Nghẹt mũi không ngửi được mùi là bị gì, làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Mũi là cơ quan khứu giác của con người, đảm nhiệm chức năng cảm nhận mùi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng nghẹt mũi khiến cho cơ quan này không ngửi được mùi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần sớm can thiệp đúng cách.

nghẹt mũi không ngửi được mùi
Tình trạng nghẹt mũi trở nặng và kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ngửi của mũi

Nghẹt mũi không ngửi được mùi – Nguyên nhân do đâu?

Vùng ngửi của mũi có dạng hình chữ nhật nhỏ, màu vàng, ẩm ướt và chứa nhiều dịch nhờn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng như nghẹt mũi, tắc mũi có thể làm giảm khứu giác. Nguyên nhân là do chúng gây bít tắc đường khi đi lên, thậm chí là gây phù nề vùng ngửi của mũi.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang: Tình trạng nghẹt mũi không ngửi được được cho là có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là thuật ngữ dùng để chỉ 1 nhóm các triệu chứng do nhiều loại virus khác nhau gây nên. Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến vùng mũi, họng và các xoang.

Người bệnh sẽ thường xuyên bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, sốt nhẹ, hơi hai người, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng nghẹt mũi trong nhiều trường hợp có thể kích hoạt ở mức độ nặng và khiến mũi mất tạm thời chức năng ngửi mùi.

Các triệu chứng cảm lạnh thường kích hoạt từ từ và khiến cơ thể mệt mỏi trong khoảng 3 – 4 ngày. Bệnh có thể tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.

2. Viêm mũi dị ứng

Niêm mạc mũi rất nhạy cảm và cũng rất dễ bị kích ứng khi có sự tác động từ một sốc tác nhân, nhất là dị nguyên. Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi hít phải các chất dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, lông thú…

Các triệu chứng thường gặp nhất là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho… Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến khứu giác, làm mất chức năng ngửi mùi. Bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài còn làm phiền đến giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung…

Chị Hương Linh (Hà Nội) mắc viêm mũi dị ứng chia sẻ: “Mình cũng không biết căn bệnh tai quái này do đâu mà có. Chỉ nhớ thời gian đầu mình cứ tưởng là cảm cúm, thấy hắt hơi, chảy nước mũi suốt nhiều tuần. Sau đó ra hiệu thuốc nghe tư vấn, mua thuốc về uống là khỏi.

Ai ngờ sau này ngày càng bị hắt hơi, sổ mũi nhiều. Môi trường công sở cũng nhiều người dùng nước hoa, ngồi làm việc trong phòng kín, điều hòa, máy lạnh suốt nên mình hắt hơi liên tục, ảnh hưởng rất nhiều đến đồng nghiệp. Không những ban ngày khổ sở, tối đến cũng hắt hơi nhiều, nhiều đêm không ngủ được, nằm xuống thì dịch cứ chảy xuống cả họng, cực kỳ khó chịu. Có khoảng thời gian mình mất ăn mất ngủ, đau nhức đầu, mệt mỏi, người cứ như đi muộn rất khó tập trung làm việc”. 

>> Xem video: Nữ trưởng phòng tiết lộ bí quyết “chia tay” viêm mũi lâu năm

3. Vấn đề về cấu trúc mũi

So với các vấn đề khác thì đây không phải là vấn đề phổ biến nhưng cũng được cho là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi. Sự sai lệch ở cấu trúc mũi có thể do chấn thương nhưng nó cũng có thể do bẩm sinh.

Lệch vách ngăn mũi được cho là sai lệch phổ biến nhất. Nó thường khiến người bệnh bị nghẹt mũi, đồng thời có thể không thở được qua 1 nên. Trong trường hợp này nếu thuốc không đáp ứng thì phẫu thuật sẽ buộc phải thực hiện.

4. Viêm xoang

Đây là một tình trạng kích ứng khiến cho các mô tại niêm mạc xoang bị viêm nhiễm. Viêm xoang thường do nhiễm virus nhưng nhiều trường hợp cũng có thể là do vi khuẩn hay vi nấm.

nghẹt mũi không ngửi được
Nghẹt mũi không ngửi được mùi có thể là triệu chứng của bệnh viêm xoang

Chảy dịch mũi, nghẹt mũi, nhiều khi không ngửi được mùi là những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp. Trong đó tình trạng mất hay giảm khứu giác thường chỉ phát sinh khi nghẹt mũi kéo dài mà không được khắc phục.

NẾU BẠN ĐANG CÓ TRIỆU CHỨNG VIÊM XOANG

NHẬN NGAY TỪ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

5. Polyp mũi xoang

Polyp mũi xoang cũng là tình trạng thường gặp gây ra chứng nghẹt mũi kéo dài khiến không ngửi được mùi. Vấn đề này nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nó chỉ là sự phát triển của những khối u lành tình ngay tại niêm mạc mũi xoang.

Triệu chứng của polyp mũi tương tự như các bệnh viêm mũi họng. Có thể là chảy nước mũi, nghẹt mũi hay giảm khứu giác, tạm thời không ngửi được mùi. Và các triệu chứng này chỉ biến mất hoàn toàn khi các khối polyp được loại bỏ.

6. Rối loạn nội tiết

Tình trạng này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Đây cũng chính là lý do khiến các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dễ kích hoạt hơn trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mang thai lại là thời kỳ nhạy cảm nên việc điều trị dứt điểm không hề đơn giản. Điều này khiến cho các triệu chứng nghẹt tắc mũi kéo dài, đôi khi còn làm mẹ bầu mất khả năng ngửi mùi.

7. Tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc thông mũi

Đây là nhóm thuốc thường được dùng phổ biến trong khắc phục những triệu chứng nhiễm trùng xoang cấp tính. Tuy nhiên, với thuốc thông mũi, chỉ nên dùng liên tục 3 ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Trường hợp dùng lâu dài sẽ khiến cho các màng tại niêm mạc mũi bị phụ thuộc thuốc. Chính vì thế nó sẽ không còn tác dụng giảm nghẹt mũi mà còn khiến triệu chứng thêm nặng nề. Đây cũng được cho là một nguyên nhân khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài kèm theo không ngửi được mùi.

LẠM DỤNG THUỐC THÔNG MŨI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Trong điều trị viêm xoang, viêm mũi, thuốc xịt chứa hoạt chất corticoid hay oxymetazolin sẽ giúp chống viêm, tiêu sưng và làm khô dịch mũi xoang để người bệnh thoát khỏi tình trạng tắc mũi, khó thở. Tuy nhiên, loại thuốc này thường đi kèm nhiều tác dụng phụ. Cho nên, bác sĩ thường chỉ định người bệnh chỉ nên dùng liên tục trong 3 ngày và thường không được dùng kéo dài quá 7 ngày.

Trong trường hợp người bệnh cố tình lạm dụng, thuốc sẽ phản tác dụng và gây ra một loạt các tác dụng phụ. Nhẹ là người bệnh chỉ bị nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Nặng hơn là thuốc làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến tái phát viêm xoang nhanh chóng. Thuốc làm khô và gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến xuất huyết, chảy máu mũi. Nặng nhất là các cơ quan gan, thận, mắt, hệ miễn dịch,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

>>> Đọc ngay:Chuyên gia cảnh báo những SAI LẦM TAI HẠI trong sử dụng thuốc viêm mũi xoang

không ngửi được mùi do nghẹt mũi
Dùng thuốc thông mũi kéo dài có thể khiến tình trạng nghẹt mũi nặng nề thêm

Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi

Tình trạng không ngửi được mùi do nghẹt mũi chỉ có thể được cải thiện khi triệu chứng nghẹt mũi được khắc phục một cách triệt để. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có phương án điều trị tương thích.

Dưới đây là những phương pháp có thể đáp ứng với tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi:

Tiêu Xoang Linh Dược Thang: Thông mũi hết tắc ngạt, “tống cổ” viêm mũi xoang “một đi không trở lại”

Nhất Nam Y Viện – Đơn vị chuyên điều trị các bệnh tai mũi họng bằng những bài thuốc được phục dựng từ Thái y viện triều Nguyễn cũng đã nghiên cứu thành công phương thuốc chữa viêm mũi xoang là Tiêu xoang linh dược thang. Đây là bài thuốc có tác động toàn diện dựa trên sự kết hợp của gần 43 vị nam dược quý, được đội ngũ chuyên gia sàng lọc từ các phương thuốc Ngự y triều Nguyễn dâng lên vua. 

>>> XEM VIDEO Hành trình đến Huế tìm về cội nguồn y học cổ truyền triều Nguyễn của Nhất Nam Y Viện TẠI ĐÂY

Nhất Nam Y Viện đến thăm Hội đông y tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhất Nam Y Viện đến thăm Hội đông y tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở hữu một công thức thảo dược “vàng” với hiệu quả đã được chứng thực trong suốt 150 lịch sử, kế thừa kinh nghiệm điều trị bệnh của những thầy thuốc giỏi nhất triều Nguyễn lúc bấy giờ, không khó để lý giải về hiệu quả đặc trị viêm mũi xoang nổi trội của bài nam dược Tiêu Xoang Linh Dược Thang.

Bác sĩ Lê Phương cho biết: Tiêu Xoang Linh Dược Thang là sự tổng hòa của 4 chế phẩm điều trị. Trong đó:

Để cho tác động toàn diện, đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện đã dày công nghiên cứu và chọn lọc ra 43 vị nam dược quý với công dụng đa dạng. Thảo dược cũng được phối chế theo một nguyên lý chặt chẽ, có khả năng dẫn thuốc tác động đến niêm mạc mũi xoang để tiêu viêm, ngừa tiết dịch, đồng thời tác động tổng hòa lên hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng.

Các vị thuốc như tân di, phòng phong, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà,… là những thảo dược được mệnh danh là “kháng sinh, corticoid tự nhiên” nhờ công dụng chống dị ứng, tiêu viêm, giảm tiết dịch nhầy mũi xoang nổi trội. Song chúng không gây tác động xấu đến gan, thận, dạ dày và không làm khô, kích ứng niêm mạc mũi như các hoạt chất kháng sinh tổng hợp.

Ngược lại, một thảo dược thường có công dụng phong phú và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Ví dụ như phòng phong không chỉ kháng viêm tại mũi mà còn có tác dụng trừ đau đầu, tăng cường sự tập trung; xuyên khung ngoài công dụng hoạt huyết giúp giảm phù nề mũi còn có tác dụng chống nhiễm trùng, ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang, viêm mũi.

Các vị thuốc như hoàng kỳ, tang ký sinh, đương quy, thục địa,… là những vị thuốc bồi bổ cơ thể toàn diện, tăng cường chức năng của tế bào giúp người bệnh ổn định cơ địa mẫn cảm, nâng cao hệ thống miễn dịch. Trong đó, đương quy là vị thuốc chữa “bách bệnh” có công dụng sánh ngang với nhân sâm; thục địa đại bổ cơ thể, là vị thuốc dùng lâu tăng tuổi thọ,…

Nhìn chung, Tiêu Xoang Linh Dược Thang điều trị viêm mũi xoang theo CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG KÉP:

  • Chống dị ứng, chống nhiễm trùng, tiêu trừ dịch nhầy, khai thông mũi xoang: Một mặt, thuốc giúp hoạt huyết, làm giảm phản ứng viêm tại niêm mạc mũi, nhờ đó dịch nhầy đang ứ đọng tại mũi xoang có thể được đào thải ra ngoài. Mặt khác, thuốc giúp ổn định tạng tỳ, tiêu trừ đờm dãi và kiểm soát dịch tiết đường hô hấp, loại bỏ tình trạng tăng tiết dịch nhầy bất thường. Từ đó, các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, tắc nghẹt, khó thở… được giải quyết triệt để. 
  • Ổn định miễn dịch, phòng ngừa tái viêm: Thuốc có tác động bổ khí bổ huyết, nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng của tế bào. Hệ miễn dịch hoạt động ổn định, có khả năng chống chọi tốt với virus, vi khuẩn hay các dị nguyên ngoài môi trường. Chính vì vậy, cơ chế điều trị dự phòng tự nhiên của cơ thể được tăng cường và đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tối đa.

XEM CHI TIẾT: Phác đồ điều trị viêm xoang không kháng sinh, không xâm lấn từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Phác đồ điều trị viêm xoang Tiêu Xoang linh dược thang
Phác đồ điều trị viêm xoang Tiêu Xoang linh dược thang

Chị Phạm Phương Thảo, một người bệnh mắc viêm xoang mãn tính 7 năm sau khi chữa khỏi bệnh bằng bài thuốc cũng chia sẻ: “Phải nói là may mắn vì tôi đã lựa chọn Tiêu Xoang Linh Dược Thang, cuối cùng mới chữa khỏi viêm xoang. Đợt hè năm nay, thời tiết thay đổi thất thường hay nằm điều hòa liên tục mà tôi cũng không bị tái phát bệnh” (xem chi tiết).

Theo chia sẻ của anh Phạm Đức Hà – một bệnh nhân mắc viêm mũi: “Tôi tưởng bệnh này không chữa được, ấy thế mà hợp thầy hợp thuốc thế nào lại khỏi. Tôi cắt 2 tháng thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang, dùng đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Riêng hai tuần đầu dùng thuốc là cũng hơi lo vì thấy vẫn bị hắt hơi nhiều, nhưng sang tháng thứ 2 là thấy hắt hơi, sổ mũi cứ thế đỡ dần. Rồi dần cũng không còn bị nữa. Đúng là dùng hết thuốc thì khỏe như chưa mắc bệnh bao giờ.

Đợt trước đến khám lại, bác sĩ bảo sức khỏe của tôi tốt lên nhiều, cứ duy trì sinh hoạt ăn uống khoa học là không lo nữa. Nghe nói là trong thuốc bác sĩ còn kê thêm thuốc bổ để nâng cao miễn dịch, điều trị dự phòng tránh tình trạng bệnh tái phát nữa nên tôi cũng khá yên tâm”.

>>> Đọc ngay: Kinh nghiệm điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả của anh Phạm Đức Hà

Tại Nhất Nam Y Viện, mỗi người bệnh sẽ được điều trị với phác đồ riêng. Thành phần của bài thuốc được gia giảm theo tình trạng sức khỏe và cơ địa hấp thụ. Do đó, người bệnh hoàn toàn yên tâm được sử dụng thuốc phù hợp nhất với bản thân và không gặp phản ứng phụ nguy hại đến sức khỏe. Để được tư vấn kỹ lưỡng về phác đồ điều trị, người bệnh hãy GỌI NGAY cho hotline hoặc để lại lời nhắn cho đội ngũ bác sĩ:

NHẤT NAM Y VIỆN

>> THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Sử dụng thuốc Tây

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân để lên toa thuốc cho phù hợp. Tuy nhiên, để phối hợp điều trị theo nguyên nhân thì một số loại thuốc sau cũng có thể được dùng rất phổ biến:

  • Nhóm thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ: Các loại thuốc thuộc nhóm này sẽ giúp làm giảm tiết dịch trong xoang mũi. Ngoài ra, còn giúp khai thông đường thở bằng cách giảm tắc mũi. Người bệnh cần chú ý các thuốc co mạch tại chỗ không được phép dùng kéo dài quá 10 ngày. Đồng thời chống chỉ định với các trường hợp bị bệnh tim mạch, viêm mũi teo hoặc trẻ em dưới 7 tuổi.
  • Corticoid tại chỗ (dạng nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi là được dùng phổ biến): Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt tắc mũi, đồng thời ức chế viêm nhiễm. Với loại thuốc này cũng tuyệt đối không được dùng kéo dài và cần có sự theo dõi của bác sĩ.
điều trị nghẹt mũi không ngửi được mùi
Tất cả các loại thuốc cần được sử dụng đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Khi gặp tình trạng nghẹt mũi không ngửi được, người bệnh cần tránh hoàn toàn việc tự ý mua thuốc về sử dụng. Ngoài ra, cần dùng thuốc theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ khuyến cáo. Theo dõi sát sao và tìm đến bác sĩ ngay khi có các vấn đề bất thường phát sinh.

Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Một số biện pháp tại nhà cũng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong việc đẩy lùi chứng nghẹt mũi. Từ đó giúp người bệnh từ từ lấy lại được chức năng ngửi của mũi. Hãy thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:

Bổ sung thêm nước:

Uống nước sôi ấm được cho là có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi họng và làm loãng dịch nhầy. Từ đó có thể tác động tốt và làm giảm áp lực tắc nghẽn cho xoang mũi. Đồng thời uống nhiều nước còn được cho là có thể hạn chế việc tiết dịch nhầy.

Rửa mũi bằng nước muối:

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, dùng nước muối rửa mũi sẽ giúp hóa lỏng chất nhầy. Cùng với đó là làm dịu niêm mạc mũi và ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển. Có thể mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc Tây và thực hiện rửa mũi đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

Dùng máy tạo độ ẩm:

Cần dùng máy tạo độ ẩm, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô. Độ ẩm trong không khí duy trì ở mức ổn định sẽ hạn chế sự kích ứng lên niêm mạc mũi xoang. Đồng thời nó còn giúp làm dịu mô mũi, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy và khai thông đường thở.

Các mẹo tự nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà thì trong nhiều trường hợp, dùng các mẹo tự nhiên cũng có thể đáp ứng và giúp khắc phục hiệu quả triệu chứng nghẹt mũi không ngửi được mùi. Dưới đây là những liệu pháp rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

Dùng trà nóng:

Thật khó tin nhưng thực tế đã chứng minh, chỉ cần uống 1 tách trà bạc hà hay trà hoa cúc là có thể hỗ trợ khắc phục chứng nghẹt mũi. Tinh chất từ các loại trà nóng này có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang để đẩy chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc hay trà bạc hà còn giúp làm dịu niêm mạc mũi, giảm viêm nhiễm và làm ấm cơ thể cũng như nâng cao hệ miễn dịch.

CHỚ BỎ QUA: Thuốc trị viêm xoang nào tốt nhất? Lời khuyên CHUẨN XÁC đến từ chuyên gia

nghẹt mũi khó ngửi mùi
Một tách trà bạc hà nóng có thể làm dịu niêm mạc mũi và khai thông đường thở

Xông hơi mũi xoang:

Liệu pháp này là một liều thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp khai thông đường thở và khiến cho tinh thần được thư giãn. Chứng nghẹt mũi cũng sẽ từ từ được đẩy lùi mà khả năng cảm nhận mùi cũng sẽ được cải thiện dần. Chỉ cần cho 1 ít gừng tươi giã nhỏ hay 1 ít tinh dầu (sả, bạc hà, tràm…) vào nước nóng và xông hơi. Chú ý khoảng cách giữa mặt và mặt nước xông để tránh hơi nước quá nóng gây bỏng hoặc kích ứng da.

Sử dụng hành tây hay tỏi:

Đây cũng là một cách rất đơn giản, dễ thực hiện mà lại không tiềm ẩn tác dụng phụ. Bạn chỉ cần dùng tỏi hoặc hành tây (đều ở dạng tươi) cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó dùng 1 miếng vải mỏng bọc kín lại và đưa lên gần mũi để ngửi. Tính chất nồng từ tỏi và hành tây có tác dụng khai thông đường thở rất hiệu quả.

Biện pháp chăm sóc và dự phòng

Tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi không chỉ dễ bắt gặp mà còn có nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi đã trải qua điều trị. Chính vì thế mà  bạn cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu tâm:

  • Khi ra ngoài đừng quên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, khói thuốc lá và vi khuẩn xâm nhập vào mũi xoang.
  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng thường xuyên, đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đề phòng nhiễm trùng lây lan trên diện rộng.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh, nhất là thời khắc giao mùa, không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, 2 – 2,5 lít mỗi ngày là lượng nước được khuyến cáo nên uống trong 1 ngày.
  • Thêm các thực phẩm có hàm lượng vitamin cao như rau xanh hay trái cây vào chế độ ăn để giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc hay dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Tình trạng nghẹt mũi kéo dài hay kích hoạt ở mức độ nặng sẽ khiến người bệnh không ngửi được mùi. Cần sớm can thiệp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Lúc này, việc thăm khám đề được bác sĩ hướng dẫn điều trị được cho là rất cần thiết.

Liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện để nhận được tư vấn kỹ lưỡng từ đội ngũ chuyên gia:

TÌM HIỂU NGAY

Ngày đăng 03:24 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:38 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bài Thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang Chữa Viêm Xoang Có Dùng Cho Trẻ Em Không?

Bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm xoang có dùng cho trẻ em được không là vấn đề…

Thuốc viêm xoang Sinus Plus: Cách sử dụng, giá bán và lưu ý

Thuốc viêm xoang Sinus Plus thường được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị…

Rửa xoang bằng phương pháp Proetz là gì và cách làm?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp rửa xoang được áp dụng cho người bệnh. Trong đó rửa xoang bằng…

10 thảo dược trị viêm xoang hiệu quả – Dễ sử dụng

Lá lốt, cây ngũ sắc hay kinh giới là những loại thảo dược trị viêm xoang đang được nhiều bệnh…

Cách trị viêm xoang bằng rau diếp cá hiệu quả nhanh

Rau diếp các chứa hoạt chất kháng sinh, protein, sắt và vitamin A, B giúp có thể giúp tiêu diệt…

Bình luận (1)

  1. Danh
    Danh says: Trả lời

    Sao con hết nghẹt mũi rồi mà mũi ko thấy mùi gì mong bác tư vấn giúp

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua