Khoa tiết niệu khám và chữa các bệnh lý nào?

Trước khi muốn biết khoa tiết niệu khám và chữa các bệnh lý nào, bạn cần biết tiết niệu là gì, làm nhiệm vụ gì trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có ít kiến thức về các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu.

Cấu tạo của hệ tiết niệu trong cơ thể con người
Cấu tạo của hệ tiết niệu trong cơ thể con người

Hệ tiết niệu không chỉ là thận và khoa tiết niệu không chỉ chữa bệnh thận

Theo Từ điển phổ thông, “niệu” có nghĩa là nước tiểu. Ghép chung lại, tiết niệu là nơi tiết nước tiểu ra. Trong sinh học về con người, chữ “tiết niệu” thường được đi chung với chữ “hệ” hoặc “đường”, gọi là “hệ tiết niệu” hoặc “đường tiết niệu”. Về mặt nghĩa, hai từ này có nghĩa như nhau và dùng để chỉ một cơ quan trong cơ thể con người.

Hệ tiết niệu (còn gọi là đường tiết niệu) là cơ quan làm nhiệm vụ đào thải các chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Các chất lỏng này hình thành từ sự quá trình trao đổi chất và lưu thông máu. Nhiều người lầm tưởng, vậy là hệ tiết niệu chỉ có thận. Đây là cách hiểu không đúng.

Hệ tiết niệu gồm: 2 thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Trong các bộ phận này thì thận được xem là bộ phận quan trọng nhất. Quy trình hoạt động của hệ cơ quan này khá dễ hiểu. Thận bài tiết chất thải thành nước tiểu. Niệu quản vận chuyển nước tiểu xuống bàng quang. Bàng quang vận chuyển nó xuống niệu đạo. Niệu đạo đưa nước tiểu ra ngoài thông qua lỗ tiểu.

1. Thận

Thận hay còn gọi là cật đóng vai trò lọc máu tự nhiên trong cơ thể. Ngoài ra, thận còn giữ vai trò điều chỉnh và làm cân bằng chất điện phân, duy trì ổn định môi trường acid – bazo và ổn định huyết áp. Trong hệ bài tiết, ngoài nhiệm vụ chuyển hóa các chất lỏng dư thừa và độc hại thành nước tiểu, thận còn có nhiệm vụ tái hấp thu nước, glucose và các acid amin.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
Cấu trúc một đơn vị chức năng của thận
Cấu trúc một đơn vị chức năng của thận

2. Niệu quản

Đây là 2 ống nối từ thận xuống bàng quang. Ống niệu quản ở người dài trung bình 25cm. Chiều dài của ống này phụ thuộc vào chiều cao cơ thể, độ tuổi và giới tính. Cấu tạo của niệu quản có 3 chỗ hẹp gồm: đoạn nối niệu quản với thận, chỗ bắt chéo với bó mạch chậu và trong thành bàng quang. Nếu thận có sỏi và sỏi này rơi xuống các chỗ hẹp sẽ gây ra các cơn đau quặn.

3. Bàng quang

Tên gọi khác của bàng quang là bọng đái. Đây là cơ quan chứa nước tiểu do niệu quản đưa xuống từ thận. Bàng quang có cấu tạo dạng túi rỗng. Dung tích trung bình khoảng 250-350ml tùy vào giới tính và độ tuổi. Vì là cơ quan chứa nước tiểu nên rất dễ bị viêm nhiễm bởi thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc các yếu tố tác động không tốt từ bên ngoài.

4. Niệu đạo

Đây là ống nối dài từ bàng quang đến lỗ tiểu, có nhiệm vụ đưa nước tiểu ra ngoài. Đối với nam giới, đây còn là bộ phận dẫn tinh dịch ra lần xuất tinh. Chiều dài của niệu đạo nữ khoảng 3-5cm, trong khi ở nam khoảng 20cm. So với bàng quang thì niệu đạo là nơi chịu tác động nhiều nhất. Khi vi khuẩn xâm nhập, nơi đây cũng là nơi chịu tác động đầu tiên.

Ngoài ra, ở nam giới, trong hệ tiết niệu còn có tuyến tiền liệt. Tuyến này nằm dưới đáy bàng quang. Nhiệm vụ của tuyến này là tiết chất dịch để bảo vệ và giúp tinh trùng di chuyển.

Như vậy, hệ tiết niệu không chỉ có thận. Khoa tiết niệu là khoa trị các bệnh về hệ tiết niệu. Do đó, khoa này không chỉ trị các bệnh về thận mà còn có các bệnh liên quan đến niệu quản, bàng quang, niệu đạo và cả tuyến tiền liệt (ở nam giới).

Đối với nam giới, hệ tiết niệu còn có tuyến tiền liệt
Đối với nam giới, hệ tiết niệu còn có tuyến tiền liệt

Các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu

1. Bệnh liên quan đến thận

Trong số các bệnh lý mà khoa tiết niệu điều trị, đứng đầu chính là các bệnh về thận. Những bệnh về thận có thể kể đến là: suy thận, sỏi thận, viêm thận, thận nhiễm mỡ và hội chứng thận hư.

Suy thận: bệnh suy thận gây suy giảm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa và chất độc. Kéo theo đó là sự suy kiệt về sức khỏe. Để sống được, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Sỏi thận: bệnh nhân sẽ gặp chứng tiểu buốt và lượng nước tiểu rất ít kéo dài nhiều ngày. Kèm theo đó là sốt hoặc không sốt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến lượng canxi trong nước tiểu tăng. Lượng canxi này tích tụ lâu ngày sẽ gây bệnh sỏi thận.

Viêm thận: bệnh này do vi khuẩn trú ngụ gây viêm. Viêm thận gồm viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Ngoài ra, còn có bệnh viêm ống thận cấp. Nguyên nhân gây bệnh này là ngộ độc chì, thủy ngân hoặc sunfamit.

Thận nhiễm mỡ: triệu chứng thường thấy nhất của bệnh này là sưng phù toàn thân. Triệu chứng phù tiến triển rất nhanh, dịch có thể có tràn qua màng bụng, màng phổi, màng tinh hoàn, màng tim, thậm chí có thể gây phù não.

Hội chứng thận hư: đây là một tập hợp các triệu chứng do tổn thương thận. Người bệnh có thể bị phù nề và mệt mỏi. Biến chứng của bệnh này gây đông máu, nhiễm trùng và huyết áp cao.

2. Bệnh liên quan đến niệu quản

Bên cạnh chữa các bệnh về thận, khoa tiết niệu còn chữa bệnh sỏi niệu quản. Đây là bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh về sỏi của hệ tiết niệu. Sỏi nằm trong niệu quản sẽ gây cản trở hoặc tắc dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gây nhiễm trùng thận và nhiều biến chứng khác. Sỏi có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của niệu quản nhưng thường được tìm thấy ở 3 chỗ hẹp.

3. Bệnh liên quan đến bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh thường gặp nhất ở cơ quan này. Đây là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Số ca điều trị viêm bàng quang trong các khoa tiết niệu thường lên đến 50%. Biến chứng của bệnh này là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận.

Viêm bàng quang là một trong số các bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu
Viêm bàng quang là một trong số các bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu

4. Bệnh liên quan đến niệu đạo

Cũng giống như bàng quang, niệu đạo thường bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập và lây lan qua đường sinh dục. Bệnh này phổ biến nhiều hơn ở nam giới. Bệnh có thể lây lan gây nhiễm trùng đến các bộ phận khác của hệ tiết niệu và gây viêm, đặc biệt là ở bàng quang và thận.

4. Bệnh về tuyến tiền liệt

Các loại bệnh thường gặp phải ở tuyến tiền liệt là: viêm, u xơ, ung thư tuyến tiền liệt hoặc thắt ống dẫn tinh. Các loại bệnh về tuyến tiền liệt phổ biến đến mức nhiều bệnh viện đặt tên khoa điều trị các bệnh về tiết niệu là Khoa tiết niệu – nam khoa.

Chức năng sản xuất tinh dịch khiến cho tuyến này dù nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Không có nó, tinh trùng gần như không thể được “vận chuyển” ra ngoài cũng như di chuyển gặp trứng để thụ thai. Chính vì thế, gặp các vấn đề với tuyến này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm bố của nam giới.

Các bệnh về tuyến tiền liệt phổ biến đến mức người ta đặt tên khoa là Khoa tiết niệu - nam khoa
Các bệnh về tuyến tiền liệt phổ biến đến mức người ta đặt tên khoa là Khoa tiết niệu – nam khoa

Các phương pháp chẩn đoán bệnh của khoa tiết niệu

Các phương pháp chẩn đoán bệnh của khoa tiết niệu

Khoa tiết niệu có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau. Trước khi thực hiện các phương pháp này, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng. Trong đó có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán nào tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh gồm:

  1. Xét nghiệm nước tiểu

Có nhiều cách xét nghiệm bệnh qua nước tiểu như: dùng que, soi qua kính hiển vi hoặc nuôi cấy nước tiểu. Phương pháp dùng que để kiểm tra protein, nitrat và bạch bầu. Đây là các thành phần để xác định bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Trong khi đó, phương pháp soi qua kính hiển vi hoặc nuôi cấy nước tiểu dùng để xác định loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu để tìm loại thuốc phù hợp chữa trị.

  1. Siêu âm, MRI (chụp cộng hưởng từ), CT (chụp cắt lớp)

Các phương pháp này thường được dùng khi nghi ngờ bệnh nhân bị sỏi hoặc viêm nhiễm cầu thận, bàng quang. Mặc khác, nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể biết được số lượng sỏi và kích thước của chúng.

Chụp MRI cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh về tiết niệu
Chụp MRI cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh về tiết niệu
  1. Nội soi bàng quang

Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ xem bên trong bàng quang và niệu đạo có những dấu hiệu bất thường gì. Đồng thời, họ cũng sẽ đánh giá được tình trạng bệnh.

Ngày đăng 09:32 - 24/05/2022 - Cập nhật lúc: 09:32 - 25/05/2022
Chia sẻ:
Bị sỏi thận có nên ăn trứng? (gà, vịt, cút...) Bị sỏi thận có nên ăn trứng? (gà, vịt, cút…)

Bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không là một trong những vấn đề được đa số người bệnh…

bệnh viêm thận lupus Viêm thận Lupus là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm thận lupus là căn bệnh tương đối nguy hiểm, nếu như không điều trị ngay từ ban đầu bệnh…

U bàng quang: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh u bàng quang thường khiến người bệnh bị tiểu tiện ra máu và nhiều dấu hiệu bất thường khác.…

10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các…

Viêm bàng quang có thai được không? Có ảnh hưởng gì?

Viêm bàng quang xảy ra khi niêm mạc bàng quang bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công gây hại.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua