Dùng lá tía tô trị mụn cóc là biện pháp chữa bệnh được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và thời gian điều trị.

Lá tía tô có trị mụn cóc được không?
Mụn cóc (hạt cơm, hột cơm) là khối u nhỏ có màu trắng, sần sùi, mọc chủ yếu ở bàn chân hoặc bàn tay. Có trường hợp mụn cóc tự tan trong vài tuần nhưng cũng không ít trường hợp mụn này kéo dài dai dẳng trong vài năm, gây cảm giác cộm, đau đớn.
Nguyên nhân trực tiếp gây mụn cóc là do virus HPV (tuýp 6 và 11) gây ra. Đây cũng là loại virus gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, sùi mào gà. Tuy nhiên, so với bệnh ung thư cổ tử cung, sùi mào gà thì mụn cóc có mức độ nhẹ, dễ điều trị hơn.
Virus này có thể được lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con là chủ yếu. Các triệu chứng của mụn cóc thường khởi phát sau 1 – 3 ủ bệnh.
Tác dụng chữa mụn cóc của lá tía tô
Theo Đông Y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải hàn, trừ cảm, giúp ra mồ hôi, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Chính vì đặc tính trên, dân gian đã dùng lá tía tô đắp lên vết thương hoặc uống để mụn cóc se nhỏ lại, giúp da trở nên mịn màng. Bên cạnh đó, một số thành phần vitamin, khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao trong lá tía tô có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi với virus gây bệnh.
Một số nghiên cứu của y học hiện đại về tác dụng trị mụn cóc của lá tía tô cũng cho biết: thành phần Limonene và Perila Aldehyde có trong nguyên liệu có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa và loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.
Lá tía tô có chữa khỏi mụn cóc hay không?
Lá tía tô là thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe và có khả năng trị được nhiều bệnh – bao gồm mụn cóc. Nhiều ý kiến cho biết, đắp lá tía tô lên nốt mụn liên tục trong vài tuần sẽ khiến mụn cóc se lại. Đặc biệt, cần chú ý đắp lên đúng mụn cái (thường sẽ có mụn to ở cái rồi các mụn nhỏ mọc xung quanh). Khi mụn cái mất đi, các mụn con cũng bắt đầu lặn.
Tuy nhiên, tác dụng của các bài thuốc dân gian nói chung và bài thuốc chữa mụn cóc bằng lá tía tô nói riêng đòi hỏi nhiều thời gian phát huy tác dụng hơn thông thường. Hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, có người đáp ứng bài thuốc nhưng cũng có trường hợp bệnh không thuyên giảm nên bạn cần lưu ý và không quá phụ thuộc vào một cách chữa trị nào.
Dùng lá tía tô trị mụn cóc như thế nào để đạt hiệu quả?
Lá tía tô là nguyên liệu an toàn, lành tính, dễ dàng tìm thấy tại các chợ hay siêu thị. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị mụn cóc bằng lá tía tô như sau:

Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200 gam lá tía tô tươi.
Thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Chia nước cốt thành hai phần, phần để uống, phần còn lại để bôi trực tiếp lên vết mụn.
- Bôi phần bã nước cốt tía tô lên vùng bị mụn cóc, dùng băng gạc quấn lại để nguyên liệu không bị rơi vãi, để qua đêm rồi rửa lại với nước sạch vào sáng ngày hôm sau.
- Thực hiện hằng ngày, sau 1 – 2 tuần, mụn có sẽ biến mất.
Lá tía tô, nha đam trị mụn cóc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 nhánh nha đam
- Lá tía tô tươi.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Lá tía tô đem rửa sạch với nước, giã nhuyễn. Đem bã trộn với gel nha đam tươi.
- Bôi hỗn hợp trên lên khu vực bị mụn có, cố định bằng băng gạc, để qua đêm và rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
Kết hợp lá tía tô & kem đánh răng chữa mụn cóc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá tía tô tươi
- Kem đánh răng hoặc vôi sống.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Lá tía tô đem giã nhuyễn bằng cối hoặc máy xay sinh tố. Lọc bỏ phần bã, lấy phần nước.
- Trộn nước ép lá tía tô với kem đánh răng hoặc vôi sống.
- Đem hỗn hợp trên đắp lên vùng da bị mụn có, cố định bằng băng gạc, để qua đêm rồi rửa lại với nước sạch vào sáng hôm sau.
- Kiên trì thực hiện cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và mụn cóc biến mất.
Nhìn chung, cách điều trị mụn cóc dân gian thường đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp trên còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa. Hơn nữa, cách chữa mụn cóc bằng tía tô có thể cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!