Ngủ ngáy và nghiến răng – Nỗi ám ảnh của người thân

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ngủ ngáy và nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và cả người thân trong gia đình. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được chăm sóc y tế để tránh các biến chứng không mong muốn.

ngủ ngáy và nghiến răng
Ngáy ngủ và nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân

Nguyên nhân gây ngủ ngáy và nghiến răng

Một người thỉnh thoảng có thể ngủ ngáy và nghiến răng. Tình trạng này có thể không nghiêm trọng và hầu hết mọi người đều chọn cách chịu đựng thay vì tình cách giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nghiến răng và ngáy ngủ có thể liên quan đến một số vấn đề y tế tiềm ẩn như:

  • Căng thẳng: Những cảm xúc lo lắng, căng thẳng, tức giận, thất vọng hoặc áp lực công việc đều có thể chi phối giấc ngủ. Điều này khiến bạn ngủ không sâu, ngưng thở hoặc khó thở khi ngủ và gây ra âm thanh khi ngủ.
  • Nghẹt mũi, tắc nghẽn xoang: Điều này có thể cản trở nhịp thở bình thường, gây rối loạn giấc ngủ vá phát ra những âm thanh không mong muốn.
  • Có khối u hoặc polyp mũi: Những khối u nhỏ (lành tính hoặc ác tính) có thể gây cản trở nhịp thở bình thường. Điều này có thể gây ngáy hoặc nghiến răng khi ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ: Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến bạn ngưng thở khi ngủ và làm não mất oxy. Tình trạng này có thể dẫn đến việc ngủ ngáy to mãn tính kèm theo việc nghiến răng và thở bằng miệng. Bạn có thể cảm thấy khô miệng, đau họng, nhức đầu, khó tập trung và lo lắng và buổi sáng.
  • Hội chứng khớp thái dương hàm: Đây là tình trạng một hoặc cả hai khớp ở phía sau hàm bị viêm. Điều này gây đau và khiến bạn bị đau khi nhai, khi hoạt động. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc phát ra âm thành như ngáy khi ngủ.
  • Ngộ độc rượu: Đây là tình trạng xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu và gây thay đổi hành vi, suy giảm khả năng thể chất, tinh thần. Ngộ độc rượu có thể gây mờ mắt,  khó tập trung, phản ứng chậm, ngáy và nghiến răng khi ngủ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc rượu có thể gây nôn mửa, thở chậm hoặc không đều, da nhợt nhạt, tái xanh, thậm chí là bất tỉnh.
  • Các dạng rối loạn khác: Nghiến răng và ngáy khi ngủ có thể liên quan đến tình trạng mất trí, trào ngược dạ dày, động kinh, chứng sợ bóng tối, tăng động hoặc rối loạn chú ý.
trị ngủ ngáy và nghiến răng
Căng thẳng, lo âu có thể là nguyên nhân gây nghiến răng và ngáy

Nghiến răng và ngáy khi ngủ có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nghiến răng và ngáy khi ngủ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như:

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]
  • Gây hỏng men răng, mòn răng, mất hình dạng răng, thân răng và hàm.
  • Gây tổn thương má trong dẫn đến đau đớn hoặc áp xe thành má.
  • Căng thẳng, đau đầu mãn tính.
  • Đau cơ mặt và xương quai hàm.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau hoặc phát ra âm thanh khi mở, đóng miệng.
  • Nhai chéo, là tình trạng hàm bị lệch khi nhai hoặc cắn.

Cách chữa ngủ ngáy và nghiến răng

Trong nhiều trường hợp, tình trạng nghiến răng và ngáy ngủ không cần điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiến răng nặng bạn cần tiến hành thực hiện trị liệu để ngăn các tổn thương và làm giảm khó chịu. Các biện pháp trị ngáy và nghiến răng khi ngủ phổ biến bao gồm:

1. Phương pháp nha khoa

Nếu bạn thường xuyên nghiến răng khi đi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp cải thiện bảo tồn răng để tránh làm hỏng răng. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Nẹp bảo vệ răng và miệng để tránh gây tổn thương răng và má trong. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định nẹp cứng hoặc mềm, hàm trên – hàm dưới hoặc cả hai hàm.
  • Chỉnh nha được áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng, khi răng mòn dẫn đến nhạy cảm hoặc không thể nhai đúng cách. Nha sĩ có thể cần tiến hành định hình lại bề mặt răng hoặc sử dụng mão răng để tránh các tổn thương nghiêm trọng hơn đến răng.

2. Thuốc trị ngủ ngáy và nghiến răng

Mặc dù thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị nghiến răng và ngáy khi ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc có thể làm giảm bớt khó chịu và giảm sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các loại thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giãn cơ thường được đề nghị trong một thời gian ngắn, trước khi đi ngủ để hạn chế căng thẳng khi ngủ.
  • Tiêm Botox, đây là một dạng độc tố được sử dụng để ngăn chặn tình trạng nghiến răng nghiêm trọng ở một số trường hợp. Tuy nhiên, việc tiêm độc tố Botox cần được chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng không mong muốn.
  • Thuốc chống lo lắng, căng thẳng, chống trầm cảm thường được kê đơn trong một thời gian ngắn để cải thiện tình trạng căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngáy ngủ và nghiến răng của bạn.
cách chữa ngủ ngáy và nghiến răng
Một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng ngáy và nghiến răng khi ngủ

3. Điều trị các rối loạn liên quan

Các rối loạn liên quan đến việc nghiến răng và ngáy cần được điều trị dứt điểm. Đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp khắc phục bệnh lý liên quan như:

  • Rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Căng thẳng, trầm cảm, lo lắng khi ngủ.
  • Các vấn đề về não bộ, trí nhớ.
  • Các vấn đề về hệ thống hô hấp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, viêm họng.

Ngoài ra, tránh sử dụng rượu và chất kích thích thường xuyên. Trao đổi với bác sĩ về liều lượng thích hợp nếu cần sử dụng các chất kích thích.

Biện pháp khắc phục ngủ ngáy và nghiến răng tại nhà

Bên cạnh việc điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một số cách trị ngủ ngáy và nghiến răng tại nhà như sau:

  • Giảm căng thẳng, nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc tập thể dục. Điều này có thể giảm nguy cơ nghiến răng và ngủ ngáy.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích vào buổi tối, kể cả cà phê, trà hoặc các chất chứa caffeine. Điều này có thể giảm giảm tình trạng nghiến răng và ngáy khi ngủ.
  • Thực hiện các thói quen tốt để có giấc ngủ ngon, điều trị chứng rối loạn giấc ngủ và làm giảm tình trạng nghiến răng, ngáy ngủ.
  • Trao đổi, tâm sự với bạn tình của bạn. Yêu cầu bạn tình nói cho bạn biết về tình trạng ngáy, nghiến răng hoặc bất cứ âm thanh nào phát ra khi ngủ.
  • Khám răng và khám sức khỏe định kỳ để xác định mức độ tổn thương và ảnh hưởng. Bác sĩ có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Ngủ ngáy và nghiến răng có thể liên quan đến một số bệnh lý và vấn đề y tế tiềm ẩn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị, cải thiện tại nhà mà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:09 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Định tâm An thần thang – “Tiên dược” giúp NSƯT Hương Dung tìm lại giấc ngủ sau 7 năm mất ngủ triền miên

Suốt 7 năm chống chọi với tình trạng mất ngủ triền miên, không chỉ sức khỏe, tinh thần mà ngay…

Ngủ ngày có tốt không? “Thức đêm ngủ ngày” sao cho khỏe?

Do yêu cầu công việc, nhiều người phải làm việc vào ban đêm và ngủ bù vào ban ngày. Vậy…

mất ngủ chóng mặt Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Mất ngủ chóng mặt là tình trạng phổ biến gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt nó thường…

Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể…

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Vị thầy thuốc hơn 40 năm đồng hành và chăm sóc giấc ngủ người Việt

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Khám…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua