Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng nổi sẩn, phù nề và ngứa dữ dội thường xảy ra vào giữa đêm, trong khi ngủ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan thận, hoặc tiếp xúc với chất gây kích ứng/ dị ứng.

Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm
Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm biểu thị cho một số vấn đề về sức khỏe

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh nhỏ của chứng mề đay thông thường. Căn bệnh này khởi phát do phản ứng của mao mạch với da, dẫn tới hiện tượng phù cấp mãn tính ở trung bì, làm da nổi mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết và rất ngứa.

Chứng nổi mề đay ban đêm cũng được chia thành 2 dạng như sau:

– Mề đay cấp tính: Có thời gian bùng phát và biến mất rất ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Mề đay cấp tính được hình thành chủ yếu do các tác nhân như thời tiết, dị ứng thức ăn, thuốc hoặc lông động vật,…

– Mề đay mãn tính: Thường có thời gian phát bệnh dài hơn 6 tuần và khó khắc phục. Ở thể lâm sàng, mề đay mãn tính có nguy cơ gây ra một số biểu hiện kèm theo như là sốt li bì, sốt cao trên 40 độ, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,… Chủ yếu bệnh tự phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể nên làm cho việc điều trị cũng trở nên khó khăn.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Nổi mề đay vào ban đêm dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Nhiều trường hợp bệnh nhân mất ngủ triền miên do nổi mề đay vào ban đêm mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục, dẫn tới suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi, stress. Do đó, căn bệnh này cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh những hệ lụy khôn lường.

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm

Các triệu chứng mề đay này thường bùng phát và tự biến mất trong vòng vài giờ nhưng cũng có khả năng tái phát rất cao. Khi bệnh tái phát, bệnh nhân có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình đó là:

  • Nổi sẩn, phù nề

Da xuất hiện những vùng sẩn đỏ, phù nề. Chúng thường lan rộng trên toàn thân khi bệnh nhân cào gãi. Hầu như các nốt ban đều có hình dạng khác nhau với kích thước không cố định.

  • Ngứa dữ dội

Là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý mề đay. Cơn ngứa thường bùng phát mạnh khi được kích thích, cào gãi. Ngoài ra, mề đay nổi về đêm còn kèm theo một số triệu chứng khác như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau bụng,… 

Nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định nguyên nhân cụ thể gây nổi mề vào ban đêm. Nhưng cũng có một vài thí nghiệm chỉ ra rằng các tế bào langerhans, tế bào lympho T hoặc tế bào hình thành chất sừng là những tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, chứng mề đay vô căn thường chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 50% các trường hợp. 

Bạn muốn xem thêm: Bệnh mề đay mãn tính vô căn và những thông tin bạn nên biết

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm
Tế bào lympho T có tham gia vào một số phản ứng miễn dịch và kích ứng trên da

Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra một số tác nhân gây nổi mề đay buổi tối cơ bản như là:

  • Di truyền từ người thân
  • Người có cơ địa nhạy cảm hoặc do hệ miễn dịch kém
  • Sử dụng thức ăn dễ kích ứng như hải sản, thức ăn nhanh,…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc ngủ, thuốc tránh thai, Sulfamides, Penicilline,…
  • Mắc các bệnh lý như nóng gan, thận bài tiết không tốt.
  • Do một số bệnh lý nhiễm trùng ẩn náu trong cơ thể như viêm đường hô hấp, viêm xoang, tiểu đường, lupus ban đỏ, u ác tính,…
  • Thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phản ứng với chất liệu quần áo, phấn hoa, lông thú,…

Các cách điều trị nổi mề đay vào ban đêm

Những phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:

1. Dùng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng bệnh

Các loại thuốc Tây y làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng và giúp cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong thuốc có chứa một số thành phần có khả năng gây ra tác dụng phụ và khiến cho cơ địa bệnh nhân nhạy cảm hơn nếu sử dụng quá mức. 

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc để cắt cơn ngứa ngáy do mề đay như là:

  • Thuốc kháng histamin H1 như: loratadin (Clarytin), acrivastin (Semplex), cetirizin (Zyrtec).
  • Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm.
  • Thuốc bôi giảm ngứa.

Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và làm cho chứng mề đay tái phát nghiêm trọng hơn.

2. Mẹo dân gian làm giảm ngứa ngáy do mề đay

Một số phương pháp dân gian có thể được áp dụng để giảm bớt ngứa ngáy khi mề đay bùng phát vào ban đêm như: 

  • Uống trà gừng mật ong: Giã nhỏ vài lát gừng cho vào cốc, đổ nước đun sôi vào, khuấy đều và cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong. Uống khi còn nóng sẽ giúp giảm ngứa và dễ ngủ hơn.
  • Trà hoa cúc: Một cốc trà hoa cúc nóng cũng giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu và cho giấc ngủ ngon hơn.
  • Tắm lá sài đất, khế chua: Dùng một nắm to cây sài đất hoặc lá khế chua đun lấy nước tắm.

Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp kiểm soát phần nào triệu chứng của bệnh chứ không đem lại hiệu quả điều trị triệt để. Do đó, để xử lý tận gốc căn bệnh này, người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị theo phác đồ được bác sĩ tư vấn.

Điều trị nổi mề đay vào ban đêm
Điều trị nổi mề đay vào ban đêm bằng trà gừng mật ong

3. Điều trị nổi mề đay vào ban đêm bằng Đông y

Đông y chỉ ra rằng nguyên nhân cốt yếu gây ra chứng nổi mề đay là do sự suy giảm hoạt động của các tạng gan, thận khiến chức năng giải độc kém, hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp nhiệt… dẫn tới bệnh.

Từ lý luận này, Đông y nhận định rằng muốn điều trị triệt để tận gốc căn bệnh mề đay phải tác động trực tiếp vào căn nguyên gây ra bệnh từ bên trong cơ thể. Nghĩa là phải tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng tạng gan, thận đồng thời điều dưỡng cơ thể để tăng sức đề kháng, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các yếu tố ngoại tà. Chỉ có như vậy mới đẩy lùi hoàn toàn được bệnh và phòng tránh tái phát hiệu quả.

Thấm nhuần nguyên lý điều trị bệnh mề đay của Đông y, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bắt tay nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang, giúp điều trị triệt để căn bệnh mề đay ngay sau 1 liệu trình. 

Bài thuốc là sự kế thừa hoàn hảo những tinh hoa y học cổ truyền, kết hợp với thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên sâu của những chuyên gia hàng đầu. Nhờ đó mang đến giải pháp hiệu quả quả cao, giúp trên 95% bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng nổi mề đay khi tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. 

Sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm Giải độc hoàn và Bình can toàn, với những vị thuốc quý như Bồ công anh, Kim ngân cành, Hồng hoa, Đơn đỏ, Phòng phong, Diệp hạ châu… đã mang đến tác động kép mạnh mẽ. Một mặt đi sâu vào giải độc, thanh nhiệt, trừ phong hàn, điều trị triệt để căn nguyên gây ra bệnh. Mặt khác tích cực điều dưỡng cơ thể, bồi bổ gan, thận, nâng cao chính khí giúp cơ thể chống lại các yếu tố ngoại tà xâm nhập và phòng tránh bệnh tái phát.

Xem thêm: VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay

Tiêu ban Giải độc thang trị mề đay bằng 2 phương thuốc nhỏ
Tiêu ban Giải độc thang trị mề đay bằng 2 phương thuốc nhỏ

Bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ dù sử dụng lâu dài. Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng và thành công.

Nữ diễn viên nổi tiếng trong bộ phim Về nhà đi con Phùng Khánh Linh khỏi hẳn bệnh mề đay mẩn ngứa sau 2 tháng dùng thuốc Tiêu ban Giải độc thang.

Xem chi tiết:

Chị Đỗ Thị Ngọc (Phú Thọ), một bệnh nhân mề đay sau sinh điều trị bằng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang, sau 2 tháng tình trạng bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Xem chi tiết Video chia sẻ của chị Ngọc:

Nữ nhà văn bút danh Hạc Xanh (Hà Nội) đánh giá: “Sau 1 tháng điều trị với bài thuốc này các triệu chứng mề đay gần như đã không còn. Tôi kiên trì điều trị liên tục 3 tháng để chữa dứt điểm bệnh. Đến nay đã suốt thời gian dài tôi không bị nổi mề đay trở lại.”

Xem chi tiết Video nữ nhà văn trẻ hạnh phúc vì chữa khỏi bệnh mề đay:

Chi tiết về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay, mẩn ngứa mời xem thêm TẠI ĐÂY.

Hãy liên hệ ngay theo số hotline của Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về phác đồ điều trị mề đay hiệu quả.

Nổi mề đay vào ban đêm kiêng gì?

Để giảm thiểu tối đã nguy cơ bùng phát mề đay vào ban đêm và ngăn không cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô da. Tuyệt đối không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm.
  • Luôn giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, tránh tiếp xúc với môi trường nóng  – lạnh đột ngột.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn lạ, bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích có khả năng gây hại cho sức khỏe.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc các loại sữa tắm, những hóa chất được sử dụng bên ngoài da trong thời gian bệnh bùng phát.
  • Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh, tránh làm cho da bị tổn thương.
  • Tránh tiếp xúc với một số tác nhân có thể gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa,…
  • Không nên sử dụng quần áo len, đồ bó sát, khó thấm hút.

Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của căn bệnh mề đay, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Ngưng sử dụng các loại thuốc uống hoặc thực phẩm nghi ngờ có tác nhân gây dị ứng.
  • Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh khi mề đay xuất hiện.
  • Có thể dùng túi chườm ấm để chườm lên vùng bụng khi có triệu chứng đau hoặc tức bụng.
  • Mặc quần áo có chất liệu thấm hút, khô thoáng, thoải mái.
  • Tránh các hoạt động mạnh có thể gây đổ mồ hôi.

Bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa y tế uy tín như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh mề đay và nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bạn nên đọc:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 21:49 - 10/11/2023 - Cập nhật lúc: 08:48 - 13/11/2023
Chia sẻ:
Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Da bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tắm và biện pháp xử lý

Da bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tắm là tình trạng thường gặp, chủ yếu do da khô,…

Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát

Cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp sớm thoát khỏi…

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, chân thường có triệu chứng ngứa ngáy kéo dài do phải tiếp xúc với…

20 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp hết ngứa nhanh nhất

Có nhiều cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản, lành tính, mang đến hiệu quả tích cực trong…

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Nhờ khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua