Ngứa vùng kín sau khi sinh có thể khởi phát do vệ sinh kém, dịch sản hậu tiết ra quá nhiều hoặc do nồng độ hormone không ổn định. Để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể vệ sinh vùng kín với nước muối ấm, lá trầu không hoặc xông rửa với lá ngải cứu.


Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau sinh
Theo BS Ngô Thị Hằng (Chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa đài PTTH Hà Nội), ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Triệu chứng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa.
Vì vậy nếu gặp phải triệu chứng này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ngứa vùng kín sau khi sinh, bao gồm:
Rối loạn nồng độ hormone
Mang thai và sau khi sinh là thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể thường không ổn định. Nồng độ estrogen và progesterone vượt khỏi mức cân bằng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các triệu chứng bao gồm ngứa vùng kín, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, da sạm, nhăn nheo,…

Ngoài ra hàm lượng estrogen suy giảm đột ngột còn làm thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo, dẫn đến hiện tượng hại khuẩn bùng phát mạnh và gây tổn thương, ngứa ngáy vùng kín.
Dịch hậu sản tiết ra quá nhiều
Sau khi sinh, dịch sản hậu thường được bài tiết liên tục trong nhiều ngày. Điều này khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra các vấn đề về phụ khoa như nhiễm nấm, ngứa vùng kín, khó chịu,…
Sinh hoạt vợ chồng quá sớm
Sinh hoạt vợ chồng ngay sau khi sinh em bé cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương và ngứa vùng kín.

Hoạt động tình dục quá sớm có thể kích thích vết rạch ở tầng sinh môn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo.
Vệ sinh vùng kín kém
Ngứa vùng kín sau sinh có thể khởi phát do thói quen vệ sinh kém. Trong thời gian sau sinh, dịch sản hậu tiết ra nhiều và dễ gây viêm nhiễm.
Vì vậy nếu không thường xuyên thay băng và vệ sinh, vùng kín sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn và gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Mắc các bệnh lý tiềm ẩn
Ngoài ra, ngứa vùng kín cũng có thể dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn như:
- Các bệnh da liễu ở vùng kín: Một số bệnh da liễu như nấm da, lang ben, chàm, hắc lào,… cũng có thể xuất hiện ở vùng kín và gây ra triệu chứng ngứa ngáy.
- Rận lông mu: Rận lông mu là loại ký sinh trùng sinh sống ở vùng kín của nam và nữ giới. Loài ký sinh trùng này tấn công mô da, hút máu và gây ra triệu chứng ngứa dữ dội.
- Các bệnh phụ khoa: Ngoài ra triệu chứng ngứa vùng kín còn có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,…
Các biện pháp điều trị ngứa vùng kín sau sinh an toàn
Phần lớn các trường hợp bị ngứa vùng kín sau sinh đều khởi phát do vệ sinh kém, nồng độ hormone không ổn định và do dịch sản hậu tiết ra quá nhiều. Với những nguyên nhân này, bạn có thể dễ dàng cải thiện triệu chứng với các biện pháp an toàn sau:
Bài thuốc nam gia truyền Phụ Khang Đỗ Minh chữa ngứa vùng kín sau sinh HIỆU QUẢ
Theo YHCT lý giải, phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ gặp tình trạng ngứa vùng kín nhất do giai đoạn này khí huyết hao tổn, ảnh hưởng tỳ, thận, can, tâm và dẫn đến các bệnh lý phụ khoa. Hiểu rõ điều này, cố lương y Đỗ Minh Tư (người sáng lập dòng họ Đỗ Minh) đã áp dụng nhuần nhuyễn các nguyên lý YHCT và điều chế thành công bài thuốc chữa bệnh phụ khoa gia truyền 150 năm tuổi.
Đến nay, Hội đồng chuyên gia cấp cao gồm BS Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung Ương – Trưởng khoa Nội, khoa châm cứu và Trị liệu tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc), Lương y ưu tú Đỗ Minh Tuấn (Nguyên BS Bệnh viện 103, PGĐ chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) và BS Hằng tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện liệu trình Phụ Khang Đỗ Minh “4 trong 1”. Từ đó, bài thuốc cho tác động đa chiều từ trong ra ngoài nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng toàn diện:
- Dạng thuốc đặt: Hỗ trợ đào thải khí hư và đẩy các tế bào chết bên trong niêm mạc tử cung ra ngoài, giúp tránh được tình trạng viêm nhiễm cũng như ngứa rát ở vùng kín.
- Thuốc rửa âm đạo: Kháng viêm, hỗ trợ cân bằng độ pH của môi trường âm đạo, giúp người bệnh thoải mái dễ chịu hơn.
- Thuốc uống đặc trị: Công dụng bổ huyết, điều hòa cơ thể, giúp thông kinh, diệt trừ nấm và vi khuẩn gây bệnh phụ khoa. Nhờ đó chị em cải thiện được hệ miễn dịch và dưỡng nhan, bổ khí.
- Thuốc xịt: Công dụng khử mùi hôi, giảm hiện tượng ngứa, viêm nhiễm và hỗ trợ tác động đến da vùng kín trở nên se khít, hồng hào.
Hiệu quả vượt trội kể trên của bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh cũng được trang báo uy tín hàng đầu trong nước đưa tin rộng rãi. Điển hình có thể kể đến như Trang 24h.com với bài viết “Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đồng hành cùng Đài Truyền hình Hà Nội tư vấn về bệnh phụ khoa” đăng vào ngày 23/12/2019.
Theo thông tin báo chí chia sẻ, Phụ Khang Đỗ Minh được nhận định là bài thuốc nổi bật nhất giữa “rừng” thuốc Nam đang quảng cáo tràn lan trên thị trường. Có được điều này là nhờ nguồn thảo dược tự nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO do được ươm trồng tại 3 vườn thuốc Đỗ Minh tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội).

Không chỉ được giới chuyên gia công nhận, mà hàng ngàn mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, chị em tiền mãn kinh hay giai đoạn mới dậy thì cũng phản hồi bài thuốc không hề gây bất cứ tác dụng phụ nào. Trong đó, điển hình nhất là trường hợp của chị Ánh Nguyệt (36 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) – bệnh nhâu điều trị viêm nấm âm đạo ngay khi vừa sinh em bé.
Như chị Nguyệt đã chia sẻ, dù sử dụng bài thuốc ngay sau khi sinh nhưng chị không hề gặp bất cứ kích ứng nào. Đặc biệt, các triệu chứng ngứa vùng kín cũng thuyên giảm nhanh chóng, không tái phát lại:
“Ban đầu tôi cũng sợ dùng thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nhưng rất may là trong suốt thời gian dùng, tôi không gặp tác dụng phụ nào, sữa vẫn ra đều bình thường, con ăn ngon ngủ kỹ, mẹ khỏe con khỏe. Vì tôi mới sinh bé xong nên nội tiết tố trong cơ thể còn chưa ổn định được nhưng sức đề kháng được cải thiện rõ rệt sau khi dùng Phụ Khang Đỗ Minh” – Chị Ánh Nguyệt chia sẻ.
Tìm hiểu kỹ, chúng ta có thể thấy chị Ánh Nguyệt chỉ là 1 trong số rất nhiều chị em đã thành công thoát khỏi ngứa vùng kín sau sinh chỉ nhờ 1 liệu trình Phụ Khang Đỗ Minh. Đó là lý do mà bài thuốc đã trở thành bí kíp “gối đầu giường” mà hàng ngàn phụ nữ Việt “rỉ tai nhau” trên các diễn đàn mạng xã hội:

Đây cũng là lý do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lựa chọn giới thiệu bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh trên sóng truyền hình chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, số phát sóng chủ đề “Bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh”.
Ngay sau khi chương trình phát sau, đã có hàng ngàn chị em phụ nữ tìm được hướng đi đúng đắn giúp giải quyết bệnh phụ khoa hiệu quả và an toàn. Bạn cũng có thể được tư vấn liệu trình chi tiết nhất nếu nhanh tay liên hệ để gặp các chuyên gia Phụ khoa hàng đầu tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường:
Vệ sinh vùng kín với nước chè xanh
Vệ sinh vùng kín với nước chè xanh có thể loại bỏ dịch sản hậu, sát trùng nhẹ và giảm ngứa ngáy. Theo y học cổ truyền, chè xanh có vị chát, đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm.
Ngoài ra theo y học hiện đại, lá chè xanh còn chứa EGCG có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm (đặc biệt là nấm Candida gây các bệnh về phụ khoa). Vì vậy vệ sinh vùng kín với nước chè xanh có thể giảm ngứa, viêm và hạn chế nguy cơ nhiễm nấm ở cơ quan này.

Thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá chè xanh tươi và 2 thìa muối
- Rửa sạch lá chè xanh, sau đó bỏ lá sâu và cuống già
- Đem chè xanh đun sôi với 2 lít nước
- Sau đó đổ ra thau và thêm nước lạnh vào sao cho nước có nhiệt độ ấm vừa phải
- Thêm muối vào nước chè xanh
- Rửa vùng kín và hậu môn
- Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng – tối)
Khi dùng lá chè xanh trị ngứa vùng kín, bạn chỉ nên vệ sinh bên ngoài âm đạo. Tuyệt đối không thụt rửa vào bên trong, gây viêm nhiễm và tổn thương cơ quan sinh dục.
Xông hơi với lá trầu không
Xông hơi với lá trầu không cũng là biện pháp giảm vùng kín sau sinh an toàn và dễ thực hiện. Lá trầu không có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Vì vậy thực hiện xông hơi vùng kín với lá trầu không có thể giảm mùi hôi do dịch sản hậu tiết ra, chống ngứa và ức chế viêm nhiễm âm đạo.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và để ráo nước
- Đun sôi trầu không với 2 lít nước
- Đổ nước ra thau và cho thêm 1 thìa muối
- Xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt
- Dùng nước sắc từ lá trầu không vệ sinh vùng kín và hậu môn để giảm các triệu chứng khó chịu
Giảm ngứa vùng kín với nước muối ấm
Ngâm rửa với nước muối ấm là cách trị ngứa vùng kín sau sinh đơn giản nhưng đem lại cải thiện rõ rệt. Muối có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở vùng kín sau khi sinh.
Ngoài ra ngâm nước muối thường xuyên còn cân bằng độ pH trong âm đạo và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục.

Thực hiện:
- Đun sôi 2 lít nước
- Đổ ra thau và hòa thêm nước lạnh
- Cho muối vào và hòa tan
- Ngâm vùng kín trong nước muối khoảng 10 phút
- Sau đó dùng nước muối vệ sinh vùng kín và hậu môn
- Thực hiện từ 3 – 4 lần/ tuần
Ngải cứu – trị ngứa vùng kín sau sinh
Mẹo trị ngứa vùng kín sau khi sinh với lá ngải cứu phù hợp với trường hợp vùng kín do âm đạo tiết quá nhiều dịch sản hậu. Tinh chất trong lá ngải cứu không chỉ giảm ngứa và viêm mà còn hỗ trợ đào thải khí hư và dịch từ âm đạo ra bên ngoài.
Hơn nữa lá ngải cứu còn có tác dụng phục hồi niêm mạc, hệ thống cơ ở âm đạo và làm lành các vết thương trong quá trình sinh nở.

Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm ngải cứu tươi
- Sau đó đem đun với 2 lít nước
- Đổ nước ra thau và đem xông vùng kín
- Khi nước nguội bớt có thể dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín và hậu môn
- Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt
Chữa ngứa vùng kín với lá ổi
Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tác dụng giải độc, cầm máu và sát trùng. Vì vậy dược liệu này thường được dùng để điều trị hôi miệng, mụn nhọt, viêm nhiễm phụ khoa,…
Ngoài ra theo y học hiện đại, hoạt chất thực vật trong lá ổi còn có tác dụng hạn chế loét, viêm nhiễm và ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó sử dụng lá ổi có tác dụng giảm ngứa vùng kín, loại bỏ khí hư và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá ổi tươi
- Đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút và cho muối vào
- Vớt bỏ lá ổi và dùng nước để vệ sinh vùng kín
- Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần
Phòng ngừa hiện tượng ngứa vùng kín sau khi sinh
Ngứa vùng kín sau khi sinh không chỉ gây bứt rứt, khó chịu mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy phụ nữ sau khi sinh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Hạn chế vận động mạnh ít nhất 1 tuần sau khi sinh. Vận động mạnh trong thời gian này có thể gây kích thích vết rạch tầng sinh môn và khiến dịch sản hậu tiết ra ồ ạt.
- Nên kiêng cử sinh hoạt vợ chồng trong ít nhất 2 – 4 tháng sau khi sinh. Nếu sinh mở, bạn nên kiêng ít nhất 6 tháng để vết mổ phục hồi và liền lại hoàn toàn.
- Uống nhiều nước nhằm duy trì độ ẩm trong âm đạo và hỗ trợ loại bỏ dịch sản hậu.
- Cần vệ sinh vùng kín thường xuyên và nên thay băng vệ sinh 3 – 4 tiếng/ lần.
- Mặc quần lót và trang phục vừa với vóc dáng, đồng thời nên ưu tiên các chất liệu mỏng và thấm hút.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục, tránh làm việc và suy nghĩ căng thẳng trong thời gian này.
- Có thể luyện tập các động tác yoga đơn giản để thúc đẩy quá trình đào thải dịch sản hậu và cân bằng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.
Bị ngứa vùng kín sau sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Triệu chứng ngứa vùng kín sau khi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến, rận mu,…

Vì vậy khi bạn nên chủ động gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Ngứa vùng kín kéo dài và không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà
- Khí hư và sản hậu ra nhiều kèm theo mùi hôi
- Vùng kín ngứa dữ dội, gây bứt rứt và mất ngủ
- Thường xuyên đau bụng dưới
Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định bệnh lý mà bạn mắc phải. Dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi và thuốc uống tương ứng.
Lưu ý: Việc tự ý sử dụng thuốc trong thời gian sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và tác động gián tiếp đến trẻ bú mẹ. Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Ngứa vùng kín sau khi sinh là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
DÀNH RIÊNG CHO BẠN
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!