Cách trị mụn cóc bằng axit có an toàn và hiệu quả không?

Thuốc trị mụn cóc Duofilm: Giá bán và cách sử dụng

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không và cách trị nhanh nhất

Các loại Thuốc Trị Mụn Cóc hiệu quả nhất hiện nay 2023

Mẹo trị mụn cóc bằng vôi đơn giản tại nhà

Dùng lá tía tô trị mụn cóc như thế nào, có hết không?

Mụn cóc sinh dục là gì? Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

5 cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả từ dân gian

7 cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không và cách trị nhanh nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng, tiếp xúc với da của người nhiễm bệnh,… là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn cóc ở chân. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, sử dụng thuốc, chăm sóc đúng cách và can thiệp một số thủ thuật ngoại khoa.

cách chữa mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây mụn cóc ở chân và dấu hiệu nhận biết

Mụn cóc ở chân là biểu hiện do virus HPV gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là xuất hiện các sẩn cứng/ u nhú xuất hiện ở lòng bàn chân (chiếm hơn 90%), ngón chân, mắt cá chân,…

1. Nguyên nhân

Bệnh hình thành do virus xâm nhập vào cơ thể do vết nứt hoặc vết trầy xước trên da. Ngoài ra virus HPV cũng có thể lây nhiễm qua các hoạt động tình dục.

cách trị mụn cóc ở chân
Sử dụng hồ bơi công cộng là một trong những nguyên nhân khiến mụn cóc hình thành

Các nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục với người bị mụn cóc hoặc nhiễm virus HPV.
  • Chân tiếp xúc với virus gây bệnh khi chạy hoặc đi bộ.
  • Sử dụng chung bồn tắm, hồ bơi công cộng,…
  • Tiếp xúc trực tiếp lên các nốt mụn hoặc sẩn cứng của người bị nhiễm HPV.

2. Dấu hiệu nhận biết

Mụn cóc thường bị nhầm lẫn với vết chai ở chân. Tuy nhiên nếu chú ý các biểu hiện thực thể và một số triệu chứng đi kèm, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý này.

thuốc trị mụn cóc ở chân
Mụn cóc thường xuất hiện ở lòng bàn chân

Các biểu hiện đặc trưng của mụn cóc ở chân, bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt nhỏ, cứng ở lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Trên mụn cóc thường có sự xuất hiện của chấm đen nhỏ (do mạch máu bị vón lại).
  • Mụn cóc có thể gây đau nhẹ hoặc đau dữ dội – đặc biệt là khi đi lại.
  • Với những mụn cóc đã ăn sâu vào biểu bì da, bạn có thể cảm thấy cộm và khó chịu khi di chuyển.

Ở một số người, mụn cóc ở chân có thể biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên có những trường hợp mụn thường phát triển lớn dần theo thời gian và gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị mụn cóc ở chân đều không nguy hiểm. Các mụn này chỉ gây đau và ngứa nhẹ, không tác động xấu đến những cơ quan bên trong.

Tuy nhiên nếu mụn phát triển với kích thước lớn, bạn có thể bị đau đớn dữ đội khi đi lại. Hơn nữa trong giai đoạn này, tổn thương ở chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Để giới hạn các ảnh hưởng của bệnh lý này, bạn nên tiến hành điều trị khi triệu chứng mới khởi phát.

Điều trị mụn cóc ở chân theo y học hiện đại

Mụn cóc ở chân được điều trị bằng cách vệ sinh, sử dụng thuốc và can thiệp một số thủ thuật ngoại khoa. Phần lớn các trường hợp khắc phục sớm đều có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị.

1. Điều trị bảo tồn

Trước tiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh, kết hợp với việc dùng thuốc để loại bỏ và thu nhỏ kích thước mụn cóc.

trị mụn cóc ở chân
Sử dụng thuốc bôi chứa salicylic acid có thể thu nhỏ và loại bỏ các nốt mụn cóc
  • Vệ sinh: Làm sạch chân đều đặn mỗi ngày, nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và các dầu thừa tích tụ ở kẽ chân.
  • Sử dụng viên đá bọt: Có thể sử dụng viên đá bọt chà xát nhẹ nhằm loại bỏ các tế bào chết ở mụn cóc.
  • Thuốc bôi salicylic acid: Loại thuốc này có khả năng sát trùng nhẹ và loại bỏ tế bào chết của da. Sử dụng salicylic acid đều đặn có thể thu nhỏ kích thước của các mụn cóc ở chân.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng kim hoặc dao để cắt bỏ mụn cóc ở chân. Các tác động này có khả năng gây chảy máu kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2. Thủ thuật ngoại khoa

Bên cạnh việc dùng thuốc, thủ thuật ngoại khoa cũng có thể được áp dụng cho bệnh nhân bị mụn cóc. Can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi kích thước mụn cóc lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại và sinh hoạt. Ngoài ra các thủ thuật này cũng có thể được cân nhắc khi điều trị bảo tồn không đem lại kết quả khả quan.

Một số thủ thuật ngoại khoa được áp dụng:

  • Tiểu phẫu: Bác sĩ có thể yêu cầu tiểu phẫu với những mụn cóc có kích thước rất lớn. Tiểu phẫu được thực hiện nhằm bóc tách mụn cóc ra khỏi tổ chức da.
  • Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng khí nito lỏng nhằm đông cứng mụn cóc. Sau khoảng 2 – 3 tuần, mụn cóc sẽ tự rơi khỏi da mà không gây đau hay chảy máu. Áp lạnh thường được phối hợp với thuốc bôi salicylic acid nhằm đạt kết quả tốt nhất.
  • Laser: Thủ thuật này sử dụng tia laser nhằm đóng các mạch máu nhỏ ở xung quanh mụn cóc. Khi không được cung cấp dinh dưỡng, mụn cóc sẽ hoại tử và rụng khỏi mô da.

Các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà

Nếu mụn cóc có kích thước nhỏ và không gây đau, bạn có thể áp dụng một số cách trị tại nhà để cải thiện tình trạng này.

mụn cóc ở chân có nguy hiểm không
Hoạt chất allicine trong tỏi có khả năng loại bỏ tế bào chết ở mụn cóc
  • Sử dụng vỏ chuối xanh: Nhựa từ vỏ chuối xanh có khả năng loại bỏ và thu nhỏ kích thước mụn cóc ở chân. Bạn có thể dùng mặt trong của vỏ chuối, chà xát nhẹ lên mụn cóc. Để trong khoảng 12 giờ, sau đó rửa lại và tiếp tục thực hiện tương tự cho đến khi mụn bong ra.
  • Dùng tỏi trị mụn cóc: Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng virus và sát trùng. Ngoài ra tỏi còn có tác dụng loại bỏ các tế bào thừa trên da. Để loại bỏ mụn cóc, bạn nên dùng nước ép tỏi thoa trực tiếp. Để trong khoảng 3 giờ và rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn cho đến khi mụn biến mất hoàn toàn.
  • Ngâm chân với nước ấm: Mụn cóc là tập hợp các tế bào chết. Vì vậy bạn có thể ngâm chân với nước ấm trong khoảng 15 phút để làm mềm mụn cóc. Sau đó nên dùng bàn chải hoặc đá bọt chà nhẹ để thu nhỏ kích thước mụn.

Các cách trị mụn cóc tại nhà chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và không gây đau. Với những trường hợp nặng nề, bạn nên điều trị y tế để đạt được kết quả tốt.

Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và đi lại. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên chủ động ngăn ngừa tình trạng này.

cách trị mụn cóc ở chân tại nhà
Vệ sinh chân bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng

Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân, bao gồm:

  • Nên đi dép khi di chuyển để hạn chế nhiễm virus và vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc lên mụn nước, mụn cóc, u nhú,… của người khác. Đây có thể là một trong những tình trạng da liễu do virus HPV gây ra,
  • Tiêm vaccine phòng ngừa HPV có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do virus này gây ra như mụn cóc, sùi mào gà, u mềm lây, ung thư cổ tử cung,…
  • Vệ sinh cơ thể và chân thường xuyên. Tránh mang giày bít gây bí và tăng độ ẩm ở chân.
  • Tránh mang chung giày, dép với người bị mụn cóc ở chân.
  • Nên dùng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch chân sau khi sử dụng hồ bơi hoặc nhà tắm công cộng.

Mụn cóc ở chân có thể tái phát nếu bạn không chủ động phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, da chân có thể bị sẹo vĩnh viễn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đốt mụn cóc bằng laser có đau không, hết bao nhiêu tiền?

Đốt mụn cóc bằng laser là phương pháp điều trị hiện đại và tiên tiến hàng đầu hiện nay, chúng…

Mụn cóc có thể lây truyền từ ngày này sang người khác.

Mụn cóc có lây không, qua đường nào, làm sao tránh?

Mụn có có lây lan và thường lây lan từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh qua đường tiếp…

Mụn cóc sinh dục là gì? Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Mụn cóc sinh dục là các u nhú hình thành trên da, gây ra bởi virus HPV. Bệnh có khả…

Cần cực kỳ cẩn thận khi trị mụn cóc ở mắt

Cách trị mụn cóc ở mặt nhanh chóng, hiệu quả, không sẹo

Mụn cóc ở mặt là tình trạng niêm mạc da mặt xuất hiện các nốt mụn nhỏ lành tính, sần…

Nhiều người cho rằng có thể trị mụn cóc bằng nước miếng

Trị mụn cóc bằng nước miếng – Sự thật hay chỉ là lời đồn?

Trong nước miếng có hàm lượng kali rất cao. Chính vì thế, có thông tin có rằng có thể trị…

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. trungtrung says: Trả lời

    em lỡ cắt mụn cóc ra và bị chảy máu thì có sao không vậy ạ bây giờ em có cần phải đi viện để xử lý để không bị nhiễm trùng không vậy ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *