Bệnh Lupus ban đỏ sống được bao lâu, giải pháp kéo dài?

Vào năm 1995 có khoảng 50% người được chẩn đoán mắc bệnh Lupus ban đỏ sống được thêm 4 năm. Tuy nhiên, hiện tại nhờ sự phát triển của y học tỷ lệ sống sót sau khi mắc bệnh Lupus ban đỏ tăng lên. Nếu bạn thắc mắc bệnh nhân Lupus ban đỏ sống được bao lâu và có biện pháp nào để kéo dài sự sống hay không, có thể tham khảo bài viết bên dưới.

bệnh tự miễn sống được bao lâu
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn có thể gây tử vong nếu không điều trị phù hợp

Lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Trên thế giới hiện tại có khoảng hơn 5 triệu người mắc bệnh Lupus ban đỏ, trong đó gần 90% là nữ giới. Mặc dù bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, với các biện pháp điều trị thích hợp, có tổ chức ước tính rằng có khoảng 80 – 90% người bệnh Lupus ban đỏ có tuổi thọ như người bình thường.

Tuy nhiên, rất khó thể trả lời câu hỏi Lupus ban đỏ sống được bao lâu. Bởi vì tuổi thọ của người bệnh Lupus thường phụ thuộc vào các triệu chứng, ảnh hưởng và biến chứng.

Nhiều nghiên cứu cho biết, hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán Lupus ban đỏ có biện pháp điều trị phù hợp, có thể sống chung với căn bệnh này đến 40 năm. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có kiến thức về bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu xác định các nguy cơ biến chứng Lupus ban đỏ thông qua di truyền. Điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả và hỗ trợ kéo dài tuổi thọ.

Lupus ban đỏ có chết không?

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm Lupus ban đỏ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến một số bộ phận trong cơ thể, bao gồm:

  • Thận
  • Tim
  • Phổi
  • Khớp
  • Da
  • Mạch máu
  • Não bộ

Hầu hết người bệnh Lupus ban đỏ có tuổi thọ bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể khiến người bệnh tử vong.

lupus biến chứng thận gây tử vong
Suy thận từng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do Lupus ban đỏ

Suy thận từng là nguyên nhân tử vong hàng đầu do Lupus ban đỏ gây ra. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các trường hợp tử vong do Lupus ban đỏ thường có liên quan đến các biến chứng như nhiễm trùng, bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Có khoảng 1/3 người bệnh tử vong do tác động của Lupus ban đỏ (các mô và nội tạng bị hệ thống miễn dịch tấn công) và 2/3 trường hợp tử vong do các biến chứng của bệnh hoặc các liệu pháp điều trị (đặc biệt là điều trị bằng Corticosteroid và ức chế miễn dịch).

Tuổi thọ của bệnh nhân Lupus ban đỏ phụ thuộc vào các biến chứng và biện pháp điều trị. Do đó, chẩn đoán sớm là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân Lupus ban đỏ.

Những điều nên làm để sống với Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ rất khó kiểm soát và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Mặc dù không có biện pháp điều trị nhưng người bệnh có thể thực hiện một số giải pháp kéo dài tuổi thọ bao gồm:

1. Tìm hiểu về bệnh Lupus ban đỏ

Tìm hiểu và có các thông tin cơ bản về bệnh Lupus ban đỏ, đặc biệt là Lupus ban đỏ hệ thống có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh. Người bệnh cần biết về các loại bệnh Lupus, triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Điều này có thể giúp người bệnh có kiến thức đúng đắn và có các chăm sóc bản thận tốt nhất. Bên cạnh đó, trao đổi với bạn bè và người thận để được hỗ trợ tốt nhất trong sinh hoạt và cuộc sống.

lupus ban đỏ có chết không
Tìm hiểu thông tin cơ bản về Lupus ban đỏ để có cách khắc phục hiệu quả

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối với bệnh nhân Lupus ban đỏ việc tuân thủ nghiêm ngặt các loại thuốc là điều rất quan trọng. Đây là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát và điều trị các triệu chứng bệnh.

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị Lupus ban đỏ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
  • Thuốc chống sốt rét
  • Corticosteroid
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Tuy nhiên các loại thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là Corticosteroid. Do đó, thường xuyên tái khám để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh và kê toa thuốc khác tốt hơn, nếu xuất hiện các dấu hiệu không mong muốn.

3. Tái khám đúng lịch trình quy định

Các nhà khoa học cho biết, bệnh nhân Lupus ban đỏ cần đến gặp bác sĩ điều trị theo định kỳ. Bác sĩ có thể phát hiện các biến chứng và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Do đó, hãy tái khám đúng lịch kể cả khi không có triệu chứng nào cả. Lupus ban đỏ có thể phát triển âm thầm và phá hủy cơ thể từ bên trong mà không gây ra bất cứ dấu hiệu nhận biết nào.

Bên cạnh đó, đến bệnh viện thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết, kiểm soát các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

4. Thay đổi phong cách sống

Lối sống lành mạnh góp phần quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa Lupus ban đỏ. Thay đổi lối sống sẽ làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh bùng phát và tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

bệnh lupus ban đỏ hệ thống song duoc bao lau
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để ngăn ngừa cứng khớp, loãng xương

Để giảm nguy cơ tử vong và ngăn ngừa các đợt bùng phát Lupus, người bệnh có thể:

  • Thường xuyên tập thể dục để làm giảm cứng cơ, ngăn ngừa loãng xương, giảm căng thẳng và bảo vệ tim mạch.
  • Nghỉ ngơi nhiều để tránh mệt mỏi, giảm nguy cơ bùng phát bệnh và giảm sự nhạy cảm với các cơn đau.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và ánh sáng huỳnh quang. Điều này có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự nhạy cảm với tia UV.
  • Bổ sung vitamin D hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương.
  • Thường xuyên rửa tay có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tắm nước nóng và sử dụng thuốc theo quy định để kiểm soát các cơn đau.
  • Đến gặp bác sĩ tâm lý nếu xuất hiện các dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường các loại protein tự nhiên.

5. Giảm căng thẳng

Sự mệt mỏi, căng thẳng, lo âu có thể làm tình trạng Lupus trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu muốn kéo dài thời gian sống với Lupus ban đỏ, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều.

Thêm vào đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc và tập thể dục mỗi ngày. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ, thư giãn khi có thể có dấu hiệu mệt mỏi.

Nếu một người thường xuyên cảm thấy căng thẳng có thể tham khảo một số kỹ thuật thư giãn. Chẳng hạn như hít thở sâu, thiền định, luyện tập Yoga, nghe nhạc, đọc sách hoặc tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà bạn cảm thấy hạnh phúc.

6. Thoa kem chống nắng

Thoa kem chống nắng tất cả các ngày trong năm, kể cả vào mùa đông để tránh Lupus ban đỏ bùng phát. Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể gây phát ban trên khuôn mặt, nổi mề đay mẩn ngứa trên da. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị Lupus có thể tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím.

Do đó, đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng, ngay cả khi bạn không ra ngoài. Đặc biệt là người bệnh không nên đi ra ngoài trong khoảng thời gian tử 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Bởi vì lúc này tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất, có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân Lupus ban đỏ.

lupus ban đỏ sống được bao lâu
Thoa kem chống nắng mỗi ngày kể cả khi không ra ngoài để phòng ngừa bệnh

7. Đừng hút thuốc

Thuốc lá có thể gây kích thích Lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho biết hút thuốc có thể làm các triệu chứng Lupus trở nên nghiêm trọng, bao gồm kích thích tim, gây viêm phổi hoặc ung thư.

Do đó, tránh thuốc lá để ngăn ngừa các tác động tiêu cực của bệnh Lupus và ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Lupus ban đỏ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm và khó kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng và có tuổi thọ như người bình thường. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc và thay đổi phong cách sống để sống chung với Lupus ban đỏ.

Ngày đăng 10:33 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:05 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Mướp Rừng (Quả Lặc Lày): Đặc điểm & các công dụng quý

Mướp rừng (hay còn gọi là quả lặc lày) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất đạm, sắt,…

Cây bán chi liên và bạch hoa xà – Bộ đôi thần dược?

Cây bán chi liên và bạch hoa xà là hai vị dược liệu được y học cổ truyền sử dụng…

Hạt gấc và 10 công dụng cực tốt cho sức khỏe

Hạt gấc chứa nhiều vitamin, khoáng chất được sử dụng như một loại gia vị, màu thực phẩm và thuốc…

Chè yến đậu xanh Cách Nấu Chè Yến Đậu Xanh Thơm Mát, Ngon, Bổ Dưỡng

Chè yến đậu xanh là món ăn không thể bỏ qua trong những ngày hè nắng nóng. Không chỉ thơm…

Cách sấy yến bằng quạt Cách Sấy Yến Bằng Quạt Mau Khô Tại Nhà Để Bảo Quản

Sấy tổ yến bằng quạt là phương pháp không quá xa lạ với những người chuyên sản xuất yến. Đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua