Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, do ăn đồ quá nóng gây bỏng lưỡi… Bên cạnh đó, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một bệnh lý nào đó như nấm lưỡi, viêm gai lưỡi, tiểu đường… 

Nguyên nhân gây rát lưỡi khô miệng thường gặp

Khi bị khô miệng rát lưỡi, nhiều người thường chủ quan, cho đây chỉ là một dấu hiệu thoáng qua, sẽ nhanh chóng biến mất và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khô miệng rát lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nếu không được thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra
Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lưỡi rát, miệng bị khô khó chịu là bị gì thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: 

1. Khô miệng rát lưỡi do tác nhân bên ngoài

Tình trạng khô miệng rát lưỡi có thể xảy ra do một số tác nhân bên ngoài gây ra. Đa số các tác nhân này là nguyên nhân gây rát lưỡi, có thể kể đến như:

  • Ngậm nước muối đậm đặc trong miệng quá lâu, quá thường xuyên
  • Cạo bựa lưỡi nhiều lần trong ngày khiến lưỡi bị tổn thương, ít uống nước
  • Ăn nhiều mía hoặc quá nhiều dứa, đặc biệt, trong dứa có chứa bromelain, một enzyme tiêu hóa có thể gây rát lưỡi khi tiếp xúc niêm mạc lưỡi
  • Rát lưỡi, khô miệng do ăn hoặc uống thực phẩm, đồ uống quá nóng gây bỏng lưỡi…
  • Do tác dụng phụ của thuốc làm giảm tiết nước bọt. Các thuốc có thể gây ra hiện tượng này thường là thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu hoặc một số thuốc kháng như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… 
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng này như cắn trúng lưỡi, thường xuyên sử dụng thức ăn quá nóng và quá mặn, ăn nhiều đồ ngọt, đồ chua…

Các tác nhân bên ngoài đã đề cập chủ yếu gây ra rát lưỡi. Chúng chỉ khiến bạn bị khô miệng, rát lưỡi nếu miệng bạn đã bị khô từ trước đó. 

2. Khô miệng rát lưỡi do các yếu tố bên trong

Hiện tượng miệng khô, lưỡi rát cũng thường đến từ các tác động bên trong cơ thể. Những tác động từ bên trong có thể gây khô miệng có thể kể đến như:

  • Suy giảm nội tiết tố nữ: Khi bị suy giảm nội tiết tố, các hormone thay đổi dẫn đến sự thay đổi rõ rệt của lượng nước bọt trong miệng. Khi lượng nước bọt ít đi, niêm mạc miệng và lưỡi dễ bị kích ứng, gây ra tình trạng khô miệng, đau rát, khó chịu khi ăn uống. Các dấu hiệu khác có thể kể đến như cơ thể ra nhiều mồ hôi, bị đau đầu thường xuyên, khó ngủ, mất ngủ, cân nặng thay đổi, cơ thể mệt mỏi… 
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thiếu cân đối có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng rát lưỡi cho bạn. Thông thường, hiện tượng này có liên quan mật thiết đến việc thiếu kẽm, sắt và nhất là các vitamin B12. Các dấu hiệu thiếu vitamin B12 có thể kể đến như sưng viêm lưỡi, chán ăn, suy nhược, mệt mỏi, khó thở, tê bì tay chân, giảm thị lực… 
  • Do dị ứng: Chứng khô miệng, lưỡi đau rát có thể là dấu hiệu của việc dị ứng thức ăn hoặc các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng. Các phản ứng dị ứng khác có thể xảy ra như sưng lưỡi, rát lưỡi, ngứa cổ họng, khó chịu ở niêm mạc miệng, lưỡi đỏ rát, miệng khô… 
  • Mất nước: Mất nước rất dễ xảy ra, nhất là ở những người bị tiêu chảy nghiêm trọng, sốt cao, suy thận, sử dụng một số thuốc điều trị hoặc vận động, làm việc dưới thời tiết nắng nóng… Các triệu chứng thường gặp là khô miệng, đau miệng, rát lưỡi, tiểu ít, đánh trống ngực, yếu cơ, da khô, chóng mặt… 
  • Nguyên nhân khác: Tình trạng khô miệng, rát lưỡi cũng thường xuất hiện có liên quan đến chứng thiếu máu, tăng canxi máu, do thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá… 

3. Khô miệng do bệnh lý 

Nếu tình trạng miệng khô, lưỡi đau rát khó chịu do các tác nhân bên ngoài thì thường không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, kèm theo nhiều triệu chứng khác thì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào đó. Nếu bạn đang băn khoăn không biết khô miệng rát lưỡi là bệnh gì thì có thể tham khảo một số bệnh lý dưới đây:

Chứng khô miệng nghiêm trọng

Chứng khô miệng xảy ra khi thiếu nước bọt, làm các vùng da trong và xung quanh miệng trở nên khô khốc, môi nứt nẻ khó chịu, lưỡi khô, sần sùi, đau rát khi nuốt hoặc nói chuyện. Chứng khô miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan đến bệnh lý về răng miệng, do tác dụng phụ của thuốc hoặc các thói quen xấu trong lối sống…

Bạn sẽ rất dễ bị rát, đau ở lưỡi nếu mắc chứng khô miệng nghiêm trọng
Bạn sẽ rất dễ bị rát, đau ở lưỡi nếu mắc chứng khô miệng nghiêm trọng

Triệu chứng:

  • Giảm tiết nước bọt ở niêm mạc miệng, lưỡi
  • Miệng có cảm giác khô khó chịu
  • Lưỡi rát, sưng đỏ, đôi khi có thể chảy máu
  • Môi khô, nứt nẻ, răng ố vàng, nướu khó chịu…

Viêm gai lưỡi

Viêm gai lưỡi là tình trạng xuất hiện các vùng sưng đỏ hoặc có màu trắng lốm đốm trên bề mặt lưỡi khiến gai lưỡi lồi lên trên rõ rệt. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ em hoặc người có sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch kém… 

Triệu chứng: 

  • Miệng khô, khó chịu 
  • Lưỡi có cảm giác nóng rát
  • Các gai lưỡi đỏ ửng, sưng lên thành cục nhỏ
  • Có thể có các nấm trắng trên lưỡi… 

Khô miệng rát lưỡi do nấm lưỡi

Nấm lưỡi còn được gọi là nấm miệng, xảy ra khi nấm Candida phát triển quá mức gây bệnh trong miệng, hai má trong hoặc lưỡi, có thể lan ra vòm miệng, họng… Bệnh thường xảy ra do suy giảm miễn dịch, vệ sinh miệng không sạch sẽ, trẻ nhỏ hay ăn bánh kẹo mà không vệ sinh răng miệng…

Triệu chứng: 

  • Có cảm giác nóng rát vùng lưỡi
  • Lưỡi xuất hiện các mảng có màu trắng kem loang lổ
  • Khô miệng, đau nhức, đau rát khi nuốt nước bọt
  • Khó nuốt, khó chịu khi ăn đồ cứng, cay, nóng
  • Chảy máu lưỡi, khô lưỡi, miệng có mùi hôi

Ở trẻ nhỏ thường có các triệu chứng điểm hình như đầu lưỡi nhỏ, lưỡi có hình như bản đồ, bé bỏ bú, quấy khóc liên tục, bé bú làm đầu vú mẹ bị nhiễm nấm gây đau, ngứa, khó chịu, bong da trên đầu núm vú… 

Viêm lưỡi bản đồ 

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh thường gặp, không lây nhiễm. Đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến các yếu tố như thiếu hụt vitamin, dị ứng, tăng nội tiết tố, mắc bệnh tiểu đường, vảy nến…

Viêm lưỡi bản đồ cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng rát lưỡi
Viêm lưỡi bản đồ cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng rát lưỡi

Triệu chứng: 

  • Lưỡi xuất hiện các mảng đỏ được bao quanh bởi viền xám hoặc trắng
  • Mặt trong của mảng đỏ không thấy gai lưỡi, mịn và rõ nét hơn xung quanh
  • Lưỡi hay có cảm giác bỏng rát, ngứa ran, đau nhói, nhất là khi ăn
  • Đôi khi có các mảng đỏ ở niêm mạc má, lợi hoặc niêm mạc vòm miệng… 

Do các bệnh tự miễn 

Các bệnh tự miễn cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng khô miệng rát lưỡi, phổ biến nhất là hội chứng Sjogren. Đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi rối loạn chức năng của các tuyến ngoại tiết. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ trung niên và là bệnh không lây nhiễm.

Triệu chứng: 

  • Giảm tiết nước bọt, khô miệng, rát lưỡi, khó nuốt, khó nói chuyện
  • Khô môi, khô mũi, khô da và âm đạo
  • Mệt mỏi, thở gấp, sốt, to tuyến mang tai
  • Viêm mí mắt, giảm tiết nước mắt, không chảy nước mắt khi khóc
  • Mất khứu giác, vị giác, đau dạ dày, sưng hạch bạch huyết… 

Khô miệng rát lưỡi do bệnh lý khác 

Tình trạng khô miệng rát lưỡi cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: 

  • Nhiễm trùng tuyến nước bọt: Còn được gọi là viêm tuyến nước bọt, xảy ra do tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn, do vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Coliform, Streptococci… gây ra. Các triệu chứng đặc trưng là khô miệng, rát lưỡi, đau khi mở miệng, miệng có mùi hôi, trong miệng có mủ, đau mặt, hàm hoặc cổ bị sưng lên… 
  •  Ung thư lưỡi giai đoạn đầu: Là bệnh lý nghiêm trọng, khá giống với bệnh nhiệt lưỡi. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khô miệng, đau rát lưỡi, xuất hiện các vết lở loét khó lành trên lưỡi…
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường là một trong những bệnh gây khô miệng rất thường gặp. Bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khô miệng, rát lưỡi, tiểu nhiều thường xuyên, người mệt mỏi, sụt cân, hay đói dù ăn nhiều… 

Cách xử lý khắc phục khi bị khô miệng rát lưỡi

Có thể thấy, tình trạng khô miệng rát lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan đến các bệnh lý như viêm gai lưỡi, viêm tuyến nước bọt, tiểu đường, nấm lưỡi… Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng cách xử lý dưới đây:

1. Cách trị bệnh khô miệng tạm thời 

Nếu tình trạng khô miệng, lưỡi đau rát, khó chịu của bạn chỉ mới xuất hiện, không quá nghiêm trọng, không có thêm các triệu chứng bất thường khác thì có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tạm thời dưới đây. Đây là những mẹo giúp giảm đau rát, khó chịu ở lưỡi, miệng giúp cải thiện cảm giác tạm thời. Có thể kể đến như:

  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có chứa axit béo, có khả năng làm dịu niêm mạc miệng, lưỡi. Từ đó cải thiện phần nào tình trạng đau rát, kích ứng ở miệng và lưỡi. Dầu dừa cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, rất tốt cho trường hợp bị nấm lưỡi. Bạn chỉ cần lấy một ít dầu dừa ngậm trong miệng 4 – 6 phút, đảo đều rồi nhổ ra, súc lại miệng bằng nước sạch. 
  • Dùng nha đam: Nha đam còn được gọi là lô hội, có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, có thể bảo vệ niêm mạc, làm dịu các tổn thương trong miệng. Bạn có thể lấy 1 nhánh nha đam tươi, lột bỏ vỏ ngoài, lấy phần gel nghiền hoặc ép lấy nước. Sử dụng nước nha đam để súc miệng nhằm giảm khô miệng, khó chịu. 
Nha đam có tác dụng bảo vệ và làm dịu niêm mạc miệng lưỡi
Nha đam có tác dụng bảo vệ và làm dịu niêm mạc miệng lưỡi
  • Dùng nước bọt nhân tạo: Sử dụng nước bọt nhân tạo là giải pháp thường được áp dụng để cải thiện tình trạng giảm tiết nước bọt. Có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm kích thích, giúp quá trình nói chuyện, ăn uống được thuận lợi hơn. Nước bọt nhân tạo gồm nhiều dạng như viên nén hòa tan, gel, nước súc miệng, xịt miệng… 

2. Thăm khám bác sĩ

Nếu triệu chứng khô miệng rát lưỡi không xuất hiện đơn lẻ mà kèm theo nhiều triệu chứng khác hoặc kéo dài thì lúc này bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Trước khi thăm khám, nên liệt kê đầy đủ các triệu chứng bất thường mà mình gặp phải, thời gian xuất hiện để thuận tiện cho quá trình thăm khám. 

Phương pháp chẩn đoán

Khô miệng có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố, là dấu hiệu quả nhiều bệnh lý. Việc chẩn đoán phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp nhằm đưa ra kết quả chính xác để có biện pháp điều trị hiệu quả. Một số kỹ thuật thường được sử dụng để chẩn đoán có thể kể đến như:

  • Thăm khám lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được hỏi về các triệu chứng gặp phải. Sau đó, thăm khám thông qua việc quan sát các tổn thương ở lưỡi, miệng, nướu, răng và khoang vùng bệnh.
  • Tiến hành các xét nghiệm cần thiết: Các xét nghiệm có thể được chỉ định nhằm chẩn đoán khô miệng rát lưỡi có liên quan đến bệnh gì là xét nghiệm máu, nước bọt, sinh thiết, chụp X quang, CT… 

Từ các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ xác định chính xác nhất vấn đề mà bạn đang gặp phải. Nếu có liên quan đến bệnh lý thì sẽ được chỉ định các thuốc điều trị hoặc phương pháp điều trị theo phác đồ phù hợp. 

Biện pháp điều trị

Có rất nhiều cách trị khô miệng rát lưỡi, tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và loại bệnh mà có các phương pháp điều trị khắc phục phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến, thường gặp có thể kể đến như:

  • Đối với chứng khô miệng: Điều trị nguyên nhân, loại bỏ tác nhân, sử dụng thuốc Cholinergic, chất thay thế nước bọt, chăm sóc nha khoa, vệ sinh răng miệng… 
  • Đối với bệnh viêm gai lưỡi: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, corticoid tại chỗ, bổ sung vitamin khoáng chất kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. 
  • Đối với bệnh nấm lưỡi: Sử dụng thuốc chống nấm, thuốc súc miệng kết hợp cùng biện pháp chăm sóc và phòng ngừa.
  • Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt: Thường được điều trị bằng kháng sinh chống tụ cầu và các biện pháp tại chỗ như massage tuyến nước bọt, kích thích tăng dòng chảy nước bọt… 

Cách phòng ngừa và chăm sóc khi bị khô miệng rát lưỡi 

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị chuyên khoa, để tăng hiệu quả của quá trình điều trị, ngăn ngừa tái phát, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc, phòng ngừa dưới đây:

1. Uống đủ lượng nước cần thiết

Uống đủ nước không chỉ giúp cải thiện tình trạng khô miệng, rát lưỡi mà còn cung cấp đủ nước cho các hoạt động của cơ thể. Uống nước giúp thải độc tế bào, điều hòa nhiệt độ, làm sạch phổi, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể… Không chỉ vậy, uống đủ nước cũng giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Uống nhiều nước để phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô miệng
Uống nhiều nước để phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô miệng

Thông thường, lượng nước đủ cho một người trưởng thành là từ 1.5 – 2 lít nước, tương đương với 8 cốc nước. Tùy vào thể trạng mà lượng nước mỗi người cần sử dụng là không giống nhau. Bên cạnh nước lọc thì có thể sử dụng trà thảo dược, nước dừa, sữa chua… 

2. Các phương pháp giảm khô miệng 

Nếu bạn uống đủ nước mà vẫn bị khô miệng thì có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện hiện tượng khô miệng, rát lưỡi mà mình gặp phải bằng cách:

  • Ngậm kẹo không đường: Có thể là viên ngậm thông cổ, kẹo không đường, kẹo ngậm trị ho nhằm giúp làm tăng tiết nước bọt, giảm khô miệng trong thời gian ngắn. Không dùng kẹo có đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kẹo cao su không đường: Kẹo cao su không đường được đánh giá cao trong hiệu quả kích thích tăng tiết nước bọt, làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng và làm sạch miệng. Thường được sử dụng để giảm khô miệng và các bệnh lý về răng miệng khác. 
  • Sử dụng máy tạo ẩm cho không khí: Không khí hanh khô, thiếu ẩm cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng khô miệng. Do đó, bạn nên sử dụng máy tạo ẩm, đặc biệt là vào ban đêm khi thời tiết hanh khô hoặc thường xuyên dùng máy lạnh. 

3. Chú trọng chăm sóc răng miệng 

Như đã đề cập, khô miệng rát lưỡi có liên quan mật thiết đến các vấn đề về răng miệng. Vì vậy, chú trọng hơn vào việc chăm sóc răng miệng là phương pháp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa khô miệng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua:

  • Chăm sóc răng miệng, chải răng cần thận, nên chải răng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn 30 phút. Mỗi lần chải răng từ khoảng 3 – 5 phút, xoay tròn bàn chải để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Chọn loại bàn chải phù hợp, khi dùng bàn chải, nên đặt một góc nghiêng khoảng 45 độ. Có thể tham khảo các loại kem đánh răng có chứa fluoride để nâng cao sức khỏe răng miệng.
  • Trong quá trình chăm sóc răng miệng, nên kết hợp làm sạch răng, loại bỏ mảng bám với nước súc miệng và chỉ nha khoa. Khi bị khô miệng thì nên dùng nước súc miệng có chứa xylitol, tránh có loại có chứa cồn để hạn chế khô miệng. 

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, cải thiện các vấn đề mà cơ thể gặp phải. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị khô miệng, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12, nên tăng bổ sung qua các thực phẩm giàu vitamin B12 như men dinh dưỡng, gan động vật, ngao, thịt bò, cá hồi, cá mòi…
  • Chế độ ăn nên đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, thức ăn dai, khô cứng, thức ăn chứa nhiều đường, nhiều muối, quá cay, quá mặn… 

5. Điều chỉnh thói quen, lối sống

Một số thói quen xấu có thể khiến tình trạng khô miệng rát lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, chúng ta cần:

  • Hạn chế hít thở bằng miệng, nhất là khi ngủ vì thở bằng miệng rất dễ làm giảm tiết nước bọt, gây ra hiện tượng miệng khô, lưỡi đau rát, khó nuốt. 
  • Nếu có hút thuốc lá, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen này vì thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng kéo dài
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, nước ngọt có gas và các loại thức uống chứa caffeine để tránh gây mất nước, làm chứng khô miệng kéo dài khó trị hơn. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc khô miệng rát lưỡi là bị gì, có nguy hiểm không. Hiện tượng miệng khô rát khó chịu có thể liên quan đến bệnh lý. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu nước, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của…
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Khô Miệng Người Mệt Mỏi Là Bị Gì? Biện Pháp Xử Lý

Mệt mỏi khô miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,…

Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể…

Khô miệng Bị Khô Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Bị khô miệng (chứng hôi miệng) xảy ra khi hoạt động tuyến nước bọt bị rối loạn. Tình trạng này…

Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Bình luận (1)

  1. Đào Thị Hoài
    Đào Thị Hoài says: Trả lời

    Bác sĩ ơi cho e hỏi e bị khô môi , với cảm giác rát lưỡi ,khô miệng với khô họng mặc dù miệng em vẫn có nước bọt, e phải uống nước liên tục để cảm giác hết khát, nhưng có uống bao nhiêu nước cũng k hết khát , e khó nói nói chuyện nữa , rất khó mở miệng nói chuyện,e hay đi tiểu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng mệt trong người , bác sĩ cho e hỏi e bị làm sao ạ .

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua