Người bị Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Dinh dưỡng trị liệu là một giải pháp tự nhiên giúp người bị thoát vị đĩa đệm giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở đĩa đệm. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm được bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được chế độ ăn uống có lợi nhất.

thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được hình thành khi nhân nhầy trong bao xơ bị lệch ra ngoài. Bên cạnh các yếu tố như tuổi tác, chấn thương vùng lưng hay nghề nghiệp thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của bệnh. 

Xương cột sống và cấu trúc của xương cần một lượng dinh dưỡng thích hợp để luôn khỏe mạnh và duy trì sự chắc khỏe cùng khả năng vận động linh hoạt. Việc không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi, protein, vitamin D hay magie … có thể khiến xương trở nên giòn, xốp, dễ bị chấn thương dẫn đến tổn thương đĩa đệm, rách bao xơ, từ đó tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài.

Ngược lại, một số trường hợp có thói quen ăn uống vô độ, mất kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì. Phần trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây chèn ép lên cột sống và lâu ngày sẽ khiến đĩa đệm bị suy yếu , ăn mòn và dẫn đến tình trạng thoát vị.

Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh. Nó không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, giải phóng áp lực cho đĩa đệm mà một số thực phẩm thậm chỉ còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm, ức chế bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển.

Dưới đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bị thoát vị đĩa đệm:

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi

Canxi là nhóm thực phẩm cần thiết để duy trì sức khỏe của xương cột sống, làm tăng khối lượng xương và sửa chữa tổn thương ở đĩa đệm. Cơ thể được hấp thụ đầy đủ lượng canxi còn giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ bị chấn thương, thoái hóa đốt sống – những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp.

Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất bao gồm:

  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Sữa
  • Rau lá xanh đậm như cải xoăn
  • Các loại đậu
  • Cá mòi hoặc cá hồi
  • Hạnh nhân
  • Cam
  • Đậu phụ
  • Mật mía

Người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên thêm các thực phẩm trên vào thực đơn. Trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể thì cần cân nhắc uống bổ sung thuốc canxi dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc

2. Bổ sung các thực phẩm giàu magie tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của xương và cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu nồng độ magie trong máu giảm, magie sẽ được rút ra khỏi xương để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Rau lá xanh giàu magie là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương

Thiếu hụt magie sẽ làm tăng nặng cơn đau lưng, đau nhức cột sống và khiến cho đĩa đệm bị suy yếu, thoát vị nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu magie vào trong bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần được chú trọng. Chúng sẽ đảm bảo duy trì sự chắc khỏe cho cột sống, đồng thời làm thư giãn cơ bắp, giảm co rút cơ, giúp cột sống vận động linh hoạt hơn.

Các thực phẩm có thể bổ sung hàm lượng magie dồi dào cho người bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Rau lá xanh
  • Đậu
  • Các loại hạt
  • Quả hạch
  • Ngũ cốc nguyên chất
  • Sữa chua
  • Chuối
  • Socola đen (nguyên chất hoặc có tối thiểu là 70% ca cao)

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Không có đủ lượng vitamin D xương cột sống có thể trở nên giòn, mỏng, dễ bị chấn thương và làm đĩa đệm bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu.

Cùng với việc bổ sung canxi, người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên tích cực tắm nắng sớm và thường xuyên ăn các thực phẩm dưới đây để bổ sung vitamin D cho cơ thể:

  • Cá béo như cá hồi
  • Gan động vật
  • Dầu gan cá tuyết
  • Lòng đỏ trứng

4. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm chứa nhiều protein

Protein là thành phần quan trọng để cấu tạo nên xương và giúp cấu trúc xương luôn vững chắc. Bổ sung protein giúp thúc đẩy quá trình xây dựng các tế bào xương và mô sụn mới, chữa lành tổn thương ở cột sống và đĩa đệm. Protein cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và chức năng miễn dịch của cơ thể.

Trường hợp đang bị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể thông quá nguồn thực phẩm dưới đây:

  • Trứng
  • Sữa
  • Các loại hạt
  • Hải sản
  • Súp lơ xanh
  • Chuối
  • Rau bina
  • Quả chà là
  • Táo

5. Các thực phẩm giàu chất sắt

Đây chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vitamin D. Đây cũng là thành phần chịu trách nhiệm sản sinh các tế bào hồng cầu mới đảm bảo cung cấp oxy cùng chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể , giúp xương cột sống và đĩa đệm khỏe mạnh hơn.

người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn g
Sắt được tìm thấy nhiều trong đậu nành giúp tăng cường chuyển hóa vitamin D cho cột sống và đĩa đệm chắc khỏe.

Sắt được tìm thấy trong các loại thực phẩm như:

  • Gan
  • Thịt lợn
  • Động vật có vỏ
  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Rau lá xanh
  • Đậu lăng
  • Đậu nành
  • Trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thì điều quan trọng là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể kích hoạt viêm và làm cơn đau thêm tồi tệ.

6. Gừng giảm đau cột sống

Gừng là thực phẩm nên có trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Loại gia vị này chứa hoạt chất geraniol và linalol có khả năng kháng viêm, xoa dịu cơ đau nhức ở vùng cột sống có đĩa đệm bị thoát vị. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương trong đĩa đệm.

Thêm gừng vào trong các món ăn hoặc uống trà gừng là những cách đơn giản để người bị thoát vị đĩa đệm có thể tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà loại củ này mang lại. Dân gian còn dùng gừng ngâm rượu làm thuốc xoa bóp hay sao gừng với muối hạt chườm vào vị trí bị bệnh để giảm đau, chống co thắt các cơ cạnh cột sống.

7. Thực phẩm giàu omega 3 

Các thực phẩm giàu omega 3 được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn cho người thoát vị đĩa đệm nhờ có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp ức chế phản ứng viêm ở vùng cột sống bị ảnh hưởng, bảo vệ đĩa đệm, qua đó hỗ trợ giảm đau, cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Các thực phẩm dồi dào omega 3 nhất bao gồm:

  • Cá bơn
  • Cá thu
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Ngũ cốc
  • Rau cải bó xôi
  • Các loại quả hạch,…

8. Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao

Collagen là một thành phần được tìm thấy trong đĩa đệm cột sống. Nó giúp duy trì khả năng đàn hồi và giảm thiểu tổn thương cho đĩa đệm. 

Trong khi đó, vitamin C là thành phần chính tham gia vào quá trình sản xuất collagen. Chất này cũng giúp hỗ trợ giảm viêm, làm chậm tốc độ thoái hóa của đĩa đệm, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung đầy đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể thông qua các thực phẩm sau:

  • Trái cây có múi
  • Dâu tây
  • Kiwi
  • Ớt chuông đỏ
  • Cà chua
  • Súp lơ

9. Các thức ăn giàu vitamin A tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Không chỉ tham gia vào việc phát triển hoàn thiện hệ thống miễn dịch, vitamin A còn thúc đẩy sự tái tạo của các mô sụn mới, giúp tổn thương trong đĩa đệm nhanh lành. Nếu đang thắc mắc “bị thoát vị đãi đệm nên ăn gì” thì người bệnh không nên bỏ qua nhóm các thực phẩm giàu vitamin A. Chúng bao gồm:

  • Sữa
  • Cà rốt
  • Đu đủ
  • Bí đỏ
  • Khoai lang
  • Dầu cá

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm nên tránh bao gồm:

1. Sản phẩm chứa nhiều đường

Người thoát vị đĩa đệm không nên ăn thực phẩm có đường. Đường có thể tăng khả năng viêm nhiễm khớp và làm người bệnh tăng cân. Cân nặng quá mức có thể tăng áp lực lên các đĩa đệm và khiến người bệnh bị đau lưng dữ dội.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần tránh thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo vì chúng cũng có thể gây viêm và tăng cân.

2. Dầu thực vật

Hầu hết các loại dầu thực vật đều chứa nhiều chứa nhiều axit béo Omega 6. Nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm sử dụng quá nhiều axit Omega 6 khiến lượng axit Omega 3 giảm có thể làm tăng khả năng viêm.

Do đó, nếu cần sử dụng dầu thực vật để nấu ăn, người bệnh nên sử dụng các loại dầu lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa.

3. Bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn ngũ cốc tinh chế

bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì
Ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng Insulin và gây viêm

Người thoát vị đĩa đệm nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế. Pizza, ngũ cốc đóng gói và bánh mì trắng có thể gây tăng đột biến Insulin trong máu và gây viêm. Điều này có thể gia tăng các cơn đau của người bệnh thoát vị đĩa đệm.

4. Ngô chế biến sẵn

Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn ngô đã qua chế biến. Ngô là thực phẩm lành mạnh và có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi ngô được chế biến, nó có thể làm tăng đột biến Insuline và gây phản ứng viêm khiến các cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng.

Nếu bạn thích ăn ngô thì nên chọn ngô tươi và chắc chắn là nó chưa qua một công đoạn chế biến nào cả.

5. Thịt đỏ không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì
Thịt đỏ có thể làm tăng phản ứng gây viêm

Thịt đỏ là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau lưng thì nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt này. Các chất có trong thịt đỏ có thể thúc đẩy quá trình phản ứng gây viêm.

Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh về cột sống có thể tiêu thụ thịt động vật được nuôi bằng cỏ chứ không phải thức ăn chế biến sẵn.

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa hóa chất bảo quản. Thực phẩm có màu, chất phụ gia đôi khi khiến cơ thể không thể tiêu thụ được.

Điều này tăng các phản ứng viêm và làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Nếu cần sử dụng một loại thực phẩm đóng hộp, hãy chắc chắn là bạn đã đọc thật kỹ thành phần và nhãn của sản phẩm.

Ngoài ra, nhóm thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, thịt mỡ, xúc xích, Hamburger,… đều là nhóm thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm nên tránh ăn.

Một số món ăn tốt cho thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm

Từ các thực phẩm có ích ở trên, người bệnh có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon để làm phong phú thực đơn, giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm một cách tự nhiên. Dưới đây là một số món ăn dễ chế biến, thường có trong thực đơn của bệnh nhân.

1. Món cá hồi kho tộ

  • Chuẩn bị: 200g phi lê cá hồi, hành lá và các gia vị thông dụng
  • Cách chế biến: Cá hồi rửa với muối cho sạch và bớt tanh, để ráo nước, cắt thành các miếng vừa ăn. Ướp cá hồi với một ít hành và gia vị, để trong 15 phút cho ngấm. Thắng 3 thìa đường để lấy nước màu, sau đó bỏ vào nồi đất kho với cá cho chín. Ăn kèm với cơm khi còn nóng mỗi tuần 2 – 3 lần.

2. Món sườn heo nấu đỗ trọng giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm

  • Chuẩn bị: 250g sườn non, 20ml rượu gạo, 4 tiền đỗ trọng, vài quả táo đỏ, một ít câu kỷ tử
  • Cách chế biến: Sườn heo sau khi trụng nước sôi đem rửa sạch. Bỏ sườn vào nồi nấu chung với đỗ trọng và các vị thuốc bắc khác. Đun đến khi thịt heo chín mềm thì nêm nếm gia vị là có thể dọn ra ăn.

3. Món súp lơ xanh xào tôm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Chuẩn bị: 300g tôm, 1/2 cái súp lơ, dầu hào và các gia vị thông dụng
  • Cách chế biến: Tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen ở lưng, ướp với một ít tỏi, dầu hào và hạt nêm. Súp lơ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Phi thơm tỏi với dầu ăn rồi bỏ hai nguyên liệu trên vào xào chung với nhau. Khi dùng, dọn ra đĩa, rắc chút tiêu và hành ngò lên trên. Thưởng thức món ăn cùng với cơm.

Bên cạnh việc tích cực tìm hiểu bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe của cột sống và đĩa đệm. Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống mới.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:35 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 13:44 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoát vị đĩa đệm từ gốc, chấm dứt đau nhức, bảo tồn cột sống

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc điều trị bệnh xương khớp nổi danh được nghiên cứu và hoàn…

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?

Thông thường thoát vị đĩa đệm thường được đề nghị điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc vật lý trị…

Người bị Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng trị liệu là một giải pháp tự nhiên giúp người bị thoát vị đĩa đệm giảm nhẹ cơn…

Các bài thuốc ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện bệnh

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhau cách dùng bài thuốc ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm. Liệu cách…

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không? Mổ thoát vị đĩa đệm xong bệnh có tái phát không?

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua