Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng thuốc kháng sinh là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất. Tình trạng này có thể gây sốc phản vệ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Những thông tin cần biết về tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh

1. Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể phản ứng với các hoạt chất có trong thuốc. Dựa vào mức độ dị ứng mà các triệu chứng phát sinh có thể phân cấp từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Dị ứng thuốc thường bị nhầm lẫn với tác dụng phụ và tình trạng sử dụng quá liều. Tuy nhiên phản ứng dị ứng thường không bị ảnh hưởng bởi liều lượng và tần suất sử dụng.

2. Cơ chế dị ứng

Ở những người bị dị ứng, hệ miễn dịch xem thành phần trong thuốc là dị nguyên và phản ứng bằng cách sản sinh kháng thể để đối kháng với dị nguyên này.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Tuy nhiên các kháng thể được hệ miễn dịch sản sinh có xu hướng kích thích các thành phần trung gian như histamine, serotonin,… và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng.

3. Các loại kháng sinh có nguy cơ dị ứng cao

Dị ứng có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc, trong đó phổ biến nhất là kháng sinh (chiếm đến 50%).

Nhóm kháng sinh có khả năng dị ứng cao nhất là penicillin (Amoxicillin, Oxacillin, Ampicillin,…). Sau đó là kháng sinh nhóm cephalosporin (Cefaclor, Cephalexin, Cefadroxil, Cefdinir, Cefixime, Cefprozil,…).

làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Penicillin là nhóm kháng sinh có nguy cơ dị ứng cao nhất

Khi dị ứng một loại kháng sinh, bạn có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm. Vì vậy khi có tiền sử dị ứng thuốc, cần thông báo với bác sĩ để được xem xét và cân nhắc loại thuốc thích hợp.

4. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Người có cơ địa dễ dị ứng
  • Có người thân cận huyết bị dị ứng thuốc
  • Thuốc quá hạn sử dụng và có màu sắc thay đổi
  • Tự ý dùng thuốc không qua tham vấn bác sĩ chuyên khoa

5. Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh

Các triệu chứng dị ứng thuốc được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:

làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Triệu chứng do dị ứng kháng sinh được phân chia thành từng cấp độ khác nhau

Dị ứng thuốc nhẹ (thường xảy ra sau khi uống thuốc hoặc sau đó khoảng 30 – 60 phút)

  • Phát ban, nổi mề đay và mẩn ngứa tại chỗ hoặc lan rộng ra toàn thân.
  • Bùng phát cơn hen suyễn và khó thở do ống phế quản bị co thắt.
  • Giảm huyết áp do giãn các mao mạch.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… do cơ trơn của đường tiêu hóa bị co thắt.

Dị ứng thuốc nghiêm trọng (xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày dùng thuốc)

  • Hội chứng Stevens – Johnson: Hội chứng này là một trong những tổn thương da do dị ứng kháng sinh Penicillin, Tetracyllin, Streptomycin và Ampicillin. Dấu hiệu nhận biết: Ngứa toàn thân, nóng ran, mệt mỏi, nổi ban đỏ, các niêm mạc ở hốc (mắt, mũi, tai,…) có xu hướng loét và hoại tử, sốt cao và có xuất hiện bọng nước trên da.
  • Hội chứng Lyell (Nhiễm độc hoại tử thượng bì): Triệu chứng này thường gặp ở những người bị dị ứng Penicillin, Streptomycin, Cephalosporin,… Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao, ngứa khắp người, choáng váng, mệt mỏi, da xuất hiện các đốm xuất huyết, sau đó các vùng da này tách khỏi tổ chức da. Tổn thương do hội chứng Lyell có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận, phổi, gây rối loạn chuyển hóa hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc rất nghiêm trọng/ sốc phản vệ (triệu chứng phát sinh nhanh, thường là sau khi dùng thuốc)

  • Tím tái
  • Khó thở
  • Suy tuần hoàn
  • Trụy tim mạch

Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh, cần ngưng sử dụng và gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian chờ xe cấp cứu, nên để bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp và chân cao để tránh hạ huyết áp đột ngột.

làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Ngưng sử dụng và gọi ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh

Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc đều được điều trị hỗ trợ (đảm bảo chức năng hô hấp và truyền dịch). Sau đó bác sĩ có thể sử thuốc Adrenalin để ổn định huyết áp và giảm nguy cơ tử vong.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tình trạng dị ứng kháng sinh tại nhà. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu loại thuốc được sử dụng cũng có khả năng kích thích phản ứng dị ứng.

Một số biện pháp dân gian như uống nước chanh hoặc nước đậu xanh giã nát để chữa dị ứng thuốc kháng sinh chưa được chứng minh trên phương diện khoa học. Vì vậy tránh tình trạng tự ý áp dụng các biện pháp này.

Phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc là tình trạng nguy hiểm, có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Vì vậy khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần thực hiện những biện pháp để dự phòng phản ứng này.

làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Nên chủ động phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị khác

Các biện pháp giúp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh, bao gồm:

  • Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dựa trên những biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Không dùng thuốc của người khác – ngay cả khi bạn có triệu chứng tương tự họ.
  • Tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thuốc quá hạn, mất nhãn hoặc có dấu hiệu hư hại (đổi màu, kết tủa, ẩm mốc,…).
  • Đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, nổi mề đay, ngứa da,… sau khi uống thuốc, cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Không sử dụng lại loại thuốc đã từng bị dị ứng. Sử dụng lần thứ 2 có thể làm phát sinh phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây sốc phản vệ.
  • Tương tác cũng là một trong những nguyên nhân kích thích triệu chứng dị ứng. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để hạn chế tình trạng này.
  • Khi dùng kháng sinh, nên uống thuốc vào một thời gian cố định trong ngày. Đồng thời cần uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ quá mẫn.

Dị ứng thuốc kháng sinh là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế những rủi ro phát sinh.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:18 - 07/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:50 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Dị ứng da – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng da là tình trạng bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Theo thống kê của ngành Da…

Chữa dị ứng thời tiết bằng muối có thực sự hiệu quả?

Thời gian gần đây, rất nhiều người trong dân gian đã truyền tai nhau phương pháp chữa dị ứng thời…

Dị ứng hải sản có thể kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tháng Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Bị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người đặc biệt là…

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua