tiết ra kháng thể giúp tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn phòng ngừa nhiễm trùng, bảo vệ các cơ quan đường hô hấp dưới. 

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở trẻ em do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Lúc này, chức năng amidan không đủ khả năng tiêu diệt hết vi khuẩn, virus khiến cơ quan này trở thành nơi trú ngụ của các ổ khuẩn, sinh ra phản ứng nhiễm trùng. Bệnh amidan được chia làm 2 dạng gồm amidan cấp tính và amidan mãn tính. 

Trong đó:

  • Viêm amidan cấp tính: Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên do nhiễm liên cầu khuẩn beta A. Dạng viêm amidan cấp tính gây sưng amidan, nổi đốm trắng kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. 
  • Viêm amidan mãn tính: Bệnh phát triển từ viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị, tái đi tái lại nhiều lần. Thể bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành, thanh niên với 3 dạng chính gồm viêm amidan quá phát (khối amidan to lên), viêm amidan xơ teo (khối amidan nhỏ đi) và viêm amidan hốc mủ bã đậu. 

Nguyên nhân gây viêm amidan

Có rất nhiều nguyên nhân gây amidan, trong đó chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn (như vi khuẩn liên cầu thận, tụ cầu, cầu tan huyết nhóm A, chủng ái khí và yếm khí…) và virus (như Enterovirus, Adenovirus, Influenza, Parainfluenza….). Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể hình thành bệnh viêm amidan như:

  • Vệ sinh kém: Đánh răng, súc miệng không thường xuyên và không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, hình thành các ổ viêm trong khoang miệng gây viêm amidan cùng nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác. 
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, độ ẩm thấp… khiến cơ thể người bệnh dễ bị tác động, suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. 
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thực phẩm… đều là những tác nhân hàng đầu khiến cơ thể suy yếu và nhiễm khuẩn gây bệnh viêm amidan. 
  • Ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn thực phẩm chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm amidan. 

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan

Mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau, vì vậy chỉ cần chú ý quan sát theo dõi triệu chứng mà bản thân đang mắc phải, người bệnh cũng sẽ phần nào biết được tình trạng bệnh của mình ra sao. 

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

  • Người bệnh bị đau rát, ngứa cổ họng, có cảm giác như có dị vật vướng vào, lúc nào cũng muốn hắng giọng hoặc khạc nhổ. 
  • Họng chứa nhiều dịch, sưng amidan.
  • Há miệng to sẽ thấy bề mặt niêm mạc amidan có đốm trắng.
  • Có thể kèm theo đau đầu, đau tai, sốt nhẹ hoặc sốt cao hơn 39 độ C. 
phác đồ điều trị viêm amidan
Đau rát, ngứa ngáy cổ họng, sưng amidan, nổi đốm trắng, sốt, đau tai, đau đầu… là những triệu chứng điển hình của viêm amidan

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Các triệu chứng mãn tính thường tiến triển các triệu chứng cấp tính nhưng không được điều trị, ban đầu không quá rõ ràng khó nhận biết, nhưng theo thời gian bệnh sẽ tăng dần mức độ với các triệu chứng sau:

  • Đau họng gây ngứa rát dữ dội, giọng nói thay đổi. 
  • Thường xuyên sốt cao, nhất là sốt về chiều. 
  • Ho nhiều, liên tục và thường là ho vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. 
  • Cảm giác vướng gây khó chịu ở cổ họng, nhất là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt. 
  • Gây hôi miệng nghiêm trọng dù thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Đối với trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng quấy khóc, chán ăn, ngủ ngáy, thở khò khè, chảy nhiều nước dãi… 

Các chuyên gia cho biết, hầu những trường hợp bị viêm amidan sẽ được cải thiện chỉ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng suy yếu như người già, trẻ nhỏ… nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm amidan dai dẳng, tái đi tái lại khó chữa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Đặc biệt, các biến chứng viêm amidan luôn tiềm ẩn và bùng phát bất kỳ lúc nào như áp xe amidan, vêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm cầu thận và thậm chí là ung thư vòm họng. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm ngay từ khi phát sinh triệu chứng để được tư vấn phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp, dứt điểm bệnh và ngăn chặn các biến chứng khó lường. 

Phác đồ điều trị bệnh viêm amidan mới nhất do Bộ Y tế ban hành

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp. 

1. Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

  • Đối với viêm amidan cấp tính: Việc điều trị đối với những người thuộc thể bệnh này chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng sức đề kháng để phục hồi sức khỏe, thoát khỏi bệnh. Một số trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, có biến chứng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. 
  • Đối với viêm amidan mãn tính: Việc điều trị chủ yếu là cân nhắc phẫu thuật cắt amidan để chấm dứt bệnh nhanh chóng. 

2. Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính

Bệnh viêm amidan cấp tính thường được chỉ định điều trị bảo tồn bằng nội khoa. Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan là loại thuốc được sử phổ biến nhất hiện nay, bao gồm các loại thuốc uống, thuốc xịt tại chỗ và thuốc súc miệng… 

Phác đồ điều trị bằng thuốc

phác đồ điều trị viêm amidan
Viêm amidan cấp tính thường được áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Điển hình là Paracetamol… 
  • Thuốc kháng sinh:
    • Liều ban đầu sử dụng Amoxycillin 80 – 100mg/ kg/ ngày, Cephalexin 50 – 100mg/ kg/ ngày.
    • Nếu không đáp ứng với liều ban đầu có thể thay bằng thuốc Cefaclor 30 – 50mg/ kg/ ngày hoặc Cefuroxim 20mg/ kg/ ngày.
    • Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với những loại kháng sinh trên có thể thay thế bằng Erythromycin 30 – 50mg/ kg/ ngày hoặc Clindamycin 15 mg/ kg/ ngày và Azitromycin 10mg/ kg/ ngày. 
  • Một số thuốc đi kèm khác: Dùng thuốc nhỏ mũi để sát trùng nhẹ, thuốc xịt tại chỗ giảm sung huyết, súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như borat natri, nicarbonate và bổ sung các yếu tố vi lượng, calci, sinh tố… để nâng đỡ cơ thể. 

Chăm sóc, theo dõi tại nhà

Bên cạnh tuân thủ áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần chú ý chế độ chăm sóc và những thay đổi của cơ thể để có những điều chỉnh phù hợp, sớm khỏi bệnh. 

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và súc miệng 2 – 4 lần bằng nước sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Thực hiện cách này đều đặn sẽ giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng. 
  • Ăn uống đủ chất: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, kháng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu các yếu tố tác nhân gây bệnh. 
  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp xoa dịu cổ họng, giảm đau rát, ngứa ngáy tại khu vực amidan. Nên ưu tiên uống nước lọc, nước ấm hoặc nước ép trái cây (tránh nước ép có tính axit cao như cam, chanh, bưởi…). Uống thường xuyên, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ kể cả khi không khát để duy trì độ ẩm cho cổ họng. 
  • Tránh các tác nhân gây bệnh: Che chắn mũi, miệng khẩu trang để tránh các tác nhân dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất, lông động vật… Đặc biệt, giữ ấm vùng cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh để giảm triệu chứng và tránh nguy cơ tái phát bệnh. 

3. Phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính có mức độ viêm nhiễm nặng, nguy cơ gây biến chứng cao nên phác đồ điều trị phức tạp hơn so với trường hợp cấp tính. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc liều cao hoặc thực hiện phẫu thuật trong trường hợp bệnh nặng điều trị nội khoa nhưng không có kết quả. 

Chỉ định phẫu thuật

Ngoài ra, những trường hợp cấu trúc amidan bất thường, viêm amidan mạn tính nhiều lần (thường là 5 – 6 lần trong 1 năm), gây biến chứng viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết… hoặc khối amidan viêm nhiễm đến mức không còn lợi ích cho cơ thể bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ để bảo vệ cơ thể. 

Chống chỉ định phẫu thuật

Chống chỉ định phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp như: hay chảy máu, rối loạn đông máu, suy tim, suy thận, cao huyết áp, suy gan giai đoạn mất bù… Ngoài ra, thận trọng trong thực hiện phẫu thuật khi đang bị viêm họng cấp tính, viêm xoang, viêm mũi, viêm nhiễm virus cấp tính, người mắc các bệnh mãn tính chưa được điều rịtrị ổn định, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang trong thời kỳ hành kinh, đang trong các đợt tiêm chủng… 

phác đồ điều trị viêm amidan
Phác đồ phẫu thuật cắt amidan là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính

Phương pháp phẫu thuật

Y học hiện đại ghi nhận rất nhiều các phương pháp cắt amidan:

  • Trước đây thường áp dụng các phẫu thuật gây tê tại chỗ bằng các phương pháp như Anse, Sluder. 
  • Hiện tại nhờ ứng dụng những công nghệ vượt trội chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp như Anse hoặc cắt trực tiếp bằng dao điện đơn hay lưỡng cực, cắt amidan bằng laser, Coblator hoặc dao siêu âm… 

Cụ thể phác đồ điều trị phẫu thuật cắt amidan như sau:

Phác đồ trước phẫu thuật

– Dùng kháng sinh:

  • Beta – lactams: Amox + acid clavulanic liều 1g/ lần x 2 – 4 lần/ ngày. 
  • Macrolides: Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần truyền tĩnh mạch chậm. 
  • Cephalosporin I: cefalotin (kezlin), cefazolim (kefzol)… tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 3 – 6g/ ngày. 
  • Cephalosporin II: cefamandole (kefandol), cefuroxim liều 3 – 6g/ ngày tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Cephalosporin III: cefotaxim (claforan), cefizoxim (ceftizox) hoặc ceftriaxone (rocephin )… liều 1 – 6g/ngày chia làm 3 – 4 lần. 
  • Cephalosporin IV: Cefepim truyền tĩnh mạch chậm 2g x 2 lần/ ngày.
  • Vancomycin: dùng liều 1g x 2 lần/ ngày tiêm tĩnh mạch chậm. 
  • Clindamycin: 150 – 300mg/ lần x 4 lần/ ngày.
  • Metronidazole: 20 – 30mg/ kg chia làm 3 lần/ ngày.
  • Lincomycin: 600 – 1000mg truyền tĩnh mạch chậm từ 8 – 12 giờ/ lần. 

– Thuốc giảm đau: Chủ yếu dùng paracetamol liều 15mg/kg/ lần x 4 lần, tối đa 120mg/kg/ngày. 
– Thuốc tan đàm: điển hình như acetylcysteine, carbocystein, ambroxol…
– Thuốc kháng dị ứng: dùng trong các trường hợp có dị ứng.
– Thuốc xúc họng.
– Khí dung họng.

Phác đồ trong phòng hồi sức

  • Bù dịch: Dùng Ringerlactate 500 – 1000ml/ ngày, glucose 5% x 500ml/ ngày và glucose 10% x 500ml/ ngày, tốc độ truyền 40 – 60 giọt/ phút. 
  • Kháng sinh: Dùng tiếp theo của các loại kháng sinh trước phẫu thuật. 
  • Thuốc cầm máu: Dùng Transamin 250mg x 2 ống x 2 lần/ ngày thông qua tiêm tĩnh mạch chậm. 
  • Thuốc giảm đau: Dùng Paracetamol liều 1g x 2g/ ngày, truyền 80 – 100 giọt/ phút hoặc Paracetamol 15mg/ kg/ lần x 4 lần/ ngày. 
  • Thuốc khác: Trường hợp người bệnh bị nôn ói có thể dùng thuốc chống nôn như primperan 10mg x 1 lọ/ lần, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp hoặc dùng liều 10mg/ kg/ ngày.

Phác đồ chăm sóc hậu phẫu trong 3 ngày đầu

  • Kháng sinh: Dùng tiếp theo các loại thuốc kháng sinh hồi sức ngoại hoặc dùng một trong những loại kháng sinh (như Beta-lactams, Macrolides, Cephalosporin I, II, III, IV, Vancomycin, Clindamycin, Metronidazole, Lincomycin… 
  • Kháng viêm:
    • Dùng Methyprednisolone liều 40mg x 1 lọ/ ngày, Hydrocortisol 100mg x 2 lọ/ ngày hoặc Prednisolon 5mg x 4 viên uống hoặc Methyprednisolone 16mg x 2 viên uống. 
    • Alphachymotrypsine 5000 UI x 2 ống/ ngày thông qua tiêm bắp hoặc alphachymotrypsine 4.2mg x 2 viên/ lần x 4 lần/ ngày. 
  • Thuốc cầm máu: Dùng Transamin 250mg x 2 ống/ ngày, thông qua tiêm tĩnh mạch chậm. 
  • Thuốc giảm đau: Dùng Paracetamol liều 1g x 2 lần/ ngày, truyền 80 – 100 giọt/ phút. Hoặc dùng Paracetamol 15mg/ kg/ lần x 4 lần/ ngày hoặc Paracetamol dạng viên uống 500mg (tương đương 1 viên) x 4 lần/ ngày. 
  • Một số loại thuốc khác:
    • Thuốc chống nôn trường hợp người bệnh bị nôn ói: như Primperan 10mg x 1 lọ/ lần, tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp hoặc Primperan 2 – 10mg/ kg/ ngày. 
    • Thuốc tan đàm: như carbocystein, acetylcysteine, ambroxol… 
    • Thuốc kháng dị ứng: dùng cho những người có các triệu chứng dị ứng. 
    • Thuốc ho: dùng cho người có các triệu chứng ho như neocodion, terpincode in, atussin… 
    • Thuốc súc họng và khí dung họng… 

4. Theo dõi và tái khám sau khi cắt amidan

Bệnh viêm amidan có tiên lượng khá tốt, chỉ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách bằng phác đồ phù hợp. Sau khi điều trị, đặc biệt trong trường hợp áp dụng phẫu thuật người bệnh cần được theo dõi và xử lý tai biến. Điển hình như:

  • Theo dõi: Trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh cần lưu lại bệnh viện từ 1 – 3 ngày, không về trước 12 tiếng sau khi cắt. Thời gian này nhằm theo dõi và xử lý các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, khạc ra đờm, buồn nôn, nôn, chóng mặt, chảy máu… 
  • Chảy máu:
    • Chuẩn bị sẵn một khay để người bệnh dễ dàng nhổ máu ra và theo dõi được lượng máu cũng như tránh nuốt.
    • Theo dõi mạch và huyết áp sau phẫu thuật để phát hiện chảy máu ít nhất 2 – 6 tiếng/ lần.
    • Nếu người bệnh nhổ ra máu tươi trực tiếp liên tục trong vòng vài phút hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và cầm máu kịp thời bằng cách cột, đốt cầm máu hoặc khâu trụ…

5. Phác đồ điều trị bằng bài thuốc Viêm Amidan Đỗ Minh

[Hiệu quả số 1] Bài thuốc nam GIA TRUYỀN 3 THẾ KỶ giúp ĐẶC TRỊ mọi thể bệnh amidan từ nhẹ đến nặng

Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường là đơn vị ĐẦU TIÊN tại nước ta ứng dụng bài thuốc bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược vào điều trị bệnh. Bài thuốc là sự kết hợp trọn vẹn của tinh hoa của YHCT và phương pháp trị bệnh tiên tiến trong YHHĐ. Hiện bài thuốc là giải pháp được hơn ++150.000 bệnh nhân tin tưởng sử dụng nhờ vào quy trình nghiên cứu chuyên sâu nhiều năm.

ĐỌC NGAY: Bài thuốc nam trị viêm amidan của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt như lời đồn không? Giá bao nhiêu?

Bài thuốc Viêm Amidan - Viêm Họng Đỗ Minh Đường

Bài thuốc viêm viêm amidan Đỗ Minh đi theo nguyên tắc đặc trị bệnh từ GỐC TỚI NGỌN, đi sâu vào giải quyết triệt để căn nguyên gây nên sưng đỏ amidan. Trong suốt quá trình ứng dụng điều trị bệnh thực tiễn và khoảng thời gian sau khi kế thừa tiếp tục nghiên cứu, lương y Tuấn nhận định, bài thuốc cổ của dòng họ có một số điểm chưa thực sự phù hợp với cơ địa người bệnh thời đại mới. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển bài thuốc, ông đã tiến hành điều chỉnh, gia giảm thêm nhiều loại dược liệu để phù hợp hơn với cơ địa người bệnh ngày nay đảm bảo tối ưu HIỆU QUẢ trị bệnh.

Theo đó, khi bệnh nhân đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường, người bệnh sẽ được đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thăm khám kỹ càng để tìm ra nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ kết quả đó, các bác sĩ mới tiến hành điều chỉnh, gia giảm bài thuốc theo LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp với từng người. Hiện nay, phác đồ của bài thuốc được phân chia thành 3 giai đoạn như sau:

Tác dụng bài thuốc viêm họng-viêm amidan Đỗ Minh Đường

Bài thuốc viêm amidan Đỗ minh hoàn chỉnh bao gồm 2 phương thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị viêm amidan dạng cao có tác dụng tiêu đàm, bổ phế chỉ khái, thanh nhiệt, hạ huyết, chỉ ho, bồi bổ tạng phủ.
  • Thuốc giải độc, chống viêm dạng cao có tác dụng giảm viêm, tiêu độc, mát gan, loại bỏ gai cổ họng, tái tạo tế bào lympho. 

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ chỉ định sử dụng 1-2 liệu trình đối với các thể bệnh nhẹ và 2-4 liệu trình đối với các thể nặng, mãn tính.

Đáng chú ý là bảng THÀNH PHẦN VÀNG của bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh. Có đến gần 50 vị thuốc quý được nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa vào thành phần thuốc. Hầu hết, các vị thuốc đều được thu hái từ hệ thống vườn dược liệu sạch tự nhiên, chuyên canh tại Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Toàn bộ dược liệu sau quá trình thu hái sẽ được phân tích chiết xuất dược tính, sau đó HÒA TRỘN với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ, trải qua quá trình bào chế đạt chuẩn nên dược liệu vẫn giữ được các tác động hiệu quả vốn có. Nhà thuốc luôn luôn CAM KẾT không sử dụng thêm dược liệu trôi nổi bên ngoài, không có nguồn gốc cũng như tân dược hay chất bảo quản để đưa vào thành phần của thuốc. Nhằm mang lại bài thuốc SẠCH TUYỆT ĐỐI, người già, trẻ em hay phụ nữ mang thai đều có thể yên tâm sử dụng, không lo tác dụng phụ.

THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Amidan Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh

Thành phần bài thuốc viêm họng Đỗ Minh

Suốt nhiều năm qua, bài thuốc này đã đem lại HIỆU QUẢ tích cực với hàng ngàn bệnh nhân. Trong đó có nhiều trường hợp mắc amidan từ cấp tính đến mãn tính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh đều được CHỮA KHỎI HẲN nhờ kiên trì sử dụng bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh.

Như trường hợp của chú Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội) mắc chứng viêm amidan hốc mủ mãn tính suốt 10 năm liền, chú chia sẻ: “Trước đây tôi mắc bệnh nặng lắm, cứ trái gió trở trời thì càng khổ hơn, ho hen liên tục, họng sưng đỏ, khạc ra máu, đờm dãi, rồi sốt triền miên.

Sau khi được lương y Tuấn chỉ định sử dụng bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh, tôi kiên trì dùng trong suốt 2 tháng. Bệnh của tôi tiến triển rõ rệt, rất hiệu quả, tôi cũng rất vui vì thế. Mà thuốc này rất dễ dùng, lại còn không có tác dụng phụ gì, rất an toàn. Không giống như nhiều loại thuốc kháng sinh tôi hay dùng, làm nhiều hôm đau dạ dày, nhức đầu không làm gì được. May là bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường lành tính, tôi dùng còn thấy khỏe ra đấy chứ”.

 

 

Ngoài ra, còn có đến ++150.000 bệnh nhân khác đã điều trị THÀNH CÔNG viêm amidan tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Quý độc giả có thể lên kênh youtube chính thức của nhà thuốc để lắng nghe nhiều chia sẻ hơn của người bệnh.

Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, mời bạn đọc hãy đến trực tiếp 2 cơ sở chính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được các lương y dày dặn kinh nghiệm thăm khám trực tiếp mức độ bệnh và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ liệu trình điều trị phù hợp với cơ địa của mỗi người.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh 
  • Số điện thoại: 0984 650 816 –  0932 088 186

Những điều lưu ý dành cho bệnh nhân sau cắt amidan

Sau khi cắt amidan người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

phác đồ điều trị viêm amidan
Xử lý chăm sóc các triệu chứng hậu phẫu amidan và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phục hồi nhanh chóng

Về chăm sóc xử lý

  • Bắt đầu từ ngày thứ 2 sau cắt amidan người bệnh có thể đau hơn ngày hôm qua vì thuốc giảm đau dần hết tác dụng. Nhưng càng về sau cơn đau sẽ giảm dần khi dùng thuốc, khoảng 5 – 7 ngày người bệnh sẽ dễ chịu hơn. 
  • Với tình trạng tăng tiết dịch đàm sau cắt amidan, người bệnh cần chú ý không được khạc nhổ, hắng giọng, hét lớn… vì rất dễ gây ra chảy máu. 
  • Sau khi ra viện, bác sĩ sẽ kê toa kèm theo thuốc ho, thuốc long đờm nhằm kiềm hãm cơn ho vì càng ho càng dễ gây chảy máu. 

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm cứng, nóng, chua, cay, rượu ia chất kích thích như cà phê, thuốc lá. 
  • Ngày đầu tiên sau phẫu thuật người bệnh chỉ được uống sữa và cháo loãng nguội. Tiếp theo ngày thứ 2 và thứ 3 vẫn duy trì ăn súp nguội, cháo loãng, sữa lạnh. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14 có thể ăn cháo đặc, phở, bún, hủ tiếu, thức ăn mềm… Ngày thứ 15 trở đi có thể ăn cơm, thức ăn như bình thường. 
  • Sau cắt amidan người bệnh không cần kiêng nói hoàn toàn, vẫn có thể nói nhỏ nhẹ nhưng hạn chế nói nhiều, nói lớn tăng nguy cơ chảy máu. 
  • Có thể hoạt động nhẹ nhàng sau mổ 10 ngày, tuy nhiên không được lao động nặng trong thời gian ít nhất 2 tuần. 
  • Vận động rèn luyện vừa sức để duy trì sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa tái phát, biến chứng nguy hiểm về sau. 

Viêm amidan là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng thông qua các phác đồ cụ thể. Khuyến khích người bệnh chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp với từng giai đoạn bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:37 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 15:19 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Viêm Amidan 1 Bên – Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Viêm amidan là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thông…

Lý do viêm amidan uống kháng sinh không khỏi & cách trị hiệu quả hơn

Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được kiểm…

Viêm amidan hốc mủ Viêm Amidan Hốc Mủ Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm amidan hốc mủ là một trong những loại viêm amidan thường gặp nhất. Bệnh xảy ra do virus, vi…

Các biến chứng của viêm amidan nguy hiểm bạn cần biết

Các biến chứng của bệnh viêm amidan như áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm xoang,... chỉ xuất hiện ở…

amidan là gì Amidan là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & tác dụng của amidan

Amidan là cơ quan nhỏ nằm ở ngay phía sau cổ họng có nhiều chức năng quan trọng đối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua