Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành. Có rất đa dạng nguyên nhân gây ra như thiếu chất, dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, ung thư, nhiễm khuẩn, virus, thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, stress… Tùy theo từng trường hợp sẽ có hướng điều trị cụ thể để phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng. 

Khô môi và nhiệt miệng
Khô môi và nhiệt miệng là 2 vấn đề sức khỏe phổ biến có mối liên hệ mật thiết với nhau

Mối liên hệ giữa chứng khô môi và nhiệt miệng là gì? 

Khô môi là tình trạng niêm mạc môi khô ráp, bong tróc, thậm chí nứt nẻ chảy máu. Còn nhiệt miệng là sự xuất hiện của một vết loét nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm, niêm mạc tại môi, má, dưới lưỡi hoặc trên nướu và gây đau rát khi ăn, nói chuyện. Mặc dù đây là 2 vấn đề sức khỏe khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết. Trong đó, người bị nhiệt miệng ở môi hay viêm loét niêm mạc miệng sẽ có đi kèm theo triệu chứng khô môi. 

Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát và gây khó khăn cho việc ăn uống, giao tiếp. Với những trường hợp nhiệt miệng nhẹ, khô môi ít chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu khô môi, nhiệt miệng kéo dài không khỏi có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như:

  • Biến chứng nhiễm trùng niêm mạc môi, áp xe trong miệng, áp xe ngoài mặt; 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc, viêm mô tế bào lan tỏa… và nghiêm trọng nhất là áp xe não, nhiễm trùng não đe dọa đến tính mạng. 

Thực chất, rất khó để biết được dấu hiệu khô môi và nhiệt miệng có nguy hiểm hay không trong giai đoạn sớm. Tuy nhiên, để cải thiện hiệu quả tình trạng này cũng như ngăn chặn các biến chứng do bệnh lý nguy hiểm gây ra, người bệnh cần chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị, theo dõi sát sao. 

Nguyên nhân gây khô môi và nhiệt miệng 

Có rất đa dạng nguyên nhân gây ra chứng khô môi và bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến những nguyên nhân có liên quan đến cả hai tình trạng này. Cụ thể như:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, nhiều chất béo, nhiều đường, thực phẩm chứa chất bảo quản, chất gluten, chất axit… đều có thể gây khô miệng, khô môi và hình thành tổn thương nhiệt miệng. 
  • Thiếu chất: Thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn không đáp ứng bổ sung đủ các chất như vitamin B, acid folic, sắt, kẽm… chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khô môi và nhiệt miệng. Biểu hiện dễ thấy nhất là đôi môi khô khốc, sưng phù, bong tróc, nứt nẻ kèm theo các vết loét nhỏ đau rát trên niêm mạc môi. 
  • Nhiễm vi khuẩn, virus, nấm: Có rất nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus, nấm trong khoang miệng và phát sinh triệu chứng khô môi và nhiệt miệng. Tình trạng này thường liên quan đến các loại như virus Herpes, vi khuẩn Helicobacter pylori và nấm Candida albicans..
  • Tổn thương khoang miệng: Những tổn thương trong khoang miệng thường xuất phát từ những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt như vô tình cắn trúng niêm mạc môi, miệng, ăn thực phẩm cứng, đánh răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa hoạt chất bào mòn…
Khô môi và nhiệt miệng
Các tổn thương trong khoang miệng trong ăn uống, sinh hoạt phát sinh viêm nhiễm gây ra nhiệt miệng, khô môi
  • Thiếu nước gây nóng trong người: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô môi và nhiệt miệng chính là thiếu nước, mất nước. Không chỉ riêng khô môi hay hình thành các đốm loét miệng trên môi, tình trạng mất nước kéo dài còn là tác nhân gây ra hàng loạt các vấn đề suy giảm chức năng sinh học trong cơ thể. 
  • Stress kéo dài: Căng thẳng quá mức trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu kém và gây ra khô môi, nổi nhiệt miệng dai dẳng. 
  • Yếu tố nội tiết: Rối loạn nội tiết tố gây khô môi và nhiệt miệng thường được thể hiện rõ ở chị em phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, độ tuổi mãn kinh hoặc sau khi sinh con.
  • Do các bệnh lý: Ngoài các nguyên nhân khởi phát thì khô môi và nhiệt miệng cũng được xem là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý như: 
    • Các bệnh lý về răng miệng: Có thể kể đến như viêm tuyến nước bọt, viêm đường hô hấp trên, các bệnh về răng nướu như sâu răng, viêm nướu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng… 
    • Suy giảm chức năng gan: Chức năng lọc thải khử độc của gan suy yếu (chủ yếu là các chất độc hại từ kim loại nặng như chì, Asen…) khiến chúng tích tụ tại niêm mạc môi, miệng. Theo thời gian, lượng độc tố ngày càng nhiều, phát sinh các ổ hoại tử, sau đó vỡ ra thành vết loét nhiệt miệng, gây khô môi, khô miệng.
    • Dấu hiệu của ung thư miệng: Khô môi, nhiệt miệng cùng nhiều triệu chứng khác như môi bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, sưng vùng họng… đều là những dấu hiệu sớm của ung thư miệng. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp bị ung thư miệng được phát hiện ở giai đoạn này do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm loét miệng. 

Bị khô môi và nhiệt miệng cần làm gì để khắc phục?

Tùy nguyên nhân cụ thể gây khô môi và nhiệt miệng cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Đối với các trường hợp khô môi và nhiệt miệng do các yếu tố khởi phát thì cách xử lý không quá phức tạp. Tuy nhiên, ngược lại với các trường hợp khô môi và nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh lý bắt buộc phải can thiệp điều trị dựa theo nguyên nhân để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. 

Dưới đây là một số biện pháp điều trị khô môi và nhiệt miệng phổ biến:

1. Cách giảm khô môi và nhiệt miệng tại nhà

Tình trạng khô môi và nhiệt miệng cùng các triệu chứng liên quan khác có thể nhanh chóng được kiểm soát khi bạn thực hiện các biện pháp đơn giản sau:

Khô môi và nhiệt miệng
Súc miệng nước muối là mẹo giảm khô môi, nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
  • Súc miệng nước muối: Nước muối pha loãng có đặc tính sát khuẩn cao, vừa có khả năng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng vừa giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết loét nhiệt miệng, giảm khô môi hiệu quả. 
  • Dưỡng ẩm môi: Môi là bộ phận không chứa tuyến dầu nên rất dễ khô ráp, đặc biệt mức độ khô càng nặng hơn khi xuất hiện cùng thời điểm với tình trạng nhiệt miệng. Lúc này, bạn nên thường xuyên sử dụng gel dưỡng ẩm môi. Chú ý chọn loại gel, son dưỡng ẩm phù hợp, chiết xuất organic là tốt nhất và test thử trước để tránh gây châm chích, bỏng rát. 
  • Uống nhiều nước: Khô môi và nhiệt miệng kèm theo hoa mắt, chóng mặt, váng đầu cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu nước. Do đó hãy chú ý uống nhiều nước, ít nhất từ 1.5 – 2 lít nước/ ngày hoặc nhiều hơn đối với những người vận động, làm việc dưới thời tiết nắng nóng. 
  • Dùng máy phun sương tạo ẩm: Điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ tại không gian sống, nơi làm việc sẽ giúp đôi môi của bạn bớt khô hơn và giảm thiểu kích ứng đến vết loét nhiệt miệng. 
  • Ăn các loại rau có tính mát: Khi đang bị nhiệt miệng và khô môi nên tăng cường dùng nhiều loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau diếp cá, rau tần ô, mồng tơi… Đây đều là những loại rau có tính mát, giúp xoa cảm giác nóng rát, đau nhức do nhiệt miệng và giảm khô môi hiệu quả. 

2. Áp dụng các mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng khô môi và nhiệt miệng như:

  • Súc miệng bằng nước cốt dừa: Trong nước cốt dừa chứa đa dạng các hoạt chất vừa giúp diệt khuẩn vừa giúp dưỡng ẩm niêm mạc môi, miệng. Chỉ cần thực hiện súc miệng thường xuyên bằng nước cốt dừa sẽ giúp cải thiện nhanh chóng mức độ khô môi và nhiệt miệng . 
  • Dùng mật ong: Những người thường xuyên khô môi, nổi nhiệt miệng nên sử dụng mật ong nhiều hơn. Trong mật ong chứa các chất với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, ức chế nhiễm trùng. Đồng thời, bôi mật ong lên vết loét nhiệt miệng và đôi môi giúp xoa dịu cảm giác đau rát và dưỡng ẩm môi, giảm bong tróc, nứt nẻ. 
Khô môi và nhiệt miệng
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên vừa giúp sát trùng vết loét nhiệt miệng, giảm đau rát vừa dưỡng ẩm giảm khô môi
  • Nha đam: Trong nha đam chứa rất giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt với khả năng chống viêm, chống oxy hóa và làm lành vết thương hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những người đang bị khô môi và nhiệt miệng. Mỗi ngày dùng nước cốt nha đam bôi lên môi và vết nhiệt miệng sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng này sau một thời gian sử dụng. 
  • Sữa chua: Để lấy lại đôi môi căng mọng và hết nhiệt miệng bạn không nên bỏ qua nguyên liệu sữa chua. Để sử dụng sữa chua đạt hiệu quả cao, bạn có thể kết hợp với mật ong, sữa chua không đường và bột yến mạch, sau đó bôi hỗn hợp này lên môi và vết nhiệt miệng trên môi. Ngoài ra, ăn sữa chua mỗi ngày cũng là một cách giúp giảm đau rát do nhiệt miệng và thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn. 
  • Ngậm chất chát: Chất chát có trong một số loại dược liệu như trà xanh, trà khô, vỏ xoài, quả sung, húng chanh, bạc hà… giúp tăng khả năng kháng khuẩn, giảm nhiệt miệng, tăng tiết nước bọt, hạn chế khô miệng, hôi miệng… 

3. Dùng thuốc không kê đơn

Nhiệt miệng khô môi mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái khi ăn uống, đau rát, khó chịu, giảm vị giác… Càng kéo dài càng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ mất tập trung và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc. 

Và để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc bôi như:

  • Thuốc trị nhiệt miệng không kê đơn thường là các loại thuốc có chứa thành phần Triamcinolone acetonide hoặc amlexanox (aphthasol) kết hợp gel lidocaine 2% có tác dụng xoa dịu vết loét miệng và thúc đẩy quá trình tự chữa lành. 
  • Đối với tình trạng nóng trong người có thể dùng các sản phẩm dạng sủi chẳng hạn như Sensacool giúp giảm nhiệt miệng nhanh chóng.
Khô môi và nhiệt miệng
Nhóm thuốc bôi không kê đơn có tác dụng giảm đau nhiệt miệng, khô môi và hỗ trợ làm lành vết loét

Ngoài các loại thuốc không kê đơn dạng bôi, nếu nguyên nhân gây khô môi nhiệt miệng là do nhiễm khuẩn, virus, nấm hoặc biến chứng áp xe sẽ được kê toa các nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh… theo phác đồ phù hợp để chấm dứt nhiễm trùng và các triệu chứng đi kèm. 

Ngoài ra, nếu trường hợp khô môi, nhiệt miệng là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng…) cần được xử lý điều trị bằng các thủ thuật nha khoa như hàn trám răng, bọc sứ, chữa tủy… 

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa khô môi và nhiệt miệng hiệu quả

Để hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng khô môi, nhiệt miệng cũng như phòng ngừa tái phát dài lâu, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh. 

Khô môi và nhiệt miệng
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất từ rau xanh, trái cây có tính mát

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng vào mùa hè nóng bức. Đây chính là yếu tố hàng đầu gây nóng trong người, phát sinh nhiệt miệng, khô môi, nổi mụn…
  • Tránh dùng thực phẩm thô cứng, sắc nhọn, chiên xào nhiều dầu mỡ… 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt, mát gan như cải xanh, bí xanh, rau dền, bí đao… 
  • thực phẩm giàu vitamin C trong cam, quýt, kiwi, đu đủ, dâu tây… 
  • Uống nhiều nước hàng ngày, ít nhất 1.5 – 2 lít nước. 
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống chứa chất kích thích, chất axit, caffein, cồn… 

Chế độ sinh hoạt

  • Vệ sinh khoang miệng đúng cách và thường xuyên. Chải răng đúng kỹ thuật, dùng bàn chải có đầu lông mềm và chú ý không dùng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate – hoạt chất kích thích vết nhiệt miệng, gây khô môi. 
  • Súc miệng nước muối 2 lần/ ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng, kẽ răng phát sinh viêm nhiễm.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh stress, căng thẳng quá mức để tránh làm suy yếu miễn dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm gây nhiệt miệng, khô môi. 
  • Thăm khám ngay khi cần thiết hoặc định kỳ khám sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và điều trị kịp thời. 

Bản chất của khô môi, nhiệt miệng không quá nguy hiểm và dễ dàng được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe, người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được theo dõi và can thiệp điều trị khi cần thiết. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu nước, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của…
Cần thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng khát nước thường xảy ra khi thời tiết nóng nực, ăn nhiều thức ăn mặn, ít uống nước…

Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe

Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng…

Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Khô Miệng Người Mệt Mỏi Là Bị Gì? Biện Pháp Xử Lý

Mệt mỏi khô miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua