Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Phác đồ điều trị gout theo bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y Tế

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Mỗi cơ sở y tế có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gout khác nhau. Tuy nhiên phác đồ này phải được xây dựng dựa trên phác đồ chuẩn mà Bộ y tế đưa ra. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế được các vấn đề rủi ro phát sinh.

NÊN ĐỌC: Phác đồ điều trị bệnh gout rút nhanh cơn đau bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc

phác đồ điều trị gout
Cần điều trị bệnh gout theo phác đồ phù hợp

Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh viêm khớp rất phổ biến do vi tinh thể. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các đợt viêm khớp cấp tái phát, có sự lắng đọng của tinh thể muối urat natri trong các mô. Sự lắng đọng này do tăng acid uric trong máu gây ra.

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin và nó thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Dựa vào cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan mà các nhà khoa học chia bệnh gout thành 2 loại. Bao gồm bệnh gout nguyên phát và bệnh gout thứ phát.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout có thể là:

  • Duy trì chế độ ăn với các thực phẩm chứa quá nhiều purin
  • Suy thận và các bệnh làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu như bạch cầu cấp
  • Sử dụng thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
  • Dùng các thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid)
  • Dùng thuốc lợi tiểu như Thiazid, Acetazolamid, Furosemid
  • Các yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, đề kháng insulin và tăng insulin máu, uống nhiều rượu…

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp:

  • Khớp bị sưng tấy, đau đột ngột và dữ dội
  • Cơn đau tăng khi đụng vào hay vận động
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên
  • Khi bệnh nặng có thể dẫn tới xuất hiện u cục tophi

Bệnh gout nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là gây tàn phế khớp, các bệnh về thận hay làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Phác đồ điều trị bệnh gout theo Bộ Y tế

Trước khi điều trị các bác sĩ chuyên khoa cần chú ý chẩn đoán bệnh. Từ đó xác định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan khác. Đây chính là cơ sở để điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh gout cho phù hợp với từng cá thể người bệnh.

Hiện nay, các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Bạch Mai… đều có phác đồ điều trị bệnh gout riêng. Tuy nhiên các phác đồ này đều được xây dựng dựa trên phác đồ chuẩn từ Bộ Y tế.

Dưới đây là thông tin về phác đồ điều trị gout theo Bộ Y tế:

1. Chế độ ăn uống – sinh hoạt

Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng với quá trình kiểm soát, điều trị và ngăn ngừa bệnh gout tái phát. Người bệnh được khuyến cáo một số vấn đề sau:

  • Cần tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin. Điển hình như thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật… Với thịt không nên ăn quá 150g trong vòng 24 giờ. Người bệnh có thể ăn trứng và hoa quả.
  • Cần giảm cân và tập luyện thể dục thường xuyên. Tuyệt đối không được uống rượu.
  • Uống nhiều nước, khoảng từ 2 – 3 lít/ 24 giờ. Đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hay nước kiềm 14%. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng nước tiểu. Đồng thời hạn chế tối đa sự lắng đọng tinh thể muối urat trong đường tiết niệu.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu
  • Tránh các yếu tố khiến các cơn gout cấp khởi phát như stress, căng thẳng, chấn thương…
phác đồ điều trị bệnh gout
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng với phác đồ điều trị bệnh gout

2. Điều trị nội khoa

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc chống viêm hay thuốc làm giảm acid uric máu trong điều trị nội khoa. Cụ thể như sau:

Thuốc chống viêm:

– Colchicin:

Loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau trong cơn gout cấp hay đợt cấp của bệnh gout mạn tính. Theo quan điểm mới thì không nên dùng Colchicin liều cao bởi có tác dụng phụ. Chỉ nên dùng liều 1mg/ ngày càng sớm càng tốt  (trong vòng 12 giờ đầu cơn gout khởi phát).

Có thể phối hợp với một số thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAID)để đạt hiệu quả cắt cơn gout. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với NSAID thì dùng Colchicin với liều 1mg x 3 lần/ ngày trong ngày đầu tiên (hoặc có thể cho 0.5mg cách nhau 2 giờ 1 lần nhưng tối đa không quá 4mg. Đến ngày thứ 2 dùng 1mg x 2 lần. Kể từ ngày thứ 3 trở đi thì dùng 1mg x 1 lần duy nhất.

Test colchicin: Vào 2 ngày đầu, 1mg x 3 lần, triệu chứng tại khớp giảm nhanh sau khoảng 48 giờ. tuy nhiên sau 48 giờ người bệnh thường có dấu hiệu tiêu chảy. Lúc này cần kết hợp với loperamid 2mg, ngày 2 viên, chia làm 2 lần để kiểm soát triệu chứng này.

Dự phòng tái phát: Dùng liều 0.5 – 1.2mg uống 1 – 2 lần/ ngày. Trung bình dùng khoảng 1mg/ ngày kéo dài khoảng 6 tháng. Chú ý giảm liều ở những người có bệnh mãn tính, trên 70 tuổi… Trong trường hợp không dùng được colchicin thì có thể dự phòng bằng các loại thuốc kháng viêm không steroid liều thấp.

– Thuốc chống viêm không steroid:

Có thể dùng một trong số các loại thuốc sau: Piroxicam, Diclofena, Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…).

Lưu ý các trường hợp chống chỉ định của các loại thuốc này, điển hình là suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng… Thuốc chống viêm không steroid có thể dùng đơn độc hay kết hợp điều trị cùng colchicin.

– Corticoid:

Corticoid đường toàn thân có thể được chỉ định khi các loại thuốc kể trên không mang lại hiệu quả hay có chống chỉ định. Tuy nhiên Corticoid cần rất hạn chế và chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn ngày.

Với trường hợp tiêm Corticoid trực tiếp vào các khớp viêm cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Trước khi thực hiện tiêm cần chú ý loại trừ trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn.

thuốc điều trị bệnh gout
Cần sử dụng thuốc điều trị bệnh gout theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Thuốc giảm acid uric máu:

– Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:

Đối với nhóm thuốc này thì Allopurinol là thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Liều lượng hằng ngày cần căn cứ vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu Allopurinol thường là 100mg/ ngày trong vòng 1 tuần. Sau đó có thể cân nhắc tăng lên từ 200 – 300mg/ ngày.

Nồng độ acid uric máu thường có xu hướng trở về bình thường với liều khoảng 200 – 300mg/ ngày. Không nên chỉ định thuốc trong cơn gout cấp mà nên dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau khoảng 1 – 2 tuần dùng colchicin.

Người bệnh cần chú ý đến tác dụng phụ của Allopurinol. Thường gặp nhất là buồn nôn, nôn ói, sốt, đau đầu, dị ứng, ban đỏ ở da… Chú ý theo dõi sát sao trong những ngày đầu sử dụng thuốc, thậm chí là sau 1 – 2 tuần dùng loại thuốc này.

– Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Trước khi chỉ định nhóm thuốc này, bác sĩ cần chú ý xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định trong trường hợp acid uric niệu cao hơn 600mg/ 24 giờ, sỏi thận, suy thận, người cao tuổi hay gout mạn có hạt tophi.

Đôi khi có thể sử dụng phối hợp Allopurinol với một số loại thuốc giúp tăng đào thải acid uric. Tuy nhiên cả 2 nhóm thuốc này đều chỉ nên chỉ định trong điều trị cơn gout cấp.

Các thuốc tăng thải acid uric được dùng phổ biến bao gồm Probenecid, Sunfinpyrazol, Benzbriodaron, Benzbromaron… Trong đó Probenecid dùng với liều 250mg – 3g/ ngày còn Sunfinpyrazol dùng với liều 100 – 800mg/ ngày.

3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được chỉ định trong các trường hợp bệnh gout đi kèm với biến chứng loét hay bội nhiễm hạt tophi. Hoặc khi hạt tophi có kích thước lớn gây ảnh hưởng tới vận động và thẩm mỹ. Khi phẫu thuật bác sĩ cần cho người bệnh dùng colchicin để tránh khởi phát cơn gout cấp. Đồng thời kết hợp dùng thuốc hạ acid uric máu.

4. Phác đồ điều trị Gout theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền mang trong mình giá trị đặc biệt khi có thể điều trị hiệu quả các bệnh lý mãn tính từ gốc, an toàn, không tác dụng phụ. Phác đồ điều trị bệnh Gout từ Y học cổ truyền kết hợp thuốc uống thảo dược, chế độ dinh dưỡng và thuốc xoa bóp giảm đau cấp.

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị đi đầu trong công tác điều trị bệnh gout bằng Y học cổ truyền chính thống. Với phác đồ điều trị HOÀN CHỈNH kết hợp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, cồn xoa bóp thảo dược và bác sĩ đồng hành tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, Trung tâm đã giúp đông đảo người bệnh Gout thoát khỏi các cơn đau cấp và mãn tính. Trong đó:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh Gout chuyên sâu và hoàn chỉnh

Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển dựa trên phương thuốc bí truyền của người Tày – Bắc Kạn và Y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cùng nhiều bài thuốc cổ truyền. Thông qua quá trình nghiên cứu bài bản, bài thuốc trở thành giải pháp điều trị bệnh Gout hiệu quả cao với nhiều ưu điểm.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN kết hợp 3 nhóm thuốc: Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Phục cốt hoàn Đặc trị bệnh gout. Sự kết hợp này tạo cơ chế điều trị ĐA CHIỀU với 3 MŨI NHỌN vững chắc như “kiềng 3 chân”: TẤN CÔNG căn nguyên gây bệnh, KIỂM SOÁT acid uric chấm dứt đau nhức, CHỮA LÀNH tổn thương, tránh biến chứng và ngăn bệnh Gout tái phát.

Công thức bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Công thức bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chắt lọc hơn 50 vị thảo dược quý được phối ngũ theo tỷ lệ vàng trong đó có nhiều bí dược ngàn năm của người Tày như sâm quản trọng, dây đau xương, tầm gửi cây nghiến và nhiều loại tầm gửi quý hiếm, thủy xương bồ, huyết giác, bồ công anh, kim ngân hoa… Dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO an toàn, không tác dụng phụ. Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc bốc thang được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sẵn dạng cao viên, cao tinh chất dễ sử dụng và bảo quản.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu nhiều bí dược

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu nhiều bí dược

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại công dụng theo từng giai đoạn: Giải độc, tiêu viêm, giảm sưng đau (15-30 ngày), Đưa nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn chấm dứt đau nhức (30-60 ngày), Tạo hàng rào bảo vệ, hạn chế tối đa bệnh tái phát (60-90 ngày). Khảo sát 500 bệnh nhân điều trị bệnh Gút bằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt hoàn, có tới 95% người bệnh điều trị dứt điểm bệnh sau liệu trình 2 – 3 tháng. 

XEM NGAY: 5 ưu điểm giúp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị bệnh gout cấp – mãn tính hiệu quả

Các giai đoạn điều trị bệnh gút bằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Các giai đoạn điều trị bệnh gút bằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bạn đọc xem thêm thông tin bài thuốc qua video sau:

Kết hợp cồn xoa bóp thảo dược và chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, phác đồ điều trị bệnh Gout tại Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp cồn xoa bóp thảo dược. Cồn thảo dược được nghiên cứu từ hơn 10 loại thảo dược quý có tác dụng làm nóng, gây tê cục bộ, giảm nhanh các cơn đau gout tại chỗ, hiệu quả tốt với các cơn đau cấp.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh Gout. Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bác sĩ đầu ngành trực tiếp đồng hành cùng người bệnh. Thực đơn và dinh dưỡng được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn, cung cấp tài liệu chi tiết. 

Quy trinh khám chữa bệnh luôn khoa học
Người bệnh được bác sĩ đồng hành và tư vấn chi tiết

Phác đồ điều trị bệnh Gout của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau nhức, phục hồi vận động, tránh biến chứng nguy hiểm. Rất nhiều người đã phản hồi hiệu quả sau khi áp dụng phác đồ điều trị.

Ông Trần Văn Khanh (59 tuổi, Hà Nam) mắc bệnh gout lâu năm do thói quen uống nhiều rượu bia. Các đầu ngón tay và đầu ngón chân bị viêm, sưng đỏ, đau nhức, khiến đi lại vận động khó khăn. Sau khi sử dụng liệu trình 3 tháng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, các triệu chứng đã được kiểm soát. Ông Khanh có thể đi lại, vận động bình thường, gần 1 năm không tái phát.

Nếu bạn đang bị những cơn đau bệnh gout hành hạ, vui lòng liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn phác đồ trị liệu phù hợp.

Bài viết đã phân tích phác đồ điều trị bệnh gout theo Bộ Y tế. Khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Đồng thời nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp sớm kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 11:03 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:42 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?

Hiện nay, tỉ lệ nam giới mắc bệnh gút ngày càng tăng nhanh. Với lượng axit uric trong máu cao,…

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu protein và thường được bổ sung trong khẩu…

Axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Axit uric cao là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout. Đây là sản phẩm được sinh ra từ…

Liệu trình "3 trong 1" bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường Bật Mí Sự Thật: Bài Thuốc Gout Đỗ Minh Có Tốt Không? Thành Phần, Hiệu Quả Điều Trị

Gout Đỗ Minh được bào chế theo bí quyết gia truyền dòng họ Đỗ Minh đã trở thành “vị cứu…

thuốc allopurinol Thuốc allopurinol điều trị gout: Giá bán, cách dùng & lưu ý

Thuốc allopurinol thường được bác sĩ kê toa trong điều trị bệnh gout, đặc biệt là gout mãn tính. Ngoài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua