Sử dụng lá muồng trị lác là bài thuốc có từ lâu đời. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thế nào, cách sử dụng ra sao cũng như lưu ý gì khi dùng thì không phải ai cũng biết.

Những thông tin cần biết về bệnh lác
Trước khi tìm hiểu lá muồng trị lác thế nào, bạn cần biết một số kiến thức về bệnh lác. Cụ thể là bệnh này hình thành thế nào, biểu hiện ra sao và nguyên nhân từ đâu.
Bệnh lác hay còn gọi là lác đồng tiền hay hắc lào. Đây là một loại bệnh ngoài da do các vi khuẩn thuộc họ Dermatophytes gây ra. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Ngoài ra, các vết mẩn đỏ có kích thước lớn kèm mụn nước trên da còn khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên các vết trầy xước trên vùng da bị bệnh do gãy có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lây cho người khác. Bệnh lây lan khi người bình thường dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị lác.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lác. Nguyên nhân phổ biến nhất là vệ sinh cơ thể không sạch, xài chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Bên cạnh đó, Người dùng quá nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc bia rượu cũng có thể bị lác. Ngoài ra, vô tình bơi trong vùng nước nhiễm vi khuẩn gây bệnh cũng có thể mắc bệnh. Một số ít trường hợp còn do cơ địa đặc biệt.

Thực hư chuyện dùng lá muồng trị lác
Lá muồng có vị cay, tính ấm và có khả năng sát trùng cao. Kinh nghiệm dân gian dùng lá này này để trị lác. Rất nhiều người tin vào hiệu quả của nó. Để làm rõ lời đồn trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần trong lá muồng. Và kết quả thật bất ngờ.
Cao lá muồng thu được từ dịch chiết xuất lá này trong ethanol 85% là 6,14%. Đây là loại cao có khả năng kháng lại 5 chủng loại vi khuẩn. Trong đó, khả năng kháng mạnh nhất là với vi khuẩn B.subtilis.
Ngoài ra, trong lá muồng còn chứa nhiều hoạt chất quan trọng chữa các bệnh ngoài da như: anthraquinones, acid chrysophanic, flavonoid. Thêm vào đó, trong lá muồng tươi vừa mới hái còn có glucoside. Khi sấy khô ở 40 độ, hoạt chất này phân chia và thành các sennosides. Nó có tác dụng nhuận tràng mạnh.

Cách chữa bệnh lác bằng lá muồng
Thực tế có nhiều loại thuốc tây chữa bệnh lác. Bao gồm cả dạng uống và bôi. Tuy nhiên, nhược điểm chung của các loại thuốc này là nhiều tác dụng phụ và dễ tái phát lại bệnh. Chính vì thế, ngày càng nhiều người chọn thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh này hơn. Trong đó có lá muồng.
Thành phần hóa học đã khẳng định được khả năng chữa bệnh của lá này. Tuy nhiên, để nó thật sự phát huy công dụng, bạn phải biết cách thực hiện. Tin vui cho bạn là cách thực hiện khá dễ dàng.
Đầu tiên bạn chọn một nắm lá muồng còn tươi, rửa sạch rồi giả nát. Sau đó đắp nó lên vùng da bị bệnh. Lưu ý là trước khi đắp lá, vùng da này cần được làm sạch và lau khô. Bạn có thể cho thêm một chút muối khi giã để tăng khả năng diệt khuẩn. Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần đắp lá này 3-4 lần mỗi ngày. Dần dần các vết chàm sẽ biến mất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá muồng trị lác ở dạng phơi khô rồi làm thành bột. Phương pháp này tốn nhiều thời gian để chuẩn bị hơn. Nhưng đổi lại, hàm lượng các hoạt chất kháng khuẩn được giữ lại cao. Do đó, thời gian điều trị cũng như hiệu quả giảm ngứa sẽ nhanh hơn so với việc dùng ở dạng tươi.
Khi dùng ở dạng bột, bạn nên pha theo tỷ lệ 1:1 với nước. Nghĩa là cứ 1 muỗng bột thì thêm 1 muỗng nước. Trộn hỗn hợp này cho đến khi nó trở nên sệt sệt thì thoa lên vùng da bị lác. Mỗi ngày cần bôi 2-3 lần. Thường trong 2-3 tuần là các đốm đỏ trên da sẽ biến mất.

Một số lưu ý khi dùng lá muồng trị lác
Bệnh lác thật ra không khó trị nhưng để trị tận gốc bằng lá muồng thì bạn phải đặc biệt lưu ý những điều dưới đây nếu không muốn bệnh “ghé thăm” lần nữa.
- Kiên trì thực hiện trong thời gian đủ dài thì mới có được kết quả như mong muốn.
- Nếu bị ngứa, bạn tránh dùng tay gãi ở những vùng da bị viêm nhiễm. Bởi hành động này có thể gây bội nhiễm từ các vết trầy xước và chảy máu trên da.
- Không nên sử dụng sữa tắm hoặc sữa dưỡng thể trong thời gian da bị lác. Thành phần trong một số sản phẩm này có thể tác dụng với vết lác, gây kích ứng da nhiều hơn và bệnh cũng trầm trọng hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ bị dị ứng. Đặc biệt là đồ hải sản. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích và các đồ ăn cay nóng.
- Nếu chữa lác bằng lá muồng một thời gian vẫn không có tiến triển, bạn nên đi đến cơ sở y tế kiểm tra. Vì rất có thể bạn còn bị một số bệnh lý khác và nó ảnh hưởng đến quá trình điều trị các vết lác trên da.
- Ngoài ra, một số tài liệu còn cho rằng lá muồng chỉ trị được bệnh lác dạng nhẹ ở tay và chân. Nếu bị ở mông hoặc háng thì khó hết. Giả thuyết này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu làm rõ.
Công dụng khác của lá muồng
Ngoài công dụng trị lác, lá muồng còn chữa tình trạng táo bón do nhiệt, lang ben, ghẻ, thấp khớp, mẩn ngứa ngoài da, giảm đau do viêm họng, bệnh vảy nến, thần kinh tọa, mày đay và nóng gan…
Trong từng công dụng chữa bệnh, lá muồng sẽ có các cách sử dụng khác nhau. Là này có thể đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống thay trà, uống dạng nước cốt khi còn tươi; phơi khô rồi tán ra thành bột hoặc giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. Lưu ý, người hay bị lạnh bụng và tiêu chảy không nên uống nước lá muồng (Kể cả dạng tươi hoặc khô).
Sản phẩm như thế nào ạ
Tôi bị vùng mông háng, bị rất lâu nhưng chưa điều trị, gần 2 năm. Giờ tôi muốn đc tư vấn điều trị.