Nấm da là gì? Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Nấm da là một trong các loại bệnh da liễu mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Tuy không nguy hiểm nhưng có diễn biến khá phức tạp và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc tìm hiểu những thông tin xung quanh việc điều trị bệnh là hết sức cần thiết.

Tìm hiểu nấm da là gì ?
Cách hiểu đơn giản nhất về bệnh nấm da là tình trạng tổn thương da xuất hiện do nấm. Bệnh thường xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra không ít khó chịu cũng như bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

Có rất nhiều loại nấm da mà chúng ta có thể gặp phải, chẳng hạn như:
- Hắc lào: một trong những loại nấm thường gặp nhất do nấm thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Trong đó 3 loại nấm dễ gây bệnh nhất là: trychophyton, microsporum, epidermophyton
- Nấm kẽ: xuất hiện do vi nấm epidermophyton, nấm candida albicans hay còn có tên gọi khác là nấm trichophyton. Bệnh thường xuất hiện ở những người hay tiếp xúc với nước
- Nấm móng: xuất hiện do sự tấn công của nấm trichophyton thường biểu hiện qua móng làm mất này móng, làm móng bị nhô ra hoặc khuyết vào. Còn trên mặt móng thì có thể hình thành các rãnh hoặc lỗ chỗ. Bệnh này rất dễ lây từ móng này qua móng khác
- Nấm tóc: do nấm piedra hortai gây nên, thường xuất hiện các hạt màu đen bám vào sợi tóc nhưng không gây rụng tóc. Nếu nấm tóc do nấm trichophyton gây ra thì có thể gây tổn thương trên da đầu.
- Lang beng: cũng là một loại nấm rất hay gặp, do nấm pityrosporum gây nên. Khi mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ hay bị ngứa da, càng ra nhiều mô hôi thì càng ngứa.
Căn bệnh nấm da rất dễ lây lan từ người này qua người khác, do tiếp xúc với thú vật có chứa nấm hoặc do tiếp xúc với nấm trong không khí. Hơn nữa căn bệnh này rất dễ tái phát và lần sau bệnh sẽ phức tạp hơn cả lần trước. Chính vì vậy việc điều trị triệt để căn bệnh này là điều mà chúng ta cần thực hiện ngay.
Nguyên nhân làm cho bệnh nấm da xuất hiện
Bệnh nấm da xuất hiện do sự tấn công của một loại nấm lên tế bào thượng bì của da và thường lây truyền qua các con đường như:
- Từ người sang người: qua tiếp xúc, dùng chung đồ vật với người bị bệnh
- Từ động vật sang người: tiếp xúc với con vật có nhiễm nấm thì cũng có thể gây ra các biểu hiện bệnh.
- Từ đồ vật sang người: tiếp xúc với quần áo, ga trải giường,… có nhiễm nấm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: môi trường ẩm ướt, hệ miễn dịch yếu.
Các biểu hiện của bệnh nấm da hay gặp phải
Tùy theo loại nấm tấn công mà có các biểu hiện khác nhau. Thông thường sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

- Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước hoặc tròn như đồng tiền
- Thường có cảm giác ngưá, nhiều hơn vào buổi tối, khi thời tiết nóng bức.
- Các tổn thương có giới hạn rõ ràng, phía trên có nốt nổi mẩn đỏ.
- Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nhưng tập trung ở bẹn, mặt, bụng, ngực…
Khi nấm da gây ngứa sẽ làm cho bệnh nhân hay có phản xạ gãi gây nhiễm trùng, điều này làm xuất hiện triệu chứng sau:
- Sưng mủ kèm theo đau nhức và nóng rát.
- Bệnh có xu hướng lan rộng
- Sốt không rõ nguyên nhân
Mỗi bệnh nhân khi mắc bệnh có thể có những triệu chứng khác. Khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán bệnh nấm da
Bước chẩn đoán là hết sức cần thiết để biết được mức độ bệnh, từ đó đề ra các phương án điều trị. Thông thường bác sĩ sẽ:

- Đặt ra hàng loạt câu hỏi để đưa ra chẩn đoán ban đầu là có bị nhiễm nấm hay không
- Lấy mẫu da để soi dưới kính hiển vi để phát hiện nấm da.
- Xét nghiệm máu được thực hiện để biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Hướng điều trị bệnh nấm da nên được áp dụng
Sau khi biết được tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị theo các hướng như sau:
Chỉ định dùng thuốc
Bác sĩ thường hay chỉ định các loại thuốc sau:

- Trường hợp nhẹ: Miconazole, Terbinafine, Clotrimazole…
- Trường hợp nặng: oxiconazole, econazole, terbinaffine, Griseofulvin
Thuốc có thể chỉ định dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ chỉ định. Khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc cũng nên liên lạc ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp.
Tự chăm sóc
Ngoài việc sử dụng thuốc của bác sĩ, người bệnh cũng nên biết cách chăm sóc và vệ sinh da thật sạch trong suốt quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
- Sử dụng kem chống nấm, kem dưỡng da kết hợp với một vài loại thuốc costicosteroid để giảm ngứa.
- Giữ cho da luôn khô và sạch sẽ bằng việc tắm hàng ngày và lau thật khô sau khi tắm.
- Sử dụng quần áo, tất vớ rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt.
- Thường xuyên vệ sinh khăn, tất, quần áo lót… phơi thật khô dưới ánh nắng để diệt khuẩn.
- Không dùng chung khăn, quần áo, giày… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phục hồi da.
Biện pháp phòng chống nấm da nên áp dụng
Bệnh nấm da rất dễ xuất hiện và cũng dễ lây lan, chính vì vậy ngay cả khi mắc bệnh hoặc chưa có dấu hiệu bệnh, bạn cũng nên thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Không mặc quần áo còn ẩm và quá chật. Chúng ta nên chọn các loại chất vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
- Luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ và đúng cách, nhất là những ngày thời tiết nóng, cơ thể thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
- Vệ sinh quần áo, giường chiếu thường xuyên và sạch sẽ để hạn chế các loại vi nấm phát sinh và gây bệnh.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó mà hạn chế được khả năng mắc phải các loại bệnh nấm da.
- Xây dựng chế độ ăn thật sự khoa học với nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Chú ý không nên ăn các loại thức ăn dễ gây kích ứng, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện bệnh và có các biện pháp điều trị sớm nếu không may mắc bệnh.
Hy vọng rằng những gì được chia sẻ đã giúp bạn hiểu được bệnh nấm da là gì và các hướng điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành các biện pháp khám bệnh và xin những lời khuyên để chấm dứt tình trạng này.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận (2)

chào bác sĩ, cháu muốn hỏi về bệnh nấm
theo như hình ảnh của nấm ngoài da , tôi bị một vài nốt tròn như đồng xu nho , rất ngứa khi bóng và buổi tối và số sánh thì như hình ảnh của bác sĩ đã cung cấp. xin được tư vấn