Nhức mũi ở sống hoặc 2 bên – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bị đau nhức mũi thường bắt nguồn từ các bệnh lý ở đường hô hấp trên như bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang hàm, cảm lạnh (viêm mũi họng). Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xảy ra do chấn thương vật lý, côn trùng cắn hoặc do cấu trúc mũi bất thường.

bị đau nhức mũi
Các nguyên nhân gây đau nhức mũi là gì? Điều trị và khắc phục ra sao?

Nguyên nhân gây đau nhức sống và 2 bên mũi

Đau nhức mũi thường xảy ra khi mũi và các cơ quan lân cận bị tổn thương. Triệu chứng này có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, sốt, đau họng, ngứa mũi, đau đầu, hoa mắt,…

Bị đau nhức ở sống và 2 bên mũi thường là triệu chứng của viêm xoang hàm (các mô xoang nằm 2 bên cánh mũi) và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể khởi phát do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Do đó nếu bị đau nhức mũi thường xuyên, bạn có thể xem xét về một số khả năng có thể xảy ra sau đây:

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm và phù nề do tiếp xúc với các dị nguyên như thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá,… Các triệu chứng của bệnh có thể khởi phát theo mùa hoặc xảy ra quanh năm tùy vào yếu tố nguy cơ.

bị đau nhức mũi
Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau ở sống và 2 bên cánh mũi

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và đau nhức hai bên cánh mũi, ngứa mắt, đau rát cổ họng, chảy nước mắt, ù tai,…

Viêm mũi dị ứng thường có tiến triển tốt và hiếm khi gây ra biến chứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, các biến chứng như nhiễm trùng mũi, viêm họng cấp, viêm xoang,… có thể xảy ra.

2. Viêm xoang hàm

Xoang hàm là các mô xoang nằm cạnh bên cánh mũi và dưới hốc mắt. Cơ quan này có thể viêm do dị ứng, nhiễm virus/ vi khuẩn hoặc do các yếu tố rủi ro khác.

Trong trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề như đau đầu, đau nhức mũi và hốc mặt, chảy nước mũi kèm mủ, sốt cao, ho, thở khò khè, ù tai, đau rát họng,…

bị đau nhức mũi
Nếu bị đau nhức mũi do viêm xoang, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng đi kèm như sốt, thở khò khè,…

Viêm xoang hàm cấp có thể được điều trị sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc phát hiện và khắc phục, bệnh có thể kéo dài hơn 12 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

3. Viêm mũi họng (cảm lạnh)

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là tình trạng viêm cấp tính ở cổ họng và niêm mạc mũi do rhinovirus. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh và có thể thuyên giảm sau 2 tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên tình trạng viêm ở mũi họng có thể gây nghẹt mũi, đau nhức cánh mũi, ho, đau họng, chảy nước mắt, nghẹn khi nuốt, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn,…

bị đau nhức mũi
Cảm lạnh gây viêm ở vùng mũi và làm phát sinh các triệu chứng như nghẹt mũi, đau mũi, chảy nước mũi,…

Bệnh cảm lạnh khá lành tính và có thể biến mất mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, virus gây bệnh có thể gây nhiễm trùng xoang, hầu họng và ống tai giữa.

4. Chấn thương vật lý

Sống mũi có thể bị đau nhức và viêm do chấn thương vật lý trong quá trình sinh hoạt, làm việc và chơi thể thao. Với những chấn thương nhẹ, tình trạng có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Tuy nhiến nếu nhận thấy vùng mũi sưng to, bầm tím, lệch sống mũi và chảy máu nhiều, bạn nên đến bệnh viện để được khắc phục. Với những trường hợp để kéo dài, niêm mạc tổn thương có thể bị hoại tử và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

5. Polyp mũi

Polyp mũi xảy ra khi tế bào tăng sinh bất thường và tạo thành khối u lành tính. Polyp thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên theo thời gian, khối u này có thể phát triển lớn, gây chặn đường thở và làm gián đoạn quá trình dẫn lưu giữa các xoang.

nhức mũi bên phải
Polyp có thể khiến mũi bị đau nhức do dịch nhầy ứ trong bên trong các xoang

Trong trường hợp không kịp thời phát hiện, polyp mũi có thể gây ra viêm mũi và viêm xoang mãn tính.

6. Cấu trúc mũi bất thường

Cấu trúc mũi bất thường có thể là nguyên nhân khiến mũi bị đau nhức và sưng viêm. Trong đó lệch vách ngăn mũi là dị dạng về cấu trúc thường gặp nhất. Tương tự polyp mũi, lệch vách ngăn có thể gây viêm xoang và viêm mũi kéo dài.

7. Côn trùng cắn

Trong trường hợp mũi bị đau nhức kèm theo triệu chứng đỏ da và sưng, nguyên nhân có thể là do côn trùng cắn. Nọc độc từ các loại côn trùng có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và gây ra các triệu chứng nói trên.

Cách khắc phục triệu chứng đau nhức mũi

Đau nhức ở sống và 2 bên mũi có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Hơn nữa triệu chứng này kéo dài còn có thể gây tổn thương mũi và các cơ quan xung quanh.

nhức mũi bên phải
Tắm nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng như đau vùng mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, thở khò khè,…

Do đó bạn nên chủ động áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng đau nhức mũi sau đây:

  • Chườm khăn ấm: Chườm khăn ấm lên vùng mũi có thể tăng dẫn lưu dịch trong các xoang và loại bỏ chất nhầy ứ đọng bên trong mũi. Cách này phù hợp với người bị đau nhức sống mũi do cảm lạnh, viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
  • Xông mũi với gừng tươi: Hoạt chất Gingerol và các thành phần chống oxy hóa trong gừng có tác dụng ức chế quá trình gây viêm, giảm đau và chống phù nề. Xông mũi với gừng tươi có thể cải thiện tình trạng đau nhức mũi do các bệnh về đường hô hấp gây ra.
  • Sử dụng kem làm dịu da: Với trường hợp đau nhức mũi do côn trùng cắn, bạn nên sử dụng kem làm dịu da để giảm sưng đau và tái tạo các mô da bị tổn thương.
  • Vệ sinh mũi với NaCl 0.9%: Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy, làm dịu niêm mạc mũi và loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm nhanh các triệu chứng như đau nhức cánh mũi, nghẹt mũi, ho, khó thở,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Với những người bị đau nhức mũi do dị ứng, việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm giảm hiện tượng kích thích niêm mạc, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm không chỉ đem lại cảm giác thư thái và dễ chịu mà còn hỗ trợ giải cảm, tăng quá trình dẫn lưu dịch ở giữa xoang và từ mũi ra bên ngoài.
  • Sử dụng thuốc giảm đau – Acetaminophen: Nếu cơn đau xảy ra do chấn thương mũi, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Acetaminophen để giảm đau đầu, sốt và đau nhức mũi do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng và viêm xoang gây ra.

Bị đau nhức mũi – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm xoang, cảm lạnh và viêm mũi dị ứng đều có thể tự thuyên giảm nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu viêm xoang xảy ra do nhiễm vi khuẩn, bạn cần tiến hành thăm khám để dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, triệu chứng đau nhức mũi còn có thể khởi phát do polyp mũi và lệch vách ngăn. Các tình trạng sức khỏe này thường không gây ra biến chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu để kéo dài, lệch vách ngăn và polyp mũi có thể gây viêm ở xoang và mũi kéo dài, từ đó tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp của cơ thể.

nhức sống mũi
Tìm gặp bác sĩ khi sống mũi bị đau kèm theo hiện tượng chảy mủ/ máu, sốt cao, khó thở,…

Vì vậy bạn cần tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Dịch tiết từ mũi có chứa mủ hoặc máu
  • Thường xuyên bị hoa mắt
  • Chảy máu cam
  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Mất khứu giác hoàn toàn
  • Sờ vào mũi có cảm giác cộm
  • Cảm thấy áp lực đè nén lên hốc mặt, trán và mũi

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán trước khi đưa ra phương pháp điều trị.

Bị đau nhức ở sống và 2 bên cánh mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành các chẩn đoán cần thiết. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 11:01 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:59 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Với thành phần thảo dược có dược tính cao, cơ chế đặc trị, phác đồ rõ ràng, bài thuốc này có thể chữa dứt điểm viêm xoang, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Hiệu quả đến 80% chỉ sau 20 ngày dùng thuốc.
Bệnh viêm xoang hàm là gì? Viêm xoang hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm xoang hàm là một trong những căn bệnh viêm đường hô hấp rất nhiều người mắc phải. Bệnh có…

chữa viêm xoang bằng gừng Mẹo chữa viêm xoang bằng gừng – Đơn giản mà hiệu quả

Chữa viêm xoang bằng gừng là giải pháp dân gian đơn giản được nhiều người áp dụng. Gừng có vị…

Thuốc Naphazolin – Công dụng, cách dùng nhỏ mũi

Thuốc Naphazolin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược DANAPHA - Việt Nam. Thuốc thường được sử dụng để…

Viêm Xoang Cấp Tính Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm xoang cấp tính xảy ra khi các xoang ở bên trong bị viêm do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm…

3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cứt Lợn (Hoa Ngũ Sắc)

Người bệnh có thể chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn vừa mang lại kết quả điều trị tốt vừa…

Bình luận (3)

  1. Hoàng Văn Linh
    Hoàng Văn Linh says: Trả lời

    Dạng viêm xoang hàm em đau mũi có nhiều dịch dật lên mắt đau đầu đau họng họng có đờm nói chung là đau vùng măt ạ, e bị như này là sau khi em bị covit ạ

  2. Đoàn Thị Lệ
    Đoàn Thị Lệ says: Trả lời

    Chào bs .con Em 8tuoi dao gần đây cháu hay bị đau ở sống mũi . k sốt k kho khè . Đau Theo cơn trong ngày 1 đến 2 lần một ngày.khi dau song thì mệt trong người . Em có cho cháu đi khám và nội soi tại mũi họng tại BV ĐK trung ương Thái Nguyên . Bs kết luận cháu bị viêm mũi viêm VA và đã điều trị một tuần .song việc dau vẫn bị . đã tiến hành chụp cộng hưởng từ kết quả bình thường . vậy bác sĩ cho tôi lời khuyên

  3. Đoàn Thị Lệ
    Đoàn Thị Lệ says: Trả lời

    Còn em bị đau ở sống mũi không sốt không khó thở. Em đã cho cháu đi khám ở BV đa khoa tỉnh Trung ương Thái Nguyên . Sau khi kiểm tra tham khám bs kết luận con em bị viêm mũi viêm VA .đã điều trị tại BV một tuần mà k đỡ. Và da làm chụp cộng hưởng từ điện não đồ kết quả bình thường .bs cho em lời khuyên ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua