VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Khô khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Khô khớp gối là tình trạng thiếu chất nhầy khiến cho việc đi lại và vận động trở nên khó khăn. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tuổi tác, chấn thương hay các bệnh lý ở khớp gối. Bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân có thể được đề nghị tiêm dịch trực tiếp vào trong khớp gối để giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động.

Bệnh khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối là hiện tượng chất nhầy trong khớp không được sản sinh hoặc tiết ra ít không đủ để khớp gối được bôi trơn và vận động bình thường. Điều này gây khó khăn cho việc co duỗi đầu gối và có thể khiến người bệnh bị đau mỗi khi đi lại. Một số trường hợp còn có cảm giác khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi vận động.

Khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối là tình trạng thiếu dịch trong khớp khiến việc đi lại trở nên khó khăn

Khớp gối là một khớp lớn nắm giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động di chuyển của cơ thể. Khớp này được hợp thành bởi 3 xương gồm xương chày, xương bánh chè và xương đùi. Bao bọc, bảo vệ quanh các đầu xương là một lớp sụn mỏng. Hệ thống gân – cơ – dây chằng đảm nhận chức năng co duỗi đầu gối, giảm thiểu áp lực từ trọng lượng cơ thể đè lên khớp gối. Ngoài ra còn có bao hoạt dịch là một cấu trúc mềm đảm nhận chức năng sản xuất dịch nhầy để nuôi dưỡng khớp, bôi trơn lớp sụn, làm giảm lực ma sát giữa các đầu xương, tạo điều kiện cho mọi hoạt động ở khớp gối diễn ra được trơn tru và ngăn ngừa chấn thương cho đầu gối.

Ở người khỏe mạnh, lượng dịch trong khớp gối thường được duy trì ở mức 2ml. Acid hyaluronic là thành phần chính có trong dịch khớp được tổng hợp bởi các mô sụn, chiếm hàm lượng khoảng 2,5 – 4,0mg/ml dịch. Khi khớp gối chịu áp lực nhẹ thì Acid hyaluronic hoạt động tương tự như một loại dầu bôi trơn, giảm ma sát cho các đầu xương. Ngược lại, với một lực tác động lớn hơn, chất này lại phát huy tính chất đàn hồi, giảm sóc cho khớp, giảm nguy cơ bị tổn thương khớp.

Ở người bị khô khớp gối, lượng dịch nhầy trong khớp ít hơn so với bình thường hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hiện tượng giảm độ nhớt trong khớp, lớp sụn bao bọc quanh đầu xương không được bảo vệ nên có tốc độ hủy hoại nhanh hơn. Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc giảm chức năng vận động mà người bệnh còn phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối hay tàn phế suốt đời.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Nguyên nhân gây khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối xảy ra khi khớp giảm tiết dịch bôi trơn do sụn khớp hay xương dưới sụn bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như:

  • Chấn thương đầu gối: Các chấn thương ở đầu gối có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn xe cộ hoặc khi té ngã, va đập mạnh… Chúng khiến cho các mô sụn bị tổn thương dẫn đến khả năng tổng hợp dịch kém. Tình trạng này kéo dài lâu ngày khiến cho dịch trong khớp gối ngày càng giảm khiến cho khớp bị khô, khó vận động.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khô khớp gối. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, kiêng khem quá mức hoặc thường xuyên bỏ bữa khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, glucosamin, vitamin D hay collagen. Chúng đều rất cần thiết cho quá trình tái tạo các mô sụn và sản sinh dịch bôi trơn khớp gối.
  • Lạm dụng chất kích thích: Thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống nhiều bia rượu khiến cơ thể bị thất thoát canxi và mất nước, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh khô khớp gối.
  • Lao động nặng nhọc: Những người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác vật nặng rất dễ bị tổn thương khớp và làm giảm tiết dịch nhầy trong khớp gối.
  • Lớn tuổi: Nguy cơ bị khô khớp gối tăng dần theo tuổi tác. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người già, người cao tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Càng lớn tuổi thì lớp sụn trong khớp sẽ càng bị ăn mòn và khả năng sản xuất dịch bôi trơn cũng giảm.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa làm gia tăng áp lực lên khớp gối. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây tổn thương cho các mô sụn mà còn làm giảm tiết dịch.
  • Vận động không đúng cách: Hoạt động sai tư thế, ngồi nhiều, ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị khô khớp gối.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý về xương khớp: Chứng khô khớp có thể phát triển sau khi bạn gặp các vấn đề về xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, xơ khớp gối, rách sụn chêm hay viêm khớp dạng thấp…

Triệu chứng khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối tiến triển âm thần trong thời gian dài và thường không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài trong giai đoạn đầu. Đến khi lượng dịch khớp bị giảm nhiều và các đầu xương không còn được bôi trơn đầy đủ thì một số triệu chứng bất thường có thể xuất hiện rầm rộ.

Triệu chứng khô khớp gối
Sưng đau đầu gối là triệu chứng thường gặp khi bị khô khớp gối

Bạn có thể nhận diện bệnh khô khớp gối thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên bị đau nhức khớp gối. Cơn đau tăng lên khi vận động hoặc khi thay đổi tư thế
  • Trong thời gian đầu, người bệnh chỉ bị đau âm ỉ nhưng càng bị khô khớp nặng thì cơn đau càng kéo dài và trở nên dữ dội hơn. Cảm giác đau có thể xuất hiện cả vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ yên giấc.
  • Cứng khớp, khó vận động, co duỗi đầu gối hoặc đi lại.
  • Một số bệnh nhân bị mất cảm giác ở đầu gối
  • Khớp khối phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động do các đầu xương ma sát với nhau
  • Đầu gối sưng tấy, nóng đỏ do bị tổn thương.

Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?

Bên cạnh chức năng bôi trơn, giảm ma sát, dịch khớp còn có chức năng bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn. Chính vì vậy, tình trạng khô khớp kéo dài sẽ khiến cho khớp không được nuôi dưỡng tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho các mô sụn, xương dưới sụn bị hủy hoại nhanh hơn. Điều này không chỉ khiến cho khớp gối dễ bị chấn thương khi có va chạm mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề khác như:

  • Thoái hóa khớp gối
  • Viêm khớp gối
  • Biến dạng khớp
  • Tàn phế

Chẩn đoán khô khớp gối

Khi đến bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ trao đổi với bạn về các triệu chứng đang gặp phải, tiền sử bệnh lý, đồng thời thăm khám bên ngoài khớp kết hợp đánh giá chức năng vận động của đầu gối. 

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác cũng được thực hiện để chẩn đoán bệnh. Bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp X- quang
  • Siêu âm khớp gối
  • Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến viêm khớp gối, bệnh gout hay viêm khớp dạng.

Cách điều trị khô khớp gối

Để bảo tồn chức năng vận động của khớp, người bệnh nên tiến hành điều trị khô khớp gối càng sớm càng tốt. Căn bệnh này chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay tiêm chất nhờn cho khớp. Một số trường hợp bị nặng phải phẫu thuật.

1. Cách chữa khô khớp gối bằng phương pháp nội khoa

Bao gồm:

– Dùng thuốc bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Loại thuốc này có tác dụng chống sưng đỏ khớp gối và cắt đứt cơn đau một cách tạm thời. Do có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ nên dùng thuốc NSAIDs khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng quá mức hoặc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài liên tục.
  • Thuốc kích thích sản sinh dịch cho khớp
  • Thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine sulfate giúp tăng tiết dịch, hỗ trợ giảm đau khớp gối.
thuốc trị khô khớp gối
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị triệu chứng của khô khớp gối

Trong quá trình dùng thuốc điều trị khô khớp gối, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Tiêm chất nhờn cho khớp gối

Trường hợp bị khô khớp gối nặng gây đau nhiều, bệnh nhân có thể được bác sĩ đề nghị tiêm trực tiếp Hyaluronic Acid vào trong khớp gối. Đây là thành phần chính của dịch khớp, có chức năng bội trơn, giảm lực ma sát giữa các đầu xương, cải thiện phạm vi chuyển động cho khớp gối.

Việc tiêm chất nhờn cho khớp gối nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây ra một số biến chứng. Điển hình nhất là tình trạng teo cơ hay nhiễm trùng khớp gối. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế có bác sĩ giàu kinh nghiệm và đủ điều kiện để tiêm thuốc.

Vật lý trị liệu trị khô khớp gối:

Các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại, điện trị liệu… cũng được thực hiện cho một số đối tượng bị khô khớp gối. Chúng có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng vận động của khớp, tăng cường lưu thông máu và làm tăng tiết dịch nhầy giúp khớp gối vận động trơn tru hơn.

– Mẹo giảm đau, hỗ trợ điều trị khô khớp gối tại nhà

  • Mang nẹp cố định khớp gối nếu khớp có biểu hiện sưng, viêm hay chấn thương. Sử dụng nạng để hỗ trợ cho việc đi lại nếu cần thiết.
  • Dùng một túi nước nóng hay túi đá lạnh chườm vào bên đầu gối bị bệnh để giảm đau nhức khi bị khô khớp. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để xoa dịu cơn đau nhưng mỗi lần chườm lên cách nhau khoảng 2 tiếng.
  • Thường xuyên dùng tay hoặc nhờ người nhà xoa bóp, mát xa chân giúp kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng, chữa lành tổn thương trong khớp gối.
  • Nghỉ ngơi nhiều trong những ngày đầu gối bị đau nặng. Tuy nhiên, sau khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tránh bị teo cơ, cứng khớp.
  • Sử dụng các bài thuốc từ ngải cứu, lá lốt hay các thảo dược khác để hỗ trợ giảm đau, chống sưng viêm khớp và cải thiện các triệu chứng liên quan đến khô khớp gối.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất. Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh… Tránh các hoạt động nặng khiến khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị khô khớp gối bằng ngoại khoa

Phẫu thuật có thể được đề nghị cho các trường hợp bị khô khớp gối nặng, bệnh gây tổn thương hủy hoại lớp sụn nghiêm trọng hoặc người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Trong ca mổ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô sụn và tế bào xương bị tổn thương, ghép sụn tự thân hoặc nắn chỉnh để phục hồi cấu trúc và chức năng vận động cho khớp gối.

phẫu thuật điều trị khô khớp gối
Bệnh nhân bị khô khớp gối nặng có thể được đề nghị phẫu thuật

Phòng ngừa khô khớp gối

Mặc dù không thể giúp ngăn ngừa được bệnh khô khớp gối một cách tuyệt đối nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng các giải pháp sau:

  • Lao động vừa sức, sử dụng máy móc hay nhờ người hỗ trợ khi nâng vật nặng
  • Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Giảm cân nếu đang bị béo phì để giải phóng áp lực lên khớp gối.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D vào thực đơn để nâng cao sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ bị chấn thương cho khớp gối.
  • Tăng cường các thực phẩm có khả năng kích thích sản sinh dịch nhầy trong khớp như sụn, xương ống, bơ, các chế phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây giàu vitamin C…
  • Vận động đúng cách, điều trị triệt để các chấn thương hay bệnh lý ở khớp gối nếu có
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cà phê. Cai nghiện thuốc lá càng sớm càng tốt. Đây là những tác nhân có hại khiến nhiều người bị khô khớp gối.
  • Tắm với nước ấm giúp kích thích lưu thông máu đến khớp gối bị bệnh và làm thư giãn thần kinh. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 03:31 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:29 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Khô khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối là tình trạng thiếu chất nhầy khiến cho việc đi lại và vận động trở nên khó…

Khô khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh khô khớp gối ở người trẻ tuổi thường xảy ra sau khi bị chấn thương hoặc mắc các bệnh…

Người khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Tình trạng khô khớp gối có thể được khắc phục một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống…

Khô khớp háng là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Khô khớp háng là bệnh lý xảy ra khi dịch trong khớp tiết ra ít, không đủ bôi trơn và…

Các thuốc trị khô khớp phổ biến và cách sử dụng

Thuốc trị khô khớp có nhiều loại, bao gồm các thuốc có tác dụng làm tăng dịch nhầy và thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua