Nhiễm nấm candida âm đạo: Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Nhiễm nấm candida âm đạo là tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải. Hiện tượng này thường gây kích thích và phát sinh các triệu chứng tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Chị em cần chú ý thăm khám và điều trị sớm để tránh những rủi ro ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống.

nhiễm nấm candida âm đạo
Phụ nữ rất dễ bị nhiễm nấm candida âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhiễm nấm candida âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm candida âm đạo là một bệnh nhiễm nấm rất thường gặp trong số các bệnh phụ khoa. Candida là một loại nấm men có kích thước nhỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục. Loại nấm này có thể tìm thấy được khoảng 39% ở âm đạo. Sự phát triển của nấm candida trong âm đạo sẽ gây kích thích khiến cho âm đạo và âm hộ tiết dịch, ngứa dữ dội.

Bệnh lý này ảnh hưởng đến 3/4 phụ nữ tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời của họ. Bệnh còn có nguy cơ tái phát rất cao, phần đa các trường hợp phụ nữ sẽ mắc bệnh ít nhất hai lần trong đời.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm candida âm đạo

Hiện trạng nhiễm nấm candida âm đạo sẽ phát sinh khi mà mức độ cân bằng giữa vi khuẩn và nấm men trong âm đạo bị phá vỡ. Sự phát triển quá mức của nấm candida sẽ khiến âm đạo gặp phải các triệu chứng bất thường.

Những yếu tố dưới đây có thể sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh:

  • Sử dụng kháng sinh: Nhất là các loại kháng sinh phổ rộng có thể khiến cho các lợi khuẩn trong âm đạo bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho nấm candida sinh sôi.
  • Nồng độ Estrogen tăng: Hiện trạng nhiễm nấm candida thường phổ biến hơn ở đối tượng phụ nữ có nồng độ Estrogen cao. Điển hình là phụ nữ mang thai hay sử dụng liệu pháp hormone estrogen hoặc dùng thuốc tránh thai estrogen liều cao.
  • Bệnh tiểu đường: Thống kê cho thấy rằng, phụ nữ có nồng độ đường trong máu cao sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn những phụ nữ kiểm soát tốt đường huyết. Vì thế, bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng chính là yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Điều trị bệnh bằng liệu pháp corticosteroid thường khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân HIV cũng sẽ dễ gặp phải vấn đề này hơn người bình thường.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có thể là nguy cơ:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Thiếu ngủ, mệt mỏi, stress

Cách nhận biết nhiễm nấm candida âm đạo

Bạn có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng dưới đây để sớm phát hiện tình trạng nhiễm nấm candida âm đạo:

  • Ngứa ngáy và kích ứng ở âm đạo, âm hộ
  • Vùng kín nóng rát, nhất là khi đi tiểu hay quan hệ tình dục
  • Âm đạo có dấu hiệu sưng đau, phát ban
  • Khí hư bất thường, có màu trắng đục, đặc sệt như phô mai
triệu chứng nhiễm nấm candida âm đạo
Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng rất dễ gặp của tình trạng này

Khi nhận thấy sự hiện diện của các triệu chứng nêu trên, bạn cần sớm thăm khám. Chắc chắn rằng âm đạo của bạn đang gặp phải vấn đề cần đến sự chăm sóc y tế.

Nhiễm nấm candida âm đạo có nguy hiểm không?

Bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề nguy hiểm nhất định nếu không sớm thăm khám và điều trị nếu bị nhiễm nấm candida âm đạo.

Sau đây là một số vấn đề rất dễ phát sinh:

  • Suy giảm miễn dịch: Khi bị nhiễm nấm candida, hệ miễn dịch của bạn thường sẽ yếu đi. Nếu nấm phát triển ở âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vác bệnh xã hội tấn công và khởi phát.
  • Nhiễm trùng máu: Thường dễ phát sinh khi vi nấm phát triển quá nhanh mà không được kiểm soát kịp thời.
  • Nguy cơ vô sinh: Nấm candida phát triển sẽ khiến cho âm đạo bị viêm, tình trạng viêm nhiễm lây lan sẽ ảnh hưởng đến vòi trứng. Từ đó nguy cơ hiếm muộn hay vô sinh là rất khó tránh khỏi.

Ngoài ra, nhiễm nấm candida âm đạo còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Tinh thần bạn luôn trong trạng thái cáu gắt, khó chịu, không tập trung. Đặc biệt nhất là đời sống chăn gối cũng sẽ gặp phải những vướng mắt nhất định. Phụ nữ bị nhiễm nấm candida thường có tâm lí tự ti, ngại gần gũi, thậm chí là lãnh cảm trong “chuyện ấy”.

Chẩn đoán nhiễm nấm candida âm đạo như thế nào?

Đầu tiên bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà bạn đang gặp phải và thực hiện khám phụ khoa để chẩn đoán bệnh nhiễm nấm candida âm đạo. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh thường rất dễ bị nhầm lần với các vấn đề phụ khoa khác. Chính vì thế, chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sẽ không đủ để kết luận bệnh.

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số vấn đề sau:

  • Tiền sử nhiễm trùng nấm men
  • Việc thực hành quan hệ tình dục

Để đưa ra chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch tiết từ âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện được cụ thể sự hiện của từng loại nấm candida trong âm đạo để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Điều trị nhiễm nấm candida âm đạo

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng cho từng đối tượng. Điều quan trọng là bạn cần sớm thăm khám để tránh bệnh chuyển biến xấu, gây khó khăn cho việc điều trị.

Đối với bệnh nhiễm nấm candida âm đạo, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc đặt, thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc uống. Dù là loại thuốc nào bạn cũng hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng theo chỉ dẫn y khoa để tránh gặp phải các vấn đề ngoại ý.

1. Thuốc đặt

Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị nhiễm nấm candida âm đạo. Các thuốc thuộc nhóm này thường có tác dụng tương đối nhanh, ức chế hiệu quả sự phát triển của vi nấm trong âm đạo.

Sau đây là các thuốc đặt âm đạo trị nấm candida thường dùng:

  • Mikopenotran
  • Clomaz
  • Canesten
  • Gyno-pevaryl
  • Ecozole
  • Lomexin

Tất cả các thuốc được đề cập trên đây đều có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý khi điều trị. Cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ nếu có những vấn đề bất thường xảy ra khi dùng thuốc.

điều trị nhiễm nấm candida âm đạo
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đặt trong điều trị nhiễm nấm candida âm đạo

Nhóm thuốc đặt thường sẽ làm giảm hiệu quả của một số biện pháp tránh thai cơ học, điển hình là bao cao su hay màng ngăn âm đạo. Chính vì thế bạn nên thận trọng trể tránh mang thai ngoài ý muốn, tốt nhất, không nên quan hệ tình dục khi đang điều trị bằng thuốc.

2. Thuốc uống

Các loại thuốc uống thường được dùng trong các trường hợp nấm candida phát triển nhanh và có nguy cơ lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể. Thuốc không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi nấm mà còn ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh.

Một số loại thuốc uống được dùng trong điều trị nhiễm nấm candida âm đạo, bao gồm:

  • Diflazon
  • Flucomedil
  • PymePUCAN
  • Canditral
  • Itraxcop
  • Sanuzo
  • Sporal

Nhóm thuốc này thường tiềm ẩn nguy cơ cao gặp phải các tác dụng ngoại ý. Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan thận hay những người có tiền sử bệnh tim, thiếu máu cục bộ. Cần ngưng thuốc ngay khi gặp phải các tác dụng phụ trên hệ thần kinh. Bạn nên tránh thai trong và sau 2 tháng khi điều trị với các loại thuốc uống trên đây.

3. Thuốc dùng ngoài

Nhóm thuốc này thường có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc sẽ giúp ngăn ngừa nấm candida lây lan ra vùng da phía ngoài vùng kín.

Kevizole là loại kem bôi da được dùng rất phổ biến trong trường hợp này. Bạn có thể thoa kem mỗi ngày 1 lần duy nhất lên vùng da bẹn hay vùng da cận kề. Thời gian điều trị với loại thuốc này thường là từ 2 – 4 tuần đối với nhiễm nấm ở bẹn.

Biện pháp ngăn ngừa nhiễm nấm candida âm đạo

Nhiễm nấm candida âm đạo mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt, nhất là chuyện chăn gối. Bệnh lý này còn rất dễ tái phát nếu bạn không thực hiện tốt biện pháp dự phòng.

Để ngăn ngừa tình trạng này bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ nên rửa phía ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng pH. Đồng thời không nên dùng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh.
  • Thay đồ lót thường xuyên, tránh mặc quần ẩm ướt hay quá bó sát. Giặt giũ quần áo sạch sẽ, phơi nơi thông thoáng, có ánh nắng mặt trời.
  • Khi bị nhiễm nấm, cần sớm thăm khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác đưa ra.
  • Nếu bạn đã có quan hệ vợ chồng thì cần điều trị đồng thời cho cả hai vợ chồng. Bởi khi giao hợp, nấm candida có thể đọng lại trên bao quy đầu của đàn ông và khiến phụ nữ bị nhiễm nấm trở lại vào lần quan hệ kế tiếp.

Nhiễm nấm candida âm đạo là một vấn đề rất dễ gặp phải ở chị em phụ nữ. Khi vùng kín xuất hiện triệu chứng nhiễm nấm, bạn cần sớm thăm khám để kịp thời chữa trị. Tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Ngày đăng 08:37 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:07 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Nấm Candida có tự khỏi không? Bao lâu thì hết? Nấm Candida Có Tự Khỏi Không? Bao Lâu Thì Hết?
Những căn bệnh viêm nhiễm do nấm Candida thường có những biểu hiện đặc trưng như ngứa, ngứa rất nhiều…
10+ cách điều trị nấm Candida tại nhà đơn giản, hiệu quả
Có nhiều cách điều trị nấm candida tại nhà đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực đang được người…
chữa nấm candida bằng lá trầu Chữa nấm candida bằng lá trầu không có khỏi không?
Chữa nấm candida bằng lá trầu không là giải pháp đơn giản và dễ áp dụng. Ngoài ức chế hoạt…
tỏi chữa nấm candida Mẹo Chữa Nấm Candida Bằng Tỏi – Dễ Áp Dụng
Chữa nấm candida bằng tỏi chỉ có thể phát huy tốt công dụng khi dùng đúng cách. Tỏi chứa hàm…
nấm candida theo đông y Nấm candida theo đông y và các bài thuốc chữa trị

Hiện nay, có rất nhiều người chọn cách chữa nấm candida theo các bài thuốc đông y. Bởi đây là…

nhiễm nấm candida âm đạo Nhiễm nấm candida âm đạo: Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Nhiễm nấm candida âm đạo là tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải. Hiện tượng…

Nấm candida có lây không? Làm sao phòng ngừa? Nấm candida có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Nấm candida là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh vùng sinh dục ở cả nam…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua