Mổ trĩ bao lâu thì khỏi & cách giúp phục hồi, hết đau nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trong 3 ngày sau mổ được ví như “địa ngục” đối với người bệnh trĩ. Chính vì thế vấn đề mổ trĩ bao lâu thì khỏi được người ta quan tâm hơn cả khi bị mắc bệnh này.

Hình mô tả hậu môn người bệnh trĩ
Hình mô tả hậu môn người bệnh trĩ

Bệnh trĩ – hiểu thế nào cho đúng?

Hiện nay, bệnh trĩ đang trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây vẫn là căn bệnh thầm kín và “khó nói”.

Bệnh trĩ hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là: 

  • Thoái hóa hậu môn do tuổi tác
  • Thiếu chất xơ, uống ít nước
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai
  • Ngồi lâu không vận động
  • Người thường xuyên chịu áp lực lên ổ bụng…

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường có các biểu hiện khó chịu như: 

  • Đại tiện ra máu
  • Đau rát, ngứa ngáy, khó chịu hậu môn nhiều ngày liên tục
  • Sa búi trĩ. 
  • Nếu soi hậu môn trực tràng, người mắc bệnh sẽ thấy tĩnh mạch bị phồng lên, lồi vào lòng trực tràng và tạo thành búi trĩ.
Ảnh mô tả trĩ nội và trĩ ngoại
Ảnh mô tả trĩ nội và trĩ ngoại

Nếu xét theo cấp độ mắc bệnh, người ta chia bệnh thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài. Tuy nhiên người bệnh vẫn đại tiện ra máu.
  • Cấp độ 2: Sa trĩ khi đại tiện nhưng sau đó búi trĩ vẫn tự co lại.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài quá mức (kể cả khi đi đại tiện hoặc không). Người bệnh phải lấy tay đẩy vào vì vướng víu, bất tiện trong đi lại.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ thường trực ở hậu môn, không thể đẩy vào. Ở cấp độ này, búi trĩ rất dễ bị nhiễm trùng.
4 cấp độ của bệnh trĩ
4 cấp độ của bệnh trĩ

Khi nào chỉ định phẫu thuật?

Phẫu thuật là phương pháp trị bệnh trĩ khá hiệu quả, nhanh chóng giúp người bệnh dễ chịu hơn khi loại bỏ được búi trĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng được và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đau đớn, biến chứng sau phẫu thuật.

Phương pháp này không được khuyến cáo với những người chỉ mắc bệnh nhẹ hoặc trong giai đoạn đầu. Cấp độ 1 và 2 được xem là cấp độ nhẹ, không cần phẫu thuật vẫn. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng cách dùng thuốc kết hợp với việc tập thói quen sống khoa học.

Khi bệnh ở cấp độ 3 và 4 thì các bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Đây là phương án cuối cùng nếu các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.

Với phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ gây tê tủy sống. Một số trường hợp thì được chỉ định gây mê. Do đó, người bệnh không thấy đau khi búi trĩ bị cắt bỏ. Tuy nhiên, khi hết thuốc và trong vòng 3 ngày sau đó, người bệnh sẽ rất đau. Những cơn đau âm ỉ kéo dài có thể khiến nhiều người sợ phải đi vệ sinh.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có phẫu thuật cắt trĩ hay không
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có phẫu thuật cắt trĩ hay không

>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ của người bệnh về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc

Các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong y tế, phương pháp phẫu thuật cho người bệnh trĩ đã có nhiều tiến bộ, giảm phần nào cảm giác đau đớn hậu phẫu thuật. Thời gian lành bệnh cũng mau hơn. Tùy vào điều kiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ sau:

1. Sóng cao tần HCPT

Phương pháp này dùng sóng điện từ tần số cao ở nhiệt độ 70-80 độ để làm đông các tĩnh mạch trĩ. Tạo các mô sẹo làm thắt nút búi trĩ và ngăn không cho máu chảy vào búi trĩ. Sau đó sẽ tiến hành cắt búi trĩ.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp bệnh nhân đỡ đau, thời gian phục hồi nhanh, tính thẩm mỹ cao và tỷ lệ tái phát thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí thực hiện khá cao.

2. Phương pháp PPH

Các bác sĩ sẽ dùng máy khâu nối tự động cắt tận gốc mạch của các búi trĩ và niêm mạc phía trên hậu môn. Đồng thời máy sẽ tự động khâu tạo hình hậu môn ở phía ngoài, giúp hậu môn có vết nhăn tự nhiên. Ưu và nhược điểm của phương pháp này tương tự phương pháp HCPT.

3. Phương pháp Longo

Phương pháp này đã được áp dụng từ năm 1993 và vẫn còn phổ biến đến hôm nay. Đây là phương pháp cắt bỏ búi trĩ bằng cách dùng máy khâu khâu những đường vòng trên đường hậu môn với độ dài khoảng 3 – 4cm. Mục đích là để ngăn máu chảy vào búi trĩ. Mất nguồn dinh dưỡng, búi trĩ sẽ không còn tồn tại được. Ưu và nhược điểm điểm của phương pháp này tương tự như 2 phương pháp trên.

Phương pháp Longo đỡ gây đau đớn và có thời gian phục hồi bệnh nhanh
Phương pháp Longo đỡ gây đau đớn và có thời gian phục hồi bệnh nhanh

4. Phương pháp Milligan Morgan

Đây là phương pháp cắt trĩ truyền thống. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ các búi trĩ và khâu nối niêm mạc da giữa các búi trĩ lại với nhau. Phương pháp này có thể chữa tận gốc bệnh và chi phí thực hiện không quá cao. Tuy nhiên niêm mạc hậu môn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, có thể bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc vết thương cẩn thận. Người bệnh sẽ đau lâu hơn sau phẫu thuật.

5. Phương pháp khoanh niêm mạc

Các bác sĩ sẽ khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Sau đó, kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với vùng da hậu môn. Chi phí thực hiện phương pháp này khá thấp. Tuy nhiên, người bệnh đau đớn rất lâu sau phẫu thuật. Nhất là dễ gây biến chứng như: đại tiện mất tự chủ, hẹp lỗ hậu môn, rò hậu môn. Tỷ lệ tái phát bệnh của phương pháp này cao nên không được ưu tiên trong các phương pháp trị bệnh trĩ hiện nay.

Phương pháp khoanh niêm mạc có chi phí thấp nhưng khiến người bệnh đau đớn
Phương pháp khoanh niêm mạc có chi phí thấp nhưng khiến người bệnh đau đớn

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi?

Trước và sau khi phẫu thuật cắt trĩ, câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất là mổ trĩ bao lâu thì khỏi. Nhìn chung, sau 2-3 tuần là bệnh nhân sẽ phục hồi và sinh hoạt trở lại bình thường. Tuy nhiên, đây là kết quả tổng kết chung. Thực tế, có người hồi phục nhanh sau 10-15 ngày. Có người lâu lành bệnh hơn, mất từ 30-45 ngày để quay lại cuộc sống bình thường. Câu trả lời chính xác là rằng bao lâu lành bệnh thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

1. Phương pháp thực hiện

Các phương pháp hiện đại thường có thời gian hồi phục nhanh hơn truyền thống bao gồm:  phương pháp PPH, phương pháp Longo, bằng sóng cao tần HCTP. Thêm vào đó, khi sử dụng các phương pháp này, bệnh nhân sẽ bớt đau đớn, giảm chảy máu hậu môn và giảm các biến chứng xảy ra khi phẫu thuật.

2. Tình hình sức khỏe

Tình trạng sức khỏe quyết định nhiều đến khả năng khỏi bệnh sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh và không bị cùng lúc các bệnh khác sẽ giúp người bị trĩ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, cấp độ nặng nhẹ của bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian phục hồi. Để càng lâu thì khi điều trị càng lâu khỏi.

3. Chăm sóc sau khi mổ trĩ

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc chăm sóc sau mổ. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bệnh hoặc là mau lành hoặc là lâu lành bệnh, thậm chí gây biến chứng, nhiễm trùng.

Nếu chăm sóc không đúng cách, người bệnh sau phẫu thuật có thể bị chảy máu nhiều ở hậu môn, tụ máu trong khu vực phẫu thuật, mất khả năng kiểm soát bàng quang, mắc kẹt phân trong ống hậu môn. Nặng hơn, người bệnh có thể bị thu hẹp ống hậu môn, sa trực tràng và tái phát bệnh trĩ.

Mổ trĩ bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách chăm sóc
Mổ trĩ bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách chăm sóc

Những lưu ý để mổ trĩ nhanh lành

Để mổ trĩ mau lành, hạn chế biến chứng, người bệnh khi phẫu thuật xong cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng thức ăn lỏng (như súp, cháo hay canh) trong những ngày đầu tiên.
  • Bổ sung chất xơ từ trái cây và rau xanh.
  • Uống nhiều nước (hơn 2 lít mỗi ngày) để thanh lọc cơ thể và đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Có thể bổ sung thêm nghệ tươi vào khẩu phần ăn để nhanh hồi phục các vết thương hở.
  • Tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng. Không dùng các chất kích thích như bia, rượu hoặc đồ uống có gas để tránh gây táo bón.
  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện. Tốt nhất là tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày.
  • Tránh làm việc nặng để không gây pháp lực lên hậu môn. 
  • Hạn chế va chạm hoặc cọ xát hậu môn. Tốt nhất đừng đi xe máy trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Tái khám theo dặn dò của bác sĩ hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Bệnh trĩ trong bối cảnh hiện nay đã không còn là chuyện của riêng ai. Do đó, khi nghi ngờ mình bị trĩ, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và được điều trị kịp thời, không phải phẫu thuật.

VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng: Ths.Bs Tuyết Lan giới thiệu bài thuốc bí truyền của người H’mong – Chữa bệnh trĩ tận gốc, không cần phẫu thuật

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh buộc phải phẫu thuật thì vấn đề “mổ trĩ bao lâu thì khỏi” sẽ không còn đáng lo ngại. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn và biết cách rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe cho mình sau khi tiểu phẫu mổ trĩ.

Thông tin báo chí

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:18 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
12 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà thường được áp dụng cho bệnh nhân trĩ có mức độ nhẹ. Với…

Chữa bệnh trĩ sau sinh tại Thuốc dân tộc Hành trình chữa khỏi bệnh trĩ sau sinh của bà mẹ trẻ tại Thuốc dân tộc

Trĩ là bệnh lý vùng kín khiến nhiều bà mẹ trẻ e ngại trong quá trình thăm khám và điều…

Bệnh trĩ trong tiếng anh “Hemorrhoids” và thông tin cần biết

Bệnh trĩ trong tiếng Anh có tên là Hemorrhoids. Đây là từ khoa học để chỉ tình trạng các mô…

Cắt trĩ bằng phương pháp longo áp dụng khi nào, hiệu quả không?

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo trong điều trị bệnh trĩ là kỹ thuật tối ưu, mang lại hiệu quả…

BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC

Ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Vì vậy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua