Bị nổi mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mụn nhọt ở mông khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, gây ra nhiều bất tiện trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách sẽ khiến tình trạng này trở nên nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những nguyên nhân và phương pháp điều trị nhọt ở mông hiệu quả.

Nhọt ở mông sưng to, đau nhức gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
Nhọt ở mông sưng to, đau nhức gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở mông

Mông là vùng da khá kín, khi cơ thể tiết mồ hôi sẽ bị đọng lại, các tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da gây bí tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để mụn nhọt phát triển. Da ở mông thường xuyên bị cọ xát do mặc quần áo bó sát, gây tổn thương và hình thành nhọt

Ngoài ra, mụn nhọt ở mông còn có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Bệnh lý về da: Một số bệnh lý về da như viêm nang lông, da sừng nang lông, áp xe da,… là những nguyên nhân khiến da dễ bị nổi mụn nhọt.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nữ giới dễ bị nhọt ở mông hơn nam giới do nội tiết tố bị thay đổi liên tục trong mang thai, chu kì kinh nguyệt, …
  • Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng khiến chức năng gan suy giảm, việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khó khăn hơn, gây ra tình trạng xuất hiện mụn nhọt trên mông.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Thói quen vệ sinh không sạch sẽ, lỗ chân long bị bí tắc do bẩn, mồ hôi gây ra mụn nhọt ở mông.
  • Tẩy, cạo lông: Tẩy lông và cạo lông không đúng cách khiến da bị tổn thương, gây viêm nhiễm sinh ra mụn nhọt.
  • Áp lực lên mông: Vùng mông thường xuyên bị tì đè do ngồi cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến nhọt.

Khi nhọt mới xuất hiện trên mông nhìn rất giống với mụn trứng cá, có nhân và mụn trắng bên trong. Nếu bạn vô tình tác động mạnh lên, mụn nhọt sẽ vỡ ra, gây tấy đỏ, có mủ viêm và có cảm giác ngứa rát rất khó chịu. Nếu không được xử lý đúng cách, vết mụn sẽ bị chai cứng, thâm đen, gây đau nhức và mất thẩm mỹ.

Mụn nhọt ở mông sưng to xử lý thế nào?

Do chúng ta thường xuyên phải ngồi nhiều, nên khi nổi mụn nhọt ở mông chúng sẽ bị chèn ép, mưng mủ và ngày càng sưng to hơn. Điều đó khiến bạn vô cùng đau đớn và chỉ muốn loại bỏ chúng ngay lập tức.

Tuy nhiên, hãy bình tĩnh. Việc bạn chích nặn lúc này là vô cùng nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng hoặc mất máu. Đặc biệt khi chưa rõ nguyên nhân là gì. Do đó, hãy tới bệnh viện để kiểm tra, tìm hiểu rõ tác nhân gây bệnh và xử lý.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Bôi cồn i ốt 3-5%, vệ sinh sạch vùng nổi mụn nhọt
  • Hạn chế ngồi lên vật cứng, đặc biệt vị trí nổi mụn.
  • Không sờ lên mụn, nó sẽ làm chúng bị chai, lâu khỏi hơn.
  • Đợi sau vài ngày, nếu mụn mưng mủ, tạo ngòi và vỡ ra. Lúc này có thể nặn mụn ra ngoài. Sau đó cần bôi thuốc kháng sinh. Nếu nặng hãy đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại kháng sinh đường uống hoặc tiêm phù hợp.

Với các trường hợp nổi mụn nhọt ở mông thông thường, bạn nên tham khảo các phương pháp dưới đây.

Cách điều trị mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt ở mông gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và nghĩ ngơi hàng ngày. Bạn cần có các biện pháp điều trị đúng cách để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, hạn chế biến chứng nặng hơn.

1. Điều trị mụn nhọt ở mông bằng thuốc

Các loại thuốc bôi

Sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị nhọt ở mông
Sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị nhọt ở mông

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi để điều trị mụn nhọt ở mông, một số loại thuốc bôi được bác sĩ khuyên dùng là:

  • Thuốc sát trùng như Betadine
  • Dung dịch sát khuẩn rivanol 1% hoặc nitrat bạc 1%
  • Cồn lode 3%
  • Nước muối đặc
  • Fucidine
  • Eosine
  • Thuốc có chứa thành phần Benzoyl Peroxyl

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc uống

Thông thường khi bị nhọt ở mông, bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh liều cao tùy thuộc vào tình trạng của nhọt, kèm theo các loại vitamin B và C. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng lâu dài.

2. Điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian

Những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự tiến hành điều trị mụn nhọt ở mông tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Bột đậu xanh: Các tinh chất bên trong bột đậu xanh có tác dụng giải độc, tiêu viêm, loại bỏ các đốm mụn nhọt.

  • Trộn lượng bột đậu xanh vừa phải với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị nhọt
  • Để yên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Tỏi: Tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, trong tỏi chứa các tinh chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và tiêu viêm nhanh chóng.

  • Giã nát tép tỏi, đắp lên vùng da bị nhọt
  • Giữ yên trên da khoảng 15 phút
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ngày, kết hợp ăn tỏi sống để tăng hiệu quả điều trị

Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhọt mạnh mẽ, giảm lượng bã nhờn trên da. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất, cần pha loãng với nước để tránh kích ứng da.

  • Làm sạch vùng da bị nhọt, lau khô bằng khăn mềm
  • Dùng tăm bông chấm vào tinh dầu tràm trà, bôi lên vùng da bị nhọt
  • Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Giấm táo: Acid acetic bên trong giấm táo có khả năng kháng khuẩn và cân bằng da. Giấm táo rất lành tính bạn có thể sử dụng ở những vùng da nhạy cảm mà không gây kích ứng.

  • Làm ướt bông gòn bằng giấm táo, không để bông bị ướt sũng
  • Lau lên vùng da bị mụn nhọt, nên tẩm giấm táo nhiều lần
  • Đợi đến khi da khô thì rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ giúp thoáng mà mềm mại da
Bên trong giấm táo chứa Acid acetic có khả năng kháng khuẩn và cân bằng da
Bên trong giấm táo chứa Acid acetic có khả năng kháng khuẩn và cân bằng da

3. Điều trị bằng công nghệ cao

Khi mụn nhọt ở mông sưng to, gây đau đớn, bạn có thể áo dụng công nghệ hiện đại để điều trị. Khi tiến hành điều trị nhọt bằng phương pháp này sẽ có những ưu điểm:

  • Tiêu diệt rận gốc nhân mụn, ổ viêm nhiễm nằm sâu bên trong da bằng công nghệ ánh sáng
  • Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bã nhờn gây ra mụn nhọt để ngăn ngừa tái phát trở lại
  • Thời gian điều trị nhanh chóng, làm sáng mịn da, giảm thâm, ngừa sẹo và se khít lỗ chân lông

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn nhọt bằng công nghệ hiện đại. Ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, giúp mang lại hiệu quả nhất định. Bạn cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn phòng khám uy tín để tiến hành điều trị, giúp mang lại kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi tiến hành điều trị mụn nhọt ở mông

Để quá trình điều trị nhọt ở mông mang lại hiệu quả nhanh chóng, rút ngắn thời gian lành bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì bạn cần phải chú ý những điều sau:

Tẩy tế bào chết giúp vùng da mông không bị chai sần, khô ráp
Tẩy tế bào chết giúp vùng da mông không bị chai sần, khô ráp
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, nên chọn những loại xà phòng có tính kháng khuẩn nhẹ như Dd betadine hay Safeguard,… Bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc thuốc tím pha loãng để rửa da.
  • Khi có dấu hiệu bị nhọt, bạn có thể bôi thuốc chống bội nhiễm giúp kiểm soát, điều trị và hạn chế sự lây lan của mụn nhọt. Một số loại thuốc bôi bạn có thể sử dụng như Fucidine, thuốc bôi chứa Benzoyl peroxyl, các loại tinh dầu như tràm, trà xanh,…
  • Không dùng tay sờ, dùng kim chích nặn mụn nhọt khiến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Nên đợi nhọt chín hẳn, đến các cơ sở y tế nhờ nhân viên chích lấy cồi ra.
  • Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Không nên ăn những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường, các loại đồ ăn cay nóng, chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm, dễ bị nhiễm trùng và vết thương lâu lành.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,….
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da, giúp da vùng mông không bị chai sần, khô ráp. Có các biện pháp dưỡng ẩm cho mông, ngăn ngừa chứng dày sừng nang lông và nhọt ở mông.
  • Không mặc các loại quần áo bó sát, nên chọn quần áo có độ co giãn và thấm hút tốn, tránh tình trạng bí mồ hôi.

Những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị nhọt ở mông được nhắc đến trong bài viết, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc điều trị, làm giảm các triệu chứng đau nhức do nhọt gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có các biện pháp phòng tránh giúp ngăn ngừa nhọt tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

==> Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 00:15 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:15 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh chàm môi khiến môi trở nên khô rát, tróc vảy, chảy máu và xuất hiện mụn nước. Nếu không…

Chữa hắc lào tại nhà là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn 8 Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Những cách chữa hắc lào tại nhà bằng rau răm, củ riềng hay chuối xanh... đều đang được dân gian…

Cắt hẳn cơn ngứa mề đay, không lo tái phát chỉ sau một liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là phương thuốc chữa trị mề đay hiệu quả của Nhất Nam Y Viện. Bài…

Một số mẹo dân gian có thể giúp điều trị mề đay hiệu quả 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả – Mẹo dân gian

Những cách chữa mề đay bằng lá khế có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy và phù nề của…

Thuốc Sorion – Công dụng trị vảy nến, giá bán và nơi mua

Thuốc Sorion được bào chế ở dạng kem bôi, được sử dụng trong điều trị vảy nến và một số…

Bình luận (1)

  1. Việt
    Việt says: Trả lời

    Chào bác sĩ, mông em mấy hôm nay mọc lên rất nhiều nốt có đầu trắng. Không đau nhưng hi thoảng lại thấy nhức.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua