Nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp & giải pháp khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Tử cung co bóp quá mức, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… là những nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp. Để khắc phục triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà, sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.

nguyên nhân đau bụng kinh
Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, căng thẳng,… là các nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp

Dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là triệu chứng thường gặp ở nữ giới từ 15 – 45 tuổi.

Một số dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh:

  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới
  • Cơn đau có thể nhói lên theo từng đợt
  • Cơn đau lan ra vùng bẹn, hông và mông
  • Một số trường hợp có thể bị đau trực tràng

Ngoài triệu chứng đau bụng kinh, nữ giới có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm khác như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, hơi sốt, chán ăn, căng thẳng, thiếu tập trung, khó ngủ,…

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp

Đau bụng kinh có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng cơn đau phát sinh do hoạt động sinh lý thông thường. Sở dĩ, nữ giới bị đau vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt là do tử cung co thắt quá mức nhằm loại bỏ máu, tế bào chết và dịch nhầy ra bên ngoài.

Hoạt động co bóp quá mức có thể khiến quá trình tuần hoàn máu ở tử cung bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và làm phát sinh cơn đau.

nguyên nhân đau bụng kinh
Tử cung co bóp quá mức có thể làm giảm oxy ở mạch máu và phát sinh cơn đau ở vùng bụng dưới

Ngoài ra trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều prostaglandin – một thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm. Prostagladin có thể gây viêm nhẹ ở tử cung và gây ra tình trạng đau ở vùng bụng dưới.

Đau bụng kinh nguyên phát thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Trong trường hợp này, cơn đau xảy ra là hệ quả do hoạt động tự nhiên của cơ thể.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát gây đau bụng kinh xảy ra do tử cung và các cơ quan sinh sản của nữ giới gặp phải vấn đề. Ngoài ra, đau bụng kinh thứ phát cũng có thể xảy ra do một số yếu tố tác động khác như stress, suy nhược, mất ngủ, thức khuya,…

nguyên nhân đau bụng kinh
Stress là một trong những nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp ở nữ giới

Một số nguyên nhân thứ phát gây đau bụng vào chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng phát triển mô tử cung ở những cơ quan khác như ống dẫn trứng, buồng trứng,… Sự xuất hiện bất thường của nội mạc tử cung có thể dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng đi kèm khác như đau khi tiểu tiện, chảy máu bất thường, đau khi quan hệ,…
  • Hẹp cổ tử cung: Hẹp cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung có kích thước nhỏ hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra do bẩm sinh, ung thư cổ tử cung, loạn sản cổ tử cung hoặc do nhiễm trùng. Cổ tử cung là cơ quan vận chuyển chất nhầy từ tử cung xuống âm đạo. Trong trường hợp cổ tử cung bị hẹp, máu và dịch nhầy bị ứ bên trong tử cung có thể kích thích cơ quan này co bóp quá mức và làm phát sinh cơn đau.
  • Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Viêm vùng chậu có thể gây đau bụng kinh dữ dội, đau vùng bụng dưới ngay cả trong thời gian không hành kinh, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, ớn lạnh, tiểu buốt và rát.
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết các khối u này đều lành tính và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Có khoảng 30 – 50% trường hợp mắc bệnh không phát sinh bất cứ triệu chứng bất thường. Tuy nhiên có 50 – 70% trường hợp gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, cường kinh, đau khi quan hệ, bụng sình to,…
  • Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả và có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên sau khi thực hiện biện pháp này, bạn có thể bị đau vùng bụng dưới – đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Nguyên nhân là do tử cung nhận thấy có vật thể lạ xuất hiện nên có xu hướng co thắt để loại bỏ.
  • Stress: Căng thẳng thần kinh là bệnh tâm lý ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trong thời gian bị stress, hệ thần kinh có thể kích thích tử cung co bóp nhiều vào những ngày “đèn đỏ” và làm phát sinh cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Ngoài stress còn gây chậm kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc thậm chí là mất kinh nguyệt.
  • Suy nhược cơ thể: Chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, mức độ đau bụng kinh thường có xu hướng tăng lên ở những đối tượng suy nhược cơ thể, thể trạng yếu ớt và hệ miễn dịch suy yếu. Trong khi đó, nữ giới có cơ thể khỏe mạnh thường chỉ bị đau nhẹ và âm ỉ.
  • Thức khuya và thiếu ngủ: Thức khuya và thiếu ngủ là những thói quen ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Thói quen này có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng và sản sinh hormone estrogen. Ngoài ra thiếu ngủ và thức khuya kéo dài còn gây đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt.
  • Lạm dụng rượu bia: Rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau vùng bụng dưới trong ngày “đèn đỏ”.
  • Hút thuốc lá: Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cơ chế ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, thói quen này có thể làm tăng nguy cơ thống kinh, mất kinh nguyệt, chậm kinh, rong kinh,…
  • Chế độ ăn không hợp lý: Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, chất bảo quản, uống nhiều cà phê, trà đặc và nước ngọt có gas,… là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng kinh ở nữ giới.

Giải pháp khắc phục chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm giảm triệu chứng này dứt điểm, bạn cần xác định nguyên nhân và tiến hành các phương pháp điều trị tương ứng.

1. Điều trị y tế

Nếu cơn đau bụng kinh có mức độ nặng nề, bạn nên tiến hành thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và chỉ định các biện pháp điều trị y tế. Tùy vào bệnh lý và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những biện pháp sau:

nguyên nhân đau bụng kinh
Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, kháng sinh,…
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có kê toa thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống co thắt để làm giảm cơn đau bụng dưới vào những ngày “đèn đỏ”. Với trường hợp đau bụng kinh nguyên phát, bạn có thể được chỉ định thuốc tránh thai trong điều trị dài hạn. Còn với bệnh nhân mắc các bệnh lý phụ khoa, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế hormone.
  • Nong cổ tử cung: Trong trường hợp đau bụng do hẹp cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định nong cổ tử cung để nới rộng không gian của cơ quan này nhằm giúp máu kinh dễ dàng thoát ra bên ngoài.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định với bệnh nhân bị đau bụng kinh do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng,…

Với những trường hợp đau bụng kinh do thói quen sinh hoạt, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số biện pháp tại nhà và cách xây dựng lối sống lành mạnh nhằm hạn chế nguy cơ đau bụng vào những ngày đèn đỏ.

2. Các biện pháp giảm đau tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như:

nguyên nhân đau bụng kinh
Chườm túi ấm vào vùng bụng dưới có tác dụng thư giãn cơ tử cung và giảm đau nhanh chóng
  • Chườm túi ấm vào bụng dưới 15 – 20 phút giúp thư giãn cơ của tử cung và giảm tình trạng co thắt quá mức.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc có tính ấm và tác dụng hoạt huyết như trà quế mật ong, trà gừng, trà ích mẫu,…
  • Bổ sung các món ăn từ thảo dược có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hạn chế chứng ứ huyết như trứng chiên ngải cứu, ngải cứu hầm xương, đậu đỏ hầm đại táo, canh thìa là,…
  • Massage xung quanh vùng bụng, có thể kết hợp với tinh dầu tràm trà hoặc khuynh diệp để tăng cường tuần hoàn máu và giảm triệu chứng đau bụng kinh.
  • Bổ sung đủ nước trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể cung cấp thêm nước ép trái cây và rau xanh để nâng cao thể trạng và làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới.
  • Tập yoga trong thời gian hành kinh có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và ổn định hoạt động của tử cung. Các chuyên gia cho biết, luyện tập yoga có thể cải thiện cơn đau bụng kinh và các triệu chứng đi kèm một cách rõ rệt.

Phòng ngừa đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Chứng thống kinh không thể phòng ngừa và ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm mức độ đau bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học.

nguyên nhân đau bụng kinh
Tập thể dục không chỉ tăng độ dẻo dai của xương khớp mà còn giảm mức độ của cơn đau bụng kinh

Các biện pháp phòng ngừa đau bụng kinh, bao gồm:

  • Dành 15 – 30 phút/ ngày để luyện tập thể thao. Hoạt động thể chất giúp điều hòa tuần hoàn máu, cân bằng nồng độ hormone và nâng cao thể trạng. Vì vậy thường xuyên tập luyện có thể làm giảm mức độ và tần suất của triệu chứng đau bụng kinh.
  • Loại bỏ các đồ uống và thực phẩm không lành mạnh ra khỏi chế độ dinh dưỡng như bia rượu, cà phê, trà, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều muối, gia vị,…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và cần ngủ trước 11 giờ đêm.
  • Nên chia sẻ với người thân và bạn bè những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực. Nếu gặp phải những dư chấn tinh thần nặng nề, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
  • Quan hệ tình dục với tần suất phù hợp, đồng thời cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên – đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh. Vì vậy nếu nghi ngờ triệu chứng phát sinh do những bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên liên hệ và đặt lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ trong quá trình thăm khám có thể khiến bệnh tiến triển xấu và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

Ngày đăng 09:26 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
u xơ tử cung khi mang thai U xơ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?

Nữ giới cần đặc biệt cẩn trọng với tình trạng xuất hiện u xơ tử cung khi mang thai. Bởi…

cách điều trị ung thư buồng trứng Các cách điều trị ung thư buồng trứng mới nhất

Có thể lựa chọn cách điều trị ung thư buồng trứng phù hợp căn cứ vào diễn tiến của bệnh…

Chậm kinh 2 tháng là bị gì, có sao không?

Kinh nguyệt vắng mặt 2 tháng có thể là do mang thai. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh…

Biện pháp tránh thai cho người u xơ tử cung Biện pháp tránh thai cho người u xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh có thể mang lại nhiều rủi ro trong quá trình mang thai và…

ngứa rát bên trong vùng kín Ngứa rát bên trong vùng kín nguyên nhân do đâu? Làm sao khỏi?

Ngứa rát bên trong vùng kín là vấn đề thường gặp khiến rất nhiều chị em hoang mang. Bởi đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua