Khó tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi đi tiểu, cần phải rặn mạnh hoặc rặn lâu nước tiểu mới ra, rất có thể người bệnh đã mắc phải chứng bệnh khó tiểu. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở cánh mày râu có độ tuổi từ 40 trở lên.

Khó tiểu

Theo các chuyên gia khoa Thận – Tiết Niệu cho biết, sự đi tiểu bình thường là tình trạng khi mắc tiểu, bệnh nhân chỉ cần rặn nhẹ nước tiểu đã dễ dàng thoát ra ngoài. Tuy nhiên, ở một số đối tượng gặp phải vấn đề trong việc đào thải nước tiểu do khó tiểu, người bệnh cần phải rặn mạnh hoặc rặn thật lâu nước tiểu mới được đẩy ra ngoài.

Biểu hiện của khó tiểu

Bệnh thường xuất hiện với các biểu hiện như:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
  • Tiểu không hết: Người bệnh vừa mới đi tiểu xong nhưng lại cảm thấy nặng ở vùng hạ vị hoặc có cảm giác không thoải mái
  • Tiểu gắt và đau: Đau có thể xảy ra trước hoặc sau khi tiểu xong
  • Tiểu nhiều lần: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần là do tiểu không hết ở những lần tiểu trước đó khiến bàng quang bị kích thích và tạo cảm giác mắc tiểu. Trong trường hợp này, cứ khoảng 15 – 30 phút, bệnh nhân cần phải đi tiểu một lần gây ảnh hưởng đến độ tập trung của người bệnh
  • Tia nước tiểu yếu và nhỏ: Người bệnh cần rặn nhiều nước tiểu mới ra hết nhưng đôi khi tia tiểu yếu có thể rớt xuống chân

Nguyên nhân khó tiểu

Nếu chức năng hoạt động của các cơ quang từ bàng quang, cổ bàng quang và ống niệu đạo ở trạng thái bình thường thì sự đi tiểu không bị ảnh hưởng, người bệnh có thể dễ dàng đẩy nước tiểu ra ngoài chỉ với việc rặn nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp bàng quang co bóp không tốt hoặc cổ bàng quang không giãn nở,… chính là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải chứng khó tiểu. 

Thông thường, khó tiểu thường liên quan đến các bệnh lý sau đây:

  • Viêm niệu đạo: Nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), Chlamydia, Trichomonas, virut Herpes và nấm Candida. Theo thống kê, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Khó tiểu là một trong những biểu hiện nhận biết khi bệnh khởi phát. Thông thường, ở nữ giới nếu gặp phải triệu chứng khó tiểu cấp tính mà kết quả xét nghiêm nước tiểu âm tính thì khả năng mắc bệnh viêm niệu đạo do Chlamydia khoảng 20%
  • Viêm tuyến tiền liệt: Khi mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, ngoài triệu chứng khó tiểu, nam giới còn gặp phải tình trạng đau buốt sâu ở tần sinh môn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do sự tăng độ ngột của thể tích tuyến khiến niệu đạo bị hẹp và gây đau, tiểu khó
Nguyên nhân tiểu khó
Tiểu khó – Triệu chứng nhận biết của bệnh viêm tuyến tiền liệt
  • Hẹp niệu đạo: Bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị chấn thương niệu đạo hoặc sử dụng biện pháp can thiệp bên ngoài như đặt ống thông niệu đạo, cắt bao quy đầu hoặc mổ nội soi đường tiết niệu ngược dòng,… Bệnh thường gây khó tiểu với biểu hiện tia tiểu yếu và nhỏ dần. Bệnh nhân cần phải gắng sức mới đẩy được nước tiểu ra ngoài nhưng thường có cảm giác tiểu không hết
  • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt: Nguyên nhân gây bệnh thường là do nội tiết tố nam bị suy giảm khiến các tế bào mô tuyến tiền liệt phát triển và tăng kích thước gây chèn ép đường tiểu. Căn bệnh này thường gặp chủ yếu ở nam giới lớn tuổi. Triệu chứng nhận biết bệnh là tiểu khó và biểu hiện này thường tăng lên theo thời gian vì khối nhân xơ tuyến tiền liệt to dần
  • Xơ cứng cổ bàng quang: Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân mổ cắt đốt hoặc bóc u tuyến tiền liệt. Biểu hiện nhận biết điển hình của bệnh là tình trạng tiểu khó, tiểu không hết hoặc tiểu cần phải rặn mạnh
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Ngoài triệu chứng đau nhức, khó chịu, ung thư tuyến tiền liệt còn gây khó tiểu. Đồng thời, bệnh còn kèm theo biểu hiện tiểu lẫn máu hoặc xuất tinh có máu
  • Sỏi kẹt niệu đạo, sỏi bàng quang: Khó tiểu xảy ra đột ngột hoặc tia tiểu đột ngột nhỏ và yếu dần nguyên nhân là do sỏi kẹt niệu đạo gây nên

Chẩn đoán nguyên nhân gây khó tiểu

Để xác định chính xác nguyên nhân gây khó tiểu, từ đó có biện pháp chữa trị hiệu quả, bác sĩ cần thăm khám kỹ bằng các câu hỏi và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

  • Siêu âm: Để xác định triệu chứng khó tiểu có phải do phì đại lành tính tuyến tiền liệt gây ra hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân siêu âm qua trực tràng. Cách làm này giúp chẩn đoán kích thước của tuyến tiền liệt. Trong trường hợp nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ kết hợp thêm sinh thiết
  • Xét nghiệm máu tìm PSA: Theo các chuyên gia, PSA là một trong những chất đặc trưng có trong tuyến tiền liệt. Khi tiến hành làm kiểm tra, nếu PSA trong máu tăng cao thì khả năng bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khá cao
  • Chụp cộng hướng từ, cắt lớp vi tinh CT và X – quang: Mục đích của các thủ thuật này nhằm giúp chẩn đoán sỏi đường tiết niệu và các nguyên nhân khác

Điều trị khó tiểu

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng khó tiểu. Điều quan trọng là triệu chứng này không những gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn tác động đến tâm lý và sức khỏe. Đặc biệt, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của cánh mày râu. Nếu khó tiểu không được điều trị kịp thời có thể gây rối loạn chức năng sinh sản, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Do đó, việc đầu tiên người bệnh cần làm là nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục bệnh tốt.

Điều trị khó tiểu
Trong trường hợp nhẹ có thể giải quyết triệu chứng khó tiểu bằng thuốc nhưng nếu nặng, bệnh nhân cần can thiệp bằng các phương pháp điều trị ngoại khoa

Điều trị khó tiểu theo nguyên nhân gây bệnh

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh ở mỗi bệnh nhân mà nhân viên y tế sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Hẹp niệu đạo: Nong niệu đạo hoặc xẻ rộng niệu đạo bằng máy nội soi
  • Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang: Dùng máy nội soi tán và gắp sỏi ra ngoài
  • Bàng quang co bóp yếu: Sử dụng một vài loại thuốc kích thích bàng quang co bóp. Đồng thời dùng thuốc điều trị liệt bàng quang hoặc các bệnh lý gây yếu bàng quang
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Giảm triệu chứng tăng sinh tuyến tiền liệt bằng cách dùng thuốc làm giảm kích thước tuyến tiền liệt như Tadenan và Permixon. Hoặc cũng có thể làm giãn nở cổ bàng quang bằng Xatral và Carduran

Chữa khó tiểu bằng dân gian

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng khó tiểu bằng các vị thuốc tự nhiên có trong dân gian sau đây:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng bồ công anh, rễ cỏ tranh, cây cối xay và cỏ nhọ nồi, mỗi vị 20 gram. Tất cả các thảo dược này đem rửa sạch, cho vào ấm và sắc. Uống nước thuốc liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng hành tây đem thái mỏng, sao nóng và đắp vào rốn, giúp chữa chứng khó tiểu và giải quyết tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang
  • Bài thuốc số 3: Hoa súng 15 gram, rễ cỏ tranh 10 gram, râu ngô 15 gram, rau diếp cá 10 gram và rau má 10 gram. Đem sắc chung với 550 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 250 ml, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và chia làm 2, uống trong ngày. Sử dụng liên tục 10 ngày để đạt kết quả chữa trị như mong muốn
  • Bài thuốc số 4: Bông mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô và củ sả, đậu đen, mỗi vị có lượng bằng nhau. Đêm tất cả các nguyên liệu này rửa sạch và phơi khô. Sắc chung với 550 ml cho đến khi nước thuốc còn 250 ml thì tắt bếp và lọc lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần

Khó tiểu không phải là bệnh lý mà là triệu chứng nhận biết của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Biểu hiện này thường gây không ít phiền toái đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, cách tốt nhất để giải quyết dứt điểm chứng khó tiểu, bệnh nhân cần thăm khám và nhận sự điều trị từ y khoa.

Xem thêm

Ngày đăng 09:48 - 01/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:37 - 02/10/2023
Chia sẻ:
Trong dân gian có nhiều cây thuốc nam chữa viêm niệu đạo, viêm tiết niệu được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng.
Khám tiết niệu như thế nào, ở đâu tốt nhất hiện nay 2023?
Khám tiết niệu thường liên quan đến việc phân tích mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc xét nghiệm hình ảnh.…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người lớn. Đái dầm – Tại sao người lớn vẫn đái dầm và cách chữa
Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ khi ngủ ban đêm. Tình trạng này thường xảy ra ở…
Tiểu rắt và buốt ở phụ nữ mặc dù phổ biến nhưng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị
Tiểu rắt và tiểu buốt ở phụ nữ là hai triệu chứng thường gặp khi cơ thể xuất hiện các…
tiểu buốt ra máu Tiểu buốt ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đáng báo động, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Dễ…
Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Điều này có thể…

Viêm bàng quang cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh…

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em – Dấu hiệu và cách chữa

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan bài tiết như thận,…

Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),... Tuy nhiên,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua