Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng hư tủy, viêm tủy, hay xuất hiện ở độ tuổi từ 3 – 4 tuổi. Lấy tủy là chỉ định điều trị bắt buộc trong trường hợp tủy viêm nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác hoặc khi tủy đã chết. Vậy lấy tủy răng sữa ở trẻ em có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng lợi của trẻ không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là gì? Khi nào cần lấy tủy? 

Tủy răng là bộ phận quan trọng của răng, đảm nhận vai trò cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng ngà răng, giúp răng cảm giác được các kích thích từ bên ngoài. Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa tương đối phức tạo, được thực hiện bởi các nha sĩ có chuyên môn, tay nghề đảm bảo để loại bỏ đi phần tủy bị viêm nhiễm, hoại tử nhằm ngăn ngừa ổ viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng xấu đến các răng khác.

Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng
Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trên hàm của bé, thời điểm mọc răng của mỗi trẻ sẽ khác nhau, thường bắt đầu từ 4 – 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé được 2 tuổi rưỡi gần 3 tuổi. Mỗi trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa, đến 6 tuổi, các răng sữa sẽ bị rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn thường có kích thước to hơn nhiều so với răng sữa, răng có màu vàng sậm hơn, khi mọc thường có các núm nhỏ trên rìa cắn. 

Có nhiều nguyên nhân khiến tủy răng của bé bị tổn thương. Có thể kể đến như do không có thói quen chăm sóc răng miệng, chăm sóc răng không đúng cách, thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến sâu răng, gặp tai nạn, chấn thương khiến răng bị vỡ làm lộ tủy… Khi gặp vấn đề về tủy răng, tùy vào tình trạng mà trẻ sẽ được chỉ định nhổ răng hoặc lấy tủy răng. Phương pháp lấy tủy răng sữa thường được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Răng sữa bị sâu nghiêm trọng lan đến tủy, chấn thương khiến tủy bị viêm cấp hoặc mãn tính. Tủy răng của trẻ có dấu hiệu hoại tử, gây ra các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng, khó khăn cho việc ăn uống, có mủ ở nướu răng, đau răng nhiều về đêm không ngủ được. Các trường hợp này thường sẽ được lấy tủy hoàn toàn và trám lại răng cho bé.
  • Nếu bé bị sâu răng nhưng chỉ mới lan đến phần buồng tủy, phần tủy ở chân răng chưa tổn thương thì bác sĩ, nha sĩ sẽ chỉ định chỉ lấy một phần buồng tủy bị tổn thương. Phần tủy ở chân răng sẽ được giữ lại và tiến hành trám ống tủy, răng ở trên để tránh ảnh hưởng đến phần tủy bên dưới. 

Lợi ích của việc lấy tủy răng sữa cho trẻ em 

Nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn không biết có nên lấy tủy răng sữa cho trẻ em hay không. Câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra chính là nên lấy tủy răng sữa cho trẻ em khi cần thiết. Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng ăn nhai, cắt, xé nhỏ thức ăn. Đặc biệt, nó còn có vai trò quan trọng trong việc phát âm của trẻ. Lấy tủy răng sẽ giúp giữ lại răng kịp thời, tránh tình trạng răng hư hỏng nghiêm trọng phải nhổ bỏ. 

Lấy tủy răng kịp thời, đúng cách cũng giúp bảo vệ các răng khác cho bé. Khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng nghiêm trọng, tủy không thể hồi phục, có dấu hiệu hoại tử thì cần phải điều trị tủy. Lấy tủy sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn, không bị đau nhức, khó chịu, khó ngủ. Nếu không lấy tủy, ổ viêm sẽ lan sang các răng bệnh cạnh, làm tổn thương mô mềm quanh răng và hoại tử răng, có thể gây viêm xương hàm, u nang chân răng, u hạt, viêm tổ chức liên kết quanh răng…

Khi tủy răng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công cấu trúc răng của trẻ, khiến răng bị lung lay và gãy sớm. Nếu chưa đến thời gian răng vĩnh viễn mọc thì răng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các răng bên cạnh bị xô lệch. Điều này làm mầm răng vĩnh viễn bị xô lệch theo, dẫn đến sự phát triển không đều của hàm răng sau này, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng khác. 

Việc lấy tủy thay vì nhổ bỏ răng sớm sẽ giúp định hình khung răng vĩnh viễn cho trẻ, giúp hàm răng của trẻ sau này được đều, đẹp và hoàn thiện một cách toàn diện nhất. Ở giai đoạn từ 2 – 6 tuổi, trẻ đang học cách phát âm chính xác. Nếu nhổ răng sữa sớm có thể khiến con phát âm không được rõ chữ, dễ bị nói ngọng, giọng nói không rõ ràng, ổn định. Việc lấy tủy răng đóng vai trò rất quan trọng đối với phát âm và sự phát triển của răng vĩnh viễn ở bé sau này. 

Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi không?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi không, có gây hại đến quá trình mọc răng vĩnh viễn không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Như đã đề cập trước đó, lấy tủy răng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng sữa là răng tạm thời, đến thời điểm nhất định sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vai trò của răng sữa chính là giúp trẻ nhai, cắn, nghiền nhỏ thức ăn, đồng thời định hình để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, giúp con có hàm răng đều đẹp và phát âm chuẩn hơn sau này.

Lấy tủy răng sữa hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi của trẻ
Lấy tủy răng sữa hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi của trẻ

Răng sữa cần được chăm sóc đúng cách, không thể để răng gãy rụng quá sớm vì đến thời điểm nhất định, mầm răng vĩnh việc mới mọc lên thay thế cho răng sữa. Sự khỏe mạnh của răng sữa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Nếu trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng mà không lấy tủy răng lại nhổ răng khi chưa cần thiết hoặc răng rụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. 

Việc lấy tủy răng sữa cho trẻ em hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng lợi, ngược lại rất tốt và cần thiết trong trường hợp bé bị sâu răng, viêm tủy răng được phát hiện, can thiệp kịp thời. Không chỉ vậy, lấy tủy răng sữa đã tổn thương kịp thời giúp ngăn ngừa ổ viêm nhiễm lan rộng, không làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Đến thời điểm thích hợp, răng sữa sẽ rụng đi tự nhiên, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc và phát triển bình thường. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ thực hiện phương pháp này. 

Các phương pháp điều trị tủy ở răng sữa 

Khi trẻ có các dấu hiệu tổn thương tủy như đau nhức răng thường xuyên, đau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, đau răng nhiều vào ban đêm, lỗ sâu răng lớn, răng bị chấn thương có dấu hiệu nhiễm trùng… Mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ vì lúc này tủy răng của trẻ đã có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng ở tủy. Sau khi thăm khám lâm sàng, có thể kết hợp với chụp x-quang, đánh giá tủy trực tiếp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tủy phù hợp cho trẻ. 

Cách phương pháp này thường là:

1.  Che tủy gián tiếp 

Được áp dụng cho trường hợp sâu răng sát tủy nhưng không xảy ra tình trạng thoái hóa tủy. Có tác dụng giữ tủy sống, kiểm soát sâu răng, tái khoáng ngà răng sâu. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một lớp mỏng lên ngà răng sâu hoặc ngà răng lành chưa bị lộ tủy. Sau đó đặt calcium hydroxide lên răng trong 6 – 8 tuần, rồi mở ra lấy đi phần ngà sâu và tiến hành tái tạo ngà răng. 

2. Che tủy trực tiếp

Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp chỉ lộ một phần nhỏ tủy hoặc lộ tủy do chấn thương, tai nạn nhằm tạo cơ hội để bảo vệ và hồi phục tủy răng. Không thực hiện được với trường hợp lộ tủy do sâu răng, viêm tủy răng dai dẳng, bé gặp vấn đề nội tiêu… Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành che tủy trực tiếp bằng cách đặt calcium hydroxide lên phần tủy bị lộ để giữ tủy sống, tạo ngà răng thứ cấp. 

3. Lấy tủy buồng ở răng sữa

Thường được chỉ định trong trường hợp sâu răng mới lan đến buồng tủy, phần mô tủy ở chân răng chưa bị nhiễm trùng hoặc bị nhiễm trùng nhưng còn sống. Không thích hợp với tình trạng calci hóa, chảy máu tủy không kiểm soát, tủy hoại tử, đau tự phát… Mục đích của phương pháp này là giữ lại phần chân tủy còn sống, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn và bảo vệ ngà răng.

Quy trình lấy tủy buồng được thực hiện như sau:

  • Bước 1:Gây tê tại chỗ, đặt đế, lấy đi phần ngà sâu, mở lối vào buồng tủy 
  • Bước 2: Dùng cây nạo vô trùng, cắt và lấy hết mô tủy trong buồng tủy
  • Bước 3: Đặt một viên gòn vô trùng lên đầu ống tủy để cầm máu
  • Bước 4: Đặt Formocresol lên đầu ống tủy trong 5 phút
  • Bước 5: Đặt eugenat, tái tạo bằng mão làm săn và kết thúc. 

4. Lấy tủy răng sữa ở trẻ toàn phần

Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp viêm tủy răng mạn tính hoặc hoại tử tủy. Không thích hợp cho trường hoặc có nội hoặc ngoại tiêu, mất nhiều cấu trúc thân răng, bị nhiễm trùng quanh chóp ảnh hưởng đến mầm răng. 

Kỹ thuật thực hiện:

  • Bước 1: Gây tê, mở đường vào ống tủy
  • Bước 2: Lấy đi các mảnh vụn tủy, nạo sạch buồng tủy
  • Bước 3: Sửa soạn ống tủy bằng châm dũa
  • Bước 4: Bơm rửa ống tủy suốt quá trình khoan nhằm lấy đi các mảnh vụn tủy
  • Bước 5: Trám bít với eugenat đánh đặc hoặc dùng reinforced oxit kẽm + eugenol
  • Bước 6: Tái tạo bằng mão làm sẵn. 

Biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc răng sau khi lấy tủy cho trẻ 

Để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đồng thời giúp răng bé được hồi phục tốt hơn, khỏe mạnh hơn sau khi lấy tủy, mẹ cần hướng dẫn con cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Giáo dục cho con về tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Xây dựng thói quen tự giác cho sóc răng của bản thân. 
  • Hướng dẫn con chải răng ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy
  • Chọn bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với trẻ, chọn các loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của con, có tác dụng ngừa sâu răng tốt. Đồng thời, nên tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Đánh răng thường xuyên là rất tốt, tuy nhiên, không nên cho trẻ chải răng sau khi ăn 15 – 30 phút vì đây là thời điểm lượng axit trong miệng còn cao, chải răng sẽ làm ảnh hưởng đến men răng. 
  • Trẻ em, đặc biệt là các trẻ vừa lấy tủy không nên ăn các thực phẩm quá cứng, quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh… Hạn chế cho con ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường, nhiều acid, tinh bột, nước ngọt có gas… Lý do là chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng. 
  • Mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị tủy cho con, không chủ quan với các vấn đề bất thường về sức khỏe răng miệng của trẻ. Nên đưa con thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi của bé hay không. Hy vọng những thông tin mà chúng ta cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh có được câu trả lời chính xác, thỏa đáng. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 11:56 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:38 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng hư…

Đang cho con bú có lấy tủy răng được không? Đang Cho Con Bú Lấy Tủy Răng Được Không? Mẹ Nên Biết

"Đang cho con bú lấy tủy răng được không?" là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Thực tế,…

Viêm tủy răng số 6, số 7 xảy ra khi phần tủy của răng bị tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng Viêm Tủy Răng Số 6,7: Biểu Hiện và Ảnh Hưởng Gây Ra

Viêm tủy răng số 6, 7 là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là 2…

Diệt tủy răng thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục hoặc hoại tử tủy Diệt tủy răng là gì? Có gây ảnh hưởng không? Cần lưu ý gì?

Diệt tủy răng là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện trong điều trị tủy với trường hợp tủy…

Viêm tủy răng cửa Viêm Tủy Răng Cửa: Có Đau Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm tủy răng cửa là tình trạng viêm nhiễm nặng khi vi khuẩn đã tấn công phá hủy mô răng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua